Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh hưng yên thực trạng và giải pháp luận văn ths kinh tế 5 02 01 pdf (Trang 39)

1. Lý do chọn đề tài

2.1.4.Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống

Thứ nhất, Hệ thống cơ sở trạm trại - dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp đã tạo điều kiện cung cấp về giống: giống gia súc và thuỷ sản, trung tâm truyền tinh nhân tạo lợn được đầu tư công nghệ tiên tiến, hiện đại đã được đưa vào sử dụng. Đây là nơi cung cấp chủ yếu các giống lợn, cá, lúa phục vụ phát triển trồng trọt và chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, Hưng Yên còn có các cơ sở dịch vụ cung ứng vật tư - kỹ thuật nông nghiệp như: Công ty vật tư nông nghiệp Hưng Yên, Công ty vật tư bảo vệ thực vật, Công ty cơ điện, Công ty ong và nhiều công ty thương mại, dịch vụ khác. Các mạng lưới khuyến nông ở các huyện thị (10 trạm) và các

xã... Tất cả các hệ thống này góp phần tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi ở Hưng Yên.

Thứ hai, Hệ thống thuỷ lợi của Hưng Yên khá phát triển, bao gồm công trình phòng chống lũ với tổng chiều dài 79,7km (tả sông Hồng và tả sông Luộc) và đê địa phương; sông Kim Sơn, Cửu An, Điện Biên, Tây Kẻ Sặt với tổng chiều dài 104,5km và nhiều tuyến đê khác...

Hệ thống công trình thuỷ nông gồm 415 trạm bơm với 978 máy bơm các loại, tổng lưu lượng đạt 1.544.500m3/h và hệ thống kênh mương dài hàng nghìn km. Trên địa bàn tỉnh có công trình đầu mối tưới lớn nhất của hệ thống thuỷ nông Bắc - Hưng - Hải là cống Xuân Quan cấp nước từ sông Hồng với lưu lượng 92m3

/s và thiết kế tưới cho 113.200 ha [42, tr.11].

Nhìn chung, hệ thống công trình thuỷ lợi của tỉnh đã đảm bảo chủ động cấp nước tưới cho 100% diện tích canh tác nội đồng (51.751 ha). Hưng Yên cũng có hai vùng tiêu: tiêu trực tiếp ra sông lớn bằng trạm bơm tiêu, tiêu động lực và tiêu tự chảy vào trục chính Bắc - Hưng - Hải đảm bảo tiêu được khoảng 86,2% diện tích, tương ứng với 82.363ha. Chính vì vậy, hệ thống thuỷ lợi đã góp phần đáng kể mở rộng diện tích gieo trồng (đưa hệ số sử dụng đất cây hàng năm từ 1,68 lần năm 1990 lên 2,13 lần năm 2000), tăng năng suất cây trồng (năng suất lúa bình quân 98 tạ/ha/năm 1997 lên 125/ha/năm 2005, tăng gấp 1,27 lần).

Thứ ba, Hệ thống điện của Hưng Yên khá phát triển so với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với 3 nguồn gốc cấp từ các trạm 110/35/10 kv-25 MVA Gia Lâm, 110/35/6 kv Đồng Niên và 110/35/10-2x25 MVA Phố Cao. Lưới điện trên địa bàn Hưng Yên gồm 674,0 km tới các hộ tiêu thụ. Đến nay, điện lưới quốc gia đã tới 100% số xã, với 100% số hộ thành thị và 95% số hộ nông thôn sử dụng điện. Bên cạnh hệ thống điện, Hưng Yên cũng có mạng lưới Bưu chính viễn thông khá phát triển, đã có hệ thống bưu điện văn hoá xã và các đại lý bưu điện, góp phần nâng cao năng lực thông tin kinh tế và trình độ

dân trí cho các vùng, đặc biệt vùng sâu vùng xa, tạo điều kiện đẩy mạnh quá trình phát triển nông nghiệp hàng hoá và CD CCKT nông nghiệp, nông thôn ở Hưng Yên [42, tr.15-16].

