Quy hoạch, phân vùng phát triển nông nghiệp nhằm khai thác lợi thế của mỗi tiểu vùng

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh hưng yên thực trạng và giải pháp luận văn ths kinh tế 5 02 01 pdf (Trang 82 - 86)

1. Lý do chọn đề tài

3.2.1. Quy hoạch, phân vùng phát triển nông nghiệp nhằm khai thác lợi thế của mỗi tiểu vùng

lợi thế của mỗi tiểu vùng

Thực hiện chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo tinh thần Nghị quyết 06 của Ban thường vụ Tỉnh ủy và Quyết định 03 của UBND tỉnh. Trọng tâm là CDCC cây trồng vật nuôi theo hướng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu [32, tr.2]. Muốn vậy cần phải hoàn thành việc quy hoạch nông nghiệp và quy hoạch thủy lợi nhằm phân bố lực lượng sản xuất để khai thác lợi thế từng yếu tố trong tiểu vùng, nâng cao độ đồng đều giữa các vùng, hình thành các vùng chuyên môn hóa sản xuất thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Việc quy hoạch phát triển nông nghiệp ở Hưng Yên dựa vào điều kiện tự nhiên của tỉnh có thể chia làm các vùng như sau [25, tr.9]:

*) Vùng đất ven sông Hồng, sông Luộc: Trọng điểm là các huyện Văn Giang, Khoái Châu, Kim Động, Thị xã Hưng Yên. Đặc điểm vùng này có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý nằm ven sông Hồng, sông Luộc hàng năm ở đây được bồi đắp một lớp phù sa rất màu mỡ, thuận lợi cho việc canh tác và phát triển sản xuất. Hướng chủ yếu là phát triển các trang trại có quy mô vừa và nhỏ trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, cây cảnh, rau thực phẩm và các cây có giá trị kinh tế cao kết hợp với tổ chức chăn nuôi lợn, gia cầm, thả cá.

Ở vùng này có diện tích đất bãi 5.200 ha đất đai màu mỡ, có ít các công trình thủy lợi, điều kiện sản xuất chưa chủ động được nên cần chuyển đổi trồng các cây phù hợp như: lạc, đậu tương, ngô đông, rau thực phẩm, dâu tằm, dược liệu, tinh dầu... Kết hợp đầu tư thâm canh tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa tập trung.

Cụ thể, vùng đất ven sông Hồng, sông Luộc có thể phân chia thành các tiểu vùng sản xuất chuyên canh như sau:

- Vùng chuyên cây công nghiệp ngắn ngày, rau thực phẩm: Tồn tại ở các xã Hồng Nam, Liên Phương, Lam Sơn, Quảng Châu, Văn Phúc, Thắng Lợi, Liên Nghĩa, Mễ Sở với các mô hình trang trại cây ăn quả đặc sản: Nhãn, vải, na, hồng, cam, quýt,quất, bưởi Diễn, táo, nấm mỡ, nấm Linh Chi, dâu tằm, nghệ, đậu tương. Điển hình xã Long Hưng - Văn Giang sản xuất nấm Linh Chi, xã Liên Nghĩa (Anh Thiết) trồng cam đường canh.

Các xã Tứ Dân, Hàm Tử, Đông Kết, Dạ Trạch, thực hiện mô hình cánh đồng 50 triệu với công thức luân canh giữa cây ngắn ngày với cây hàng năm; Quất cảnh, quất quả, dong riềng. Cây dược liệu như: ngưu tất, bạc hà, bạch truật, bạch chỉ được trồng ở các xã Bình Minh, xã Hoàn Long (Yên Mỹ) với các cây táo, quất cảnh, quất quả…

- Vùng chuyên rau màu an toàn: Khoái Châu,Văn Giang, Thị xã Hưng Yên, Kim Động. Ở Kim Động có vùng đất bãi ngoài đê và ven đê. Một số vùng úng trũng phù hợp với các cây thực phẩm “an toàn” và lúa chất lượng cao.

