1. Lý do chọn đề tài
1.3.2. Kinh nghiệm của Hải Dương
Hải Dương từ khi tái lập đến nay, phong trào CD CCKT nông nghiệp đã sớm đi vào thực tiễn và thu được những thành tựu đáng khích lệ.
Với diện tích tự nhiên 1.648km2
. Dân số là 1.696.230 người với mật độ trung bình 1.029 người/km2. Toàn tỉnh gồm 12 đơn vị hành chính: TP Hải Dương và 11 huyện. Hải Dương nằm trong trung tâm châu thổ sông Hồng tiếp giáp với năm tỉnh và hai thành phố, đồng thời cũng là tỉnh nằm trong vùng tam giác phát triển kinh tế Hà Nội- Hải Phòng - Quảng Ninh. Hải Dương có hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ, đường thuỷ thuận lợi
(sông Hồng, sông Luộc...) chảy qua, tạo điều kiện cho Hải Dương - một mảnh đất phì nhiêu - rất thích hợp cho việc phát triển nông nghiệp (lúa, vải, đay, cói...). Hải Dương cũng là quê hương của tập đoàn cây vụ đông có giá trị cao. Bên cạnh đó, Hải Dương có nghề chăn nuôi khá phát triển với đàn gia súc khá phong phú, có quốc lộ 5 tuyến đường huyết mạch của các tỉnh Đông Bắc chạy qua rất thuận lợi cho Hải Dương thực hiện mở rộng thị trường, trao đổi hàng hoá nông sản.
Trong chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, UBND tỉnh đã phê duyệt nhiều đề án như: "hướng dẫn nông dân chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn", “chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi nhằm đạt giá trị sản xuất 36 triệu đồng/ha đất nông
nghiệp/ năm vào năm 2005 " và nhiều văn bản khác. Có thể nói, sau 7 năm tái
lập tỉnh, kinh tế của Hải Dương đã phát triển đáng kể. Cơ cấu công - nông - dịch vụ có bước chuyển dịch. Năm 1997, con số tương ứng là 36,6% - 35,4% - 28,0% đến năm 2003, 2004 là 41% - 30,5% - 28,5%. Từ đó cho thấy trong nông nghiệp đã có xu hướng giảm dần tỷ trọng trong cơ cấu chung là 4,1%. Bản thân cơ cấu nông nghiệp đã có sự chuyển dịch giảm dần tỷ trọng trồng trọt là 2,02% từ 72,22% (1997) giảm còn 70,2%. Tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng lên nhưng không đáng kể từ 26,32% (1997) lên 27,4% (2003, 2004). Ngành dịch vụ nông nghiệp cũng tăng từ 1,6 % (1997) lên 2, 4% (2003) [8].
Ngành trồng trọt đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm cây lương thực, tăng cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày, cây màu. Đó là xu hướng tích cực lành mạnh trong quá trình CDCCKT ở Hải Dương. Ngoài ra, Hải Dương có nhiều điển hình về CDCC cây trồng, đó là: Thạch Khôi (Gia Lộc) thực hiện mô hình chuyên canh sản xuất hành tây, tỏi tây rau giống giá trị đạt 177 tấn/ha. Mô hình luân canh một vụ chiêm xuân hai vụ mầu" là 47,5 ha với năng xuất đạt 6,9 tấn/ha/vụ, tiếp đó trồng dưa hè (dưa mật thế giới, dưa hắc nữ nhân) năng xuất bình quân 27,7 tấn/ha thu hoạch khoảng 41,5 triệu
đồng/ha. Sau đó lại canh tác cây vụ đông: cây hành tây, tỏi tây sớm thu được bình quân 57 triệu đồng/vụ vào khoảng 110 triệu đồng/ha/năm.
Mô hình ba luân canh: hai lúa và một mầu là 164 ha: hành tây tỏi tây chính vụ thu nhập bình quân 57 triệu đồng/ha/năm; 100 ha trồng rau xanh (bắp cải, xu hào, cải, củ) thu nhập bình quân 20 triệu đồng/ha. Như vậy, hệ số quay vòng ruộng đất bình quân 3,51 lần [2, tr.45].