Thứ tư, Về giao thông: Nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, nơi tiếp giáp với các tuyến quốc lộ khá hợp lý nên hệ thống giao thông bộ có tổng chiều dài trên 2.800 km gồm: các quốc lộ 5, 39A, 38, các tỉnh lộ 39B, 111, 206, 204, 196 và đường huyện lộ, mật độ đường ô tô trong tỉnh đạt 3,06km/km2

.

Ngoài đường bộ, hệ thống đường sông, kênh với mật độ cao thuận lợi cho giao thông đường thuỷ phát triển. Đây là một thuận lợi cho việc mở rộng giao lưu hàng hoá với các thị trường trong và ngoài tỉnh.

Tóm lại, các nhân tố trên, đồng thời là những lợi thế, mang tính động lực thúc đẩy quá trình CDCCKT nông nghiệp nông thôn Hưng Yên theo hướng CNH, HĐH và phát triển bền vững góp phần đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế - xã hội nói chung và nông nghiệp nói riêng của Hưng Yên.

2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Hƣng Yên

2.2.1. Khái quát tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

+) Thời kỳ 1997 - 2000: Nông nghiệp Hưng Yên đã có sự phát triển tích cực trên cơ sở chú trọng, phát huy các lợi thế sinh thái nông nghiệp của một địa bàn nằm ở trung tâm vùng châu thổ Sông Hồng màu mỡ và trù phú. Nhờ vậy, đã tạo được sự chuyển dịch quan trọng trong cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển hàng hoá: Diện tích gieo trồng các cây ngắn ngày như cây công nghiệp, rau, đậu, thực phẩm và cây hàng hoá ngắn ngày khác (hoa, cây cảnh, dược liệu...); diện tích cây lâu năm (dâu tằm, cây ăn quả) tăng lên rõ rệt; quy mô đàn gia súc, gia cầm, thuỷ sản đã có sự tăng trưởng đáng kể. Trong thời kỳ này, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (bao gồm cả thuỷ sản) đạt tốc độ tăng trưởng bình quân : 5,82%/năm (theo giá so sánh 1994). Giá trị tăng thêm của ngành nông nghiệp (theo giá hiện hành) năm 2000 đạt 1.703,7 tỷ

đồng, chiếm 41,17% trong cơ cấu tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn tỉnh và tăng 27,26% so với 1997 [42, tr.20].

Tỷ lệ ruộng đất dành cho nông nghiệp được sử dụng hợp lý và hiệu quả hơn. Diện tích đất gieo trồng cây công nghiệp ngắn ngày tăng bình quân 5,85%/năm, cây rau đậu thực phẩm tăng 7,75%/năm, các cây hàng hoá khác tăng bình quân 17,78%/năm. Riêng diện tích gieo trồng cây lương thực đã có xu hướng giảm hàng năm là 0,8%, cây lương thực có hạt giảm 1,1%/năm. Đất có mặt nước gieo trồng thuỷ sản tăng bình quân là 8%/năm đã đưa lại giá trị thu nhập từ 1ha canh tác đạt 32 triệu đồng/năm, ở nhiều mô hình đã đạt từ 40 - 100 triệu đồng/năm [42, tr.20 và phụ lục 1].

Tuy nhiên, tỷ lệ ruộng đất được cơ giới hoá giảm so với trước Nghị Quyết 10. Ruộng đất bị chia nhỏ gây khó khăn cho công tác thuỷ lợi, giống, phân bón, trừ sâu diệt cỏ. Nghị Quyết 10 (tháng 4/1988) của Bộ chính trị với nội dung chủ yếu là: “giao đất tập thể cho hộ xã viên sử dụng” [11] đã được tỉnh uỷ, UBND Hải Hưng cũ thực thi tạo điều kiện cho kinh tế nông nghiệp bước sang giai đoạn ổn định và từng bước chuyển dịch theo hướng tiến bộ.

+) Thời kỳ 2001 - 2005: CCKT nông nghiệp chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng cây lương thực, tăng rau quả, cây công nghiệp và chăn nuôi.

