1. Lý do chọn đề tài
2.2.1. Khái quát tình hình chuyển dịch cơ cấu kinhtế nông nghiệp
+) Thời kỳ 1997 - 2000: Nông nghiệp Hưng Yên đã có sự phát triển tích cực trên cơ sở chú trọng, phát huy các lợi thế sinh thái nông nghiệp của một địa bàn nằm ở trung tâm vùng châu thổ Sông Hồng màu mỡ và trù phú. Nhờ vậy, đã tạo được sự chuyển dịch quan trọng trong cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển hàng hoá: Diện tích gieo trồng các cây ngắn ngày như cây công nghiệp, rau, đậu, thực phẩm và cây hàng hoá ngắn ngày khác (hoa, cây cảnh, dược liệu...); diện tích cây lâu năm (dâu tằm, cây ăn quả) tăng lên rõ rệt; quy mô đàn gia súc, gia cầm, thuỷ sản đã có sự tăng trưởng đáng kể. Trong thời kỳ này, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (bao gồm cả thuỷ sản) đạt tốc độ tăng trưởng bình quân : 5,82%/năm (theo giá so sánh 1994). Giá trị tăng thêm của ngành nông nghiệp (theo giá hiện hành) năm 2000 đạt 1.703,7 tỷ
đồng, chiếm 41,17% trong cơ cấu tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn tỉnh và tăng 27,26% so với 1997 [42, tr.20].
Tỷ lệ ruộng đất dành cho nông nghiệp được sử dụng hợp lý và hiệu quả hơn. Diện tích đất gieo trồng cây công nghiệp ngắn ngày tăng bình quân 5,85%/năm, cây rau đậu thực phẩm tăng 7,75%/năm, các cây hàng hoá khác tăng bình quân 17,78%/năm. Riêng diện tích gieo trồng cây lương thực đã có xu hướng giảm hàng năm là 0,8%, cây lương thực có hạt giảm 1,1%/năm. Đất có mặt nước gieo trồng thuỷ sản tăng bình quân là 8%/năm đã đưa lại giá trị thu nhập từ 1ha canh tác đạt 32 triệu đồng/năm, ở nhiều mô hình đã đạt từ 40 - 100 triệu đồng/năm [42, tr.20 và phụ lục 1].
Tuy nhiên, tỷ lệ ruộng đất được cơ giới hoá giảm so với trước Nghị Quyết 10. Ruộng đất bị chia nhỏ gây khó khăn cho công tác thuỷ lợi, giống, phân bón, trừ sâu diệt cỏ. Nghị Quyết 10 (tháng 4/1988) của Bộ chính trị với nội dung chủ yếu là: “giao đất tập thể cho hộ xã viên sử dụng” [11] đã được tỉnh uỷ, UBND Hải Hưng cũ thực thi tạo điều kiện cho kinh tế nông nghiệp bước sang giai đoạn ổn định và từng bước chuyển dịch theo hướng tiến bộ.
+) Thời kỳ 2001 - 2005: CCKT nông nghiệp chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng cây lương thực, tăng rau quả, cây công nghiệp và chăn nuôi.
Tỷ trọng nông nghiệp - thuỷ sản bắt đầu giảm và có sự thay đổi theo nội bộ ngành nông nghiệp được biểu hiện qua bảng 2.1.
Bảng 2.1: Cơ cấu GDP khu vực nông nghiệp
Đơn vị tính: %
Năm 1997 2000 2001 2002 2003 2004
Cây lương thực 48,0 39,3 38,2 37,5 36,6 34,5
Rau quả - cây CN 23,0 27,7 28,8 28,6 28,5 29,6
Nguồn: Báo cáo tổng kết phát triển nông nghiệp thời kỳ 1997 - 2004
của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên [7].
Nhìn chung, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND sự phối hợp của các Sở ban ngành, đoàn thể và bà con nông dân đi đôi với quán triệt nghị quyết Đại hội IX, nghị quyết XV Đảng bộ Hưng Yên từ năm 1997 - 2004 nông nghiệp Hưng Yên đã có sự phát triển mạnh mẽ tạo được sự chuyển dịch quan trọng về cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá, CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn với tốc độ tăng trưởng cao.
Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế chung từ 52% (1997) còn 35,3% (2003) tốc độ tăng trưởng từ 2001 - 2004 bình quân hơn 5% mỗi năm (kế hoạch 4,5%). Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng sản phẩm: cây lương thực - rau quả, cây công nghiệp - chăn nuôi từ 48% - 23% - 29% năm 1997 sang 34,53% - 29,63% - 35,84% năm 2004 [25, tr.1-2].
Bảy năm qua, tỉnh đã chuyển đổi 5.498 ha trồng lúa, màu lương thực kém hiệu quả sang phát triển kinh tế trang trại, kinh tế VAC tổng hợp hoặc trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn, cải tạo vườn tạp hơn 1.200 ha để trồng cây ăn quả đặc sản (nhãn, vải, cam…) [25, tr.1].
Hoàn thành tốt việc dồn thửa đổi ruộng, bình quân một hộ còn 3,06 thửa (giảm 5 thửa/hộ) so với 2001. Năng suất lúa bình quân 98 tạ/ha/năm 1998 tăng lên 128.4 tạ/ha (năm 2004). Lương thực bình quân đầu người từ 470 kg năm 1997 lên 507kg (năm 2002) và giữ ổn định 500 kg đến nay. Giá trị thu được trên 1 ha canh tác từ 28 triệu (1997) tăng 37,2 triệu/ha (2004). Toàn tỉnh có gần 6 nghìn ha đạt mức thu 50 triệu đồng/năm trở lên chiếm 12% diện tích canh tác trong đó có nhiều mô hình đạt trên 100 triệu/ha/năm [25, tr.2].
Toàn tỉnh có 210 trang trại chăn nuôi lợn cho thu nhập bình quân trên 140 triệu đồng/năm và tương đối ổn định. Đàn bò có trên 37 nghìn con trong đó Bò lai Sind chiếm 85%. Gia cầm ước có trên 6,2 triệu con tăng 50% so với
1997. Cơ cấu chuyển đổi theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm (lợn siêu thịt, gà vịt siêu trứng).
Có hơn 500 ha diện tích ruộng trũng trồng lúa kém hiệu quả đã được chuyển đổi sang mô hình 1 lúa + 1 cá và nuôi trồng thuỷ sản. Sản lượng cá tăng nhanh từ 3800 tấn (1997) lên 10.893 tấn (2004). (Trong đó sản lượng cá khai thác là 1433 tấn) (xem phụ lục 2, 3, 5).