Cụ thể: hướng sản xuất theo công thức luân canh 3 + 4 vụ rau (đặc biệt cần phát triển trồng rau vụ đông); công thức rau đông xuân + đậu hè + rau hè thu + rau đông hoặc 2 vụ rau lấy quả + 2ữ3 vụ rau ăn quả: bí xanh + dưa chuột, dưa bao tử…+ đậu hè, bí đông… rau đông (cà chua sớm, dưa chuột, dưa hấu đông, bí xanh, hành, tỏi, ớt… khoai tây Hà Lan, củ cải đường, đậu leo sớm, su hào sớm…)

- Các vùng úng trũng như các xã Đức Hợp, Toàn Thắng, Kim Động, Long Hưng,Tân Tiến, Cửu Cao, Văn Giang sản xuất lúa chất lượng cao kết hợp với các mô hình VAC, VA, AC, LA.

Ví dụ: Lúa xuân + cá + nuôi vịt hoặc chuyên trồng cây ăn quả + hải sản. Các phường: Phường An Tảo chuyển diện tích lúa sang thả cá + thủy sản khác [26].

- Vùng hoa cây cảnh: các xã Phụng Công, Liên Nghĩa, Văn Phúc, Mễ Sở (Văn Giang), xã Quảng Châu, Hồng Nam chuyên quất cảnh, bạch trà, phong lan, đa lông, cau, dừa nước…, An Tảo: Hoa huệ tây, cúc, hồng…

Như vậy, những năm tới vùng ven sông Hồng, sông Luộc cần được bố trí 5.000 ha lạc, 6.200 ha đậu tương, 5.000 ha cây dược liệu tinh dầu, bố trí thêm một vạn ha cây ăn quả đặc sản (nhãn, vải, cam đường canh).

- Về chăn nuôi: Vùng ven sông Hồng, sông Luộc có thế mạnh về các sản phẩm rau quả và nơi đây có vùng đất bãi với diện tích > 5.000 ha nên có thể bố trí các mô hình; chăn nuôi lợn siêu nạc, bò sữa, lợn nái ngoại, nuôi thả cá chim trắng, cá rô phi đơn tính, tôm, chép lai 3 máu... Chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm, vịt siêu trứng.

VD: Chăn nuôi bò thịt ở Văn Giang; mô hình VAC ở Hàm Tử - Khoái Châu, Lợn ở Mễ Sở, Văn Giang [26].

*) Vùng đất trũng: Là nơi có địa hình thấp so với mặt nước biển là 2,60m và cũng là vùng thấp nhất của Hưng Yên, vùng đất trũng bao gồm các huyện: Phù Cừ, Tiên Lữ, Ân Thi. Đối với các vùng này, những năm tới cần khai thác triệt để tiềm năng mặt nước, diện tích ao hồ, sông, ruộng trũng để nuôi trồng thủy sản và các loại thủy sản đặc sản: Baba gai, cá chim trắng, rô phi đơn tính xuất khẩu, (siêu đực) trê lai, tôm càng xanh, chép lai 3 máu như các xã : Thụy Lôi, Tống Phan, Đào Dương, Tiên Tiến.

Bên cạnh chuyển đổi từ đất ruộng sang mô hình sản xuất tổng hợp: nuôi trồng thủy sản có thể kết hợp trồng cây ăn quả (Vải lai, dâu lai, nhãn ở Hạ Lễ) + Lúa, cá + Chăn nuôi gia cầm đặc biệt là vịt, ngan, ngỗng, gà tây... hoặc triển khai các mô hình VAC, VA, AC, LA ở các xã Nguyên Hòa, Minh Tân, Tiên Tiến, Đình Cao (Phù Cừ), xây dựng các trang trại theo chương trình “Nạc hóa” đàn lợn ở các xã Quang Hưng, Đoàn Đào, Đình Cao (Phù Cừ), Ngô Quyền (Tiên Lữ) và xây dựng vùng sản xuất lợn sữa và vùng nguyên liệu sản xuất thịt mảnh, thịt Block. Ngoài ra, vùng này cũng phù hợp với phát triển

một số cây vụ đông: Lạc, ớt xuất khẩu, cải xa lát, đậu tương đông. Vì vậy, cần xây dựng những mô hình sau [26, tr.7 + phụ lục 4]:

Một là, Mô hình cánh đồng hai vụ màu (trồng rau màu, củ, quả, cây dược liệu + 1 lúa) ở các xã Đào Xá thuộc Đào Dương (Ân Thi), Đình Cao, Đoàn Đào, Nhật Quang, Tiên Tiến, Minh Tiến, Tam Đa.