Bên cạnh đó, xã Đức Chính đã biết sử dụng yếu tố tự nhiên kết hợp với sự lựa chọn giống cây thích hợp. Đó là chuyên canh cà rốt với diện tích 130 ha cho năng suất 1ha đạt hơn 30 tấn/vụ, thời gian canh tác 8 tháng, quay vòng được 2 vụ, bình quân năng suất cả năm là 60 tấn/ha. Thực hiện chiến lược sản xuất rau sạch với các tiêu chuẩn quy định của các tổ chức khoa học trong và ngoài nước nên cà rốt có giá từ 1.300đồng/kg đến 1.500 đồng/kg (cao 2000đồng) cho thu nhập 80 triệu đồng/ha. Như vậy, với 130 ha Đức Chính thu nhập hơn 10 tỷ đồng [2,tr.48,49].
Đối với ngành chăn nuôi: tỷ trọng chăn nuôi tăng từ 26,32% (1997) lên 27,4% (2003) trong đó sản lượng thuỷ sản 9.963 tấn (1997) lên 24.129 tấn (2003). Gia súc có số lượng 6.404.186 con (1997) tăng lên 9.447.056 (2003) nhưng đàn trâu giảm 16.813 con từ 41.473 (1997) xuống 24.660 con. Gia cầm tăng 2.263.692 con. Giá trị sản xuất lâm nghiệp là 19.888 triệu đồng với diện tích 9.049 ha từ đó đã đem lại giá trị sản xuất nông nghiệp lớn cho tỉnh Hải Dương [8].
- Về cơ cấu thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước vẫn giữ vị trí chủ đạo. Giá trị sản xuất của thành phần kinh tế nông nghiệp tăng lên đáng kể từ 42.483 triệu đồng (1997) lên 77.901 triệu đồng (2003) ( chủ yếu là các nông, lâm trường, trung tâm trạm trại, xí nghiệp, thuỷ lợi ...) Kinh tế ngoài nhà nước cũng được dần dần phát triển. Có tổng doanh thu tăng từ 2.459.163 triệu đồng (1997) lên 4.216.658 triệu đồng (2003). Các hợp tác xã Chuyên đã được thành
lập... Từ nghiên cứu CDCCKT nông nghiệp ở Hải Dương có thể rút ra kinh nghiệm sau đây:
+) Nhìn chung, trong điều kiện đất chật người đông mật độ trung bình 1.029 người/km2, Tỉnh Uỷ UBND Hải Dương đã có nhiều chính sách thực hiện CDCCKT. Tuy nhiên, sự CDCCKT nông nghiệp có tiến bộ nhưng còn chậm.
+) Đã thực hiện dồn thửa đổi vùng" chuyển từ sản xuất lương thực sang thả cá ở một số huyện kết quả đáng khả quan.
+) Chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã có sự chuyển biến theo hướng đa dạng hoá cây trồng: lúa, nhãn, vải, chè, lạc, cói....và cơ cấu mùa vụ, xoá dần độc canh cây lương thực tăng cường các cây công nghiệp ngắn ngày, hoa quả, cây đặc sản... chú trọng phát huy những thế mạnh của tỉnh như chăn nuôi thuỷ sản, đặc biệt là tôm, phát triển đàn bò, gia cầm, trồng vải (Thanh Hà) phục vụ cho thị trường trong tỉnh và xuất khẩu.
+) Đã hình thành một số vùng phát triển nông nghiệp tập trung.
+) Có chính sách khuyến khích kinh tế hộ và kinh tế tư nhân phát triển, tạo điều kiện để các hình thức kinh tế này mạnh dạn bỏ vốn đầu tư sản xuất nông nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu.
+) Kết hợp với việc sản xuất gắn chặt thị trường, chú trọng quảng bá sản phẩm, tích cực chuyển giao công nghệ tăng hệ số vòng quay của đất.