Tỷ trọng nông nghiệp - thuỷ sản bắt đầu giảm và có sự thay đổi theo nội bộ ngành nông nghiệp được biểu hiện qua bảng 2.1.

Bảng 2.1: Cơ cấu GDP khu vực nông nghiệp

Đơn vị tính: %

Năm 1997 2000 2001 2002 2003 2004

Cây lương thực 48,0 39,3 38,2 37,5 36,6 34,5

Rau quả - cây CN 23,0 27,7 28,8 28,6 28,5 29,6

Nguồn: Báo cáo tổng kết phát triển nông nghiệp thời kỳ 1997 - 2004

của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên [7].

Nhìn chung, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND sự phối hợp của các Sở ban ngành, đoàn thể và bà con nông dân đi đôi với quán triệt nghị quyết Đại hội IX, nghị quyết XV Đảng bộ Hưng Yên từ năm 1997 - 2004 nông nghiệp Hưng Yên đã có sự phát triển mạnh mẽ tạo được sự chuyển dịch quan trọng về cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá, CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn với tốc độ tăng trưởng cao.

Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế chung từ 52% (1997) còn 35,3% (2003) tốc độ tăng trưởng từ 2001 - 2004 bình quân hơn 5% mỗi năm (kế hoạch 4,5%). Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng sản phẩm: cây lương thực - rau quả, cây công nghiệp - chăn nuôi từ 48% - 23% - 29% năm 1997 sang 34,53% - 29,63% - 35,84% năm 2004 [25, tr.1-2].

Bảy năm qua, tỉnh đã chuyển đổi 5.498 ha trồng lúa, màu lương thực kém hiệu quả sang phát triển kinh tế trang trại, kinh tế VAC tổng hợp hoặc trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn, cải tạo vườn tạp hơn 1.200 ha để trồng cây ăn quả đặc sản (nhãn, vải, cam…) [25, tr.1].

Hoàn thành tốt việc dồn thửa đổi ruộng, bình quân một hộ còn 3,06 thửa (giảm 5 thửa/hộ) so với 2001. Năng suất lúa bình quân 98 tạ/ha/năm 1998 tăng lên 128.4 tạ/ha (năm 2004). Lương thực bình quân đầu người từ 470 kg năm 1997 lên 507kg (năm 2002) và giữ ổn định 500 kg đến nay. Giá trị thu được trên 1 ha canh tác từ 28 triệu (1997) tăng 37,2 triệu/ha (2004). Toàn tỉnh có gần 6 nghìn ha đạt mức thu 50 triệu đồng/năm trở lên chiếm 12% diện tích canh tác trong đó có nhiều mô hình đạt trên 100 triệu/ha/năm [25, tr.2].

Toàn tỉnh có 210 trang trại chăn nuôi lợn cho thu nhập bình quân trên 140 triệu đồng/năm và tương đối ổn định. Đàn bò có trên 37 nghìn con trong đó Bò lai Sind chiếm 85%. Gia cầm ước có trên 6,2 triệu con tăng 50% so với

1997. Cơ cấu chuyển đổi theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm (lợn siêu thịt, gà vịt siêu trứng).

Có hơn 500 ha diện tích ruộng trũng trồng lúa kém hiệu quả đã được chuyển đổi sang mô hình 1 lúa + 1 cá và nuôi trồng thuỷ sản. Sản lượng cá tăng nhanh từ 3800 tấn (1997) lên 10.893 tấn (2004). (Trong đó sản lượng cá khai thác là 1433 tấn) (xem phụ lục 2, 3, 5).

2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp.

2.2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp.

Thực hiện đường lối đổi mới, Đảng bộ Hưng Yên xác định sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp là mặt trận hàng đầu, tập trung sức phát triển nông nghiệp (nghĩa rộng) với việc đầu tư công nghiệp chế biến nông sản. Thúc đẩy CDCCKT trong lĩnh vực nông nghiệp tương đối toàn diện cả trồng trọt và chăn nuôi.