Hai là, Mô hình cánh đồng hai lúa, một vụ đông: Lúa hai vụ chất lượng cao + khoai tây, cà chua, rau xanh các loại, dưa bao tử xuất khẩu, dưa xuất khẩu quả dài, ớt tập trung ở các xã Thiện Phiến, Nhật Tân, Ngô Quyền, Hưng Đạo, Lưu Xá, Hồ Tùng Mậu (Ân Thi).

Ba là, Mô hình chuyên rau như: Đào Dương (Ân Thi).

*) Vùng kinh tế ven đô: Là vùng đất ven các đô thị lớn và các trục giao thông thuận lợi bao gồm các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Mỹ Hào, Thị xã Hưng Yên. Nhìn chung, các huyện trên đều có địa hình vào loại cao so với các vùng khác trong tỉnh. Trong thời gian tới, cần tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng tăng diện tích trồng các loại rau, củ quả thực phẩm và chăn nuôi lợn, bò sữa, thủy sản chất lượng cao. Năm 2004 tỷ trọng cơ cấu trồng trọt - chăn nuôi là: 50% - 40%, phấn đấu đến năm 2010 là 45% - 55%. Bên cạnh đó, phát triển mô hình hoa - cây cảnh - cây dược liệu. Cụ thể phân thành hai tiểu vùng [25, tr.9]:

- Vùng phía Bắc ven đô: Bao gồm các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Mỹ Hào. Đặc điểm vùng này là các huyện nằm dọc Quốc lộ 5 và giáp với Thủ đô Hà Nội, vì thế rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và trao đổi hàng hóa nông sản. Vì vậy,

Thứ nhất, cần xây dựng vùng chuyên rau - củ quả thực phẩm ở các xã Long Hưng, Thắng Lợi, Vĩnh Khúc, Văn Giang, Tân Quang, Như Quỳnh, Lạc Đạo, Trưng Trắc - Văn Lâm, Phan Đình Phùng, Cẩm Xá, Hoàn Long, Việt Cường, Yên Phú (Yên Mỹ) với công thức luân canh: Ngô nếp xuân, rau màu hè thu, thu đông hoặc chuyên rau thực phẩm an toàn như 3 - 4 vụ rau, cây

thực phẩm an toàn các loại/năm: Rau đông xuân - đậu hè - rau hè thu - rau đông.

Mô hình 2 vụ rau lấy quả + 2ữ3 vụ rau ăn lá: Bí xanh, dưa chuột, dưa bao tử, đậu hè… rau đông (cà chua sớm, dưa chuột, dưa bao tử, dưa hấu đông, bí xanh, hành, tỏi, ớt xuất khẩu, bắp sớm, su hào sớm, đậu leo sớm, củ cải đường, rau cải bẹ, khoai tây, khoai tây Hà Lan).

Thứ hai, xây dựng vùng chuyên cây công nghiệp, dược liệu tại các xã Thắng Lợi, Mễ Sở, Liên Nghĩa, Văn Phúc (Văn Giang); Lạc Đạo, Tân Quang, Lạc Hồng (Văn Lâm), Giai Phạm, Trung Hòa (Yên Mỹ); Dị Sử, Bạch Sam (Mỹ Hào). Cây công nghiệp được hình thành chủ yếu là: Lạc, đậu tương, dâu tằm.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh hưng yên thực trạng và giải pháp luận văn ths kinh tế 5 02 01 pdf (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)