Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh hưng yên thực trạng và giải pháp luận văn ths kinh tế 5 02 01 pdf (Trang 90 - 94)

1. Lý do chọn đề tài

3.2.3. Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

Tại Đại hội Đảng VIII Nghị Quyết 06 NQ/TW của Bộ Chính trị đã khẳng định: “Coi khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu” [15]. Vì thế, Đảng ta hết sức quan tâm và coi đó như một động lực trực tiếp để phát triển lực lượng sản xuất trong mọi lĩnh vực nói chung và trong nông nghiệp nói riêng.

Vấn đề quan trọng hiện nay ở Hưng Yên là cần có biện pháp khuyến khích việc áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ theo hướng ưu tiên. Cần lựa chọn công nghệ phù hợp và đầu tư đúng lĩnh vực, đúng ngành nghề để tạo ra hiệu quả kinh tế. Chính sách khoa học công nghệ phải hướng đến

việc CDCCKT nông nghiệp: Chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng - vật nuôi, đặc biệt chú trọng phát triển ứng dụng công