Bảng 2.2: Cơ cấu giá trị Nông - Lâm - thuỷ sản Hƣng Yên

Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng giá trị sản lượng 2.661,8 2.568,7 2.815,7 3.171,3 3.375,1 - Giá trị sản lượng NN (tỷ đồng) - Cơ cấu (%) 2.553,2 95,92 2.458,2 95,70 2.698,9 95,85 3.048,5 96,13 3.227,2 95,62 - GTSL Lâm nghiệp (triệu đồng). - Cơ cấu (%) 23,8 0,89 23,9 0,93 28,6 1,02 21,1 0,67 25,5 0,76 - GTSL Thuỷ sản (tỷ đồng) - Cơ cấu (%) 84.7 3,18 86,5 3,33 88,1 3,13 101,7 3,21 122,2 3,62

Nguồn: Số liệu niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên 1997 - 2004 [7].

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp xét theo nghĩa hẹp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi. Chăn nuôi và trồng trọt được coi là hai lĩnh vực sản xuất quan trọng ở Hưng Yên, chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau cả về mặt kinh tế cũng như về mặt sinh học trong một hệ thống nông nghiệp bền vững. Nghiên cứu thực trạng chuyển dịch của trồng trọt là tiền đề để nghiên cứu sự chuyển dịch của chăn nuôi và ngược lại. Đồng thời, chúng tạo điều kiện làm rõ thực trạng của cơ cấu ngành nông nghiệp. Do vậy, chính sách phát triển CCKT của Đảng và Nhà nước ta đã nhấn mạnh đưa chăn nuôi trở thành một ngành sản xuất chính, nâng cao tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi trong CCKT nông nghiệp.

Bảng 2.3: Cơ cấu giá trị sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp Hƣng Yên (theo giá thực tế) 1997 - 2004.

Đơn vị tính: % Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng giá trị sản xuất NN 100 100 100 100 100 100 100 100 1. Trồng trọt 73,95 68,9 69,12 69,36 69,85 70,7 69,45 63,74 2. Chăn nuôi 24,76 29,4 29,52 29,06 28,62 27,83 29,14 34,83 3. Dịch vụ nông nghiệp 1,29 1,7 1,36 1,58 1,52 1,40 1,42 1,43

Nguồn : Niên giám thống kê Hưng Yên 1997-2004 [7].

*) Thực trạng ngành trồng trọt

Ngành trồng trọt của Hưng Yên những năm qua đã có sự chuyển đổi khá toàn diện về cây trồng, giống, mùa vụ và diện tích. Quá trình chuyển đổi này gắn liền với đầu tư thâm canh, nâng cao hiệu quả kinh tế và đặc biệt là yêu cầu hội nhập trong cơ chế thị trường

Thực tiễn ở Hưng Yên cho thấy sản xuất lương thực tăng khá cao và ổn định: chỉ tính riêng sản lượng cây lương thực có hạt (lúa, ngô) mức tăng bình quân hàng năm đạt 6,91%. Kết quả đạt được đã cải thiện tích cực chỉ tiêu bình quân lương thực đầu người của Hưng Yên từ 470 kg năm 1997 tăng lên 507 kg (2002) và đến nay giữ ổn định 500 kg/người/năm [7].

Tuy nhiên, đối với các huyện là vùng chiêm trũng khó chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chủ yếu là chuyên canh lúa thì sản xuất lương thực tăng lên do đầu tư thâm canh. Còn đối với các huyện Khoái Châu, Văn Giang, Yên Mỹ, Văn Lâm là những nơi được phù sa đắp bồi vì thế rất phù hợp với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa sang hoa, cây cảnh, cây ăn quả, cây dược liệu… nên sản lượng lương thực cũng giảm hơn so với các vùng trong tỉnh mặc dù hàng năm có tăng. Đặc biệt thị xã Hưng Yên là nơi chủ yếu trồng cây ăn quả chủ lực: nhãn, vải, đu đủ… nên sản lượng lương thực lại thấp nhất và có xu hướng giảm so với toàn tỉnh.

- Các cây thực phẩm, cây công nghiệp (ngắn, dài ngày) cây hàng hóa ngắn ngày khác (dược liệu, hoa, cây cảnh…) và cây ăn quả có xu hướng gia tăng, quy mô phát triển đã phản ánh quá trình chuyển đổi tích cực trong cơ cấu cây trồng: Chỉ trong giai đoạn 1997 - 2000 diện tích cây thực phẩm tăng 7,75%/ năm (trong đó rau các loại tăng 8,88%), cây công nghiệp hàng năm tăng 5,85% (trong đó cây đậu tương tăng 17,09%; lạc 14,82%), cây hàng năm khác tăng 17,78% (trong đó cây dược liệu tăng 41,25%).

Trong 4 năm qua, Hưng Yên đã chuyển đổi 4.613 ha sang trồng cây công nghiệp 1.164 ha; cây dược liệu 1318 ha; cây thực phẩm 2064 ha; cây ăn quả 67 ha và cải tạo vườn tạp sang cây ăn quả 500 ha. Một số sản phẩm có giá trị hàng hoá và xuất khẩu đã được chú trọng phát triển như đậu tương, lạc, dưa chuột, cải xa lát, ớt, bí xanh, nhãn, vải…

Kết quả của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã góp phần đưa giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt 1.579,8 tỉ đồng năm 2000 tăng 21,97% so với

1997 (giá so sánh 1994); giá trị thu nhập bình quân trên 1 ha canh tác đạt 32 triệu đồng/năm (tăng 10,34% so với 1997) [42, tr.23].

*) Thực trạng ngành chăn nuôi

Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, một nhiệm vụ hết sức quan trọng là nâng cao tỷ trọng ngành chăn nuôi tương đương ngành trồng trọt. Cho đến 2004, số lượng đàn gia súc tăng nhanh, các gia cầm do ảnh hưởng của trực tiếp của dịch cúm gia cầm và thời tiết nên đàn gia cầm tăng nhẹ. Hình thức chăn nuôi vẫn tiếp tục chuyển mạnh theo mô hình kinh tế trang trại, sản xuất hàng hoá gắn với trị trường.

Diễn biến ngành chăn nuôi của tỉnh Hưng Yên trong những năm 1997- 2004, thể hiện:

Chăn nuôi lợn: Đến 2004, tổng đàn lợn: 545-603 con tăng 210.487 con so với 1997. Đàn lợn nái 61.643 con tăng 18.517 con so với 1997 (chiếm 11,3 % tổng đàn ); đàn lợn thịt đạt 483.426 con (=5,56%) tăng 192.129 con so với 1997. Cơ cấu con giống được chuyển đổi tích cực theo hướng sản xuất hàng hoá. Chất lượng con giống từng bước được cải tạo và nâng cao với chương trình “nạc hoá” đàn lợn. Quy mô và phương thức chăn nuôi bước đầu đã có chuyển biến tích cực, toàn tỉnh có 210 trang trại chăn nuôi quy mô khá tập trung chủ yếu ở Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ, Mỹ Hào, Văn Lâm... Các trang trại này cho thu nhập bình quân trên 140triệu đồng/năm và tương đối ổn định [25, tr.2-4]. Cơ cấu sản phẩm những năm qua cũng đa dạng hơn: ngoài lợn thịt, nhiều hộ chăn nuôi lợn ngoại và lợn hướng nạc (có thêm khoảng 10 trang trại), lợn choai, lợn sữa cung cấp cho xuất khẩu... Có thể nói, tới nay chăn nuôi lợn đang là chủ đạo thúc đẩy tăng trưởng chăn nuôi ở Hưng Yên.

Chăn nuôi đại gia súc: Tổng đàn bò, bê tăng nhanh đạt 36.914con bằng 16,89% giảm 5.507 con so với năm 1997. Với quá trình phát triển cơ giới hoá trong những vai trò cày kéo của gia súc đang có xu hướng giảm đặc biệt đàn

trâu. Tổng số đàn trâu là 4.822 con giảm 5.107 con so với năm 1997, trâu có

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh hưng yên thực trạng và giải pháp luận văn ths kinh tế 5 02 01 pdf (Trang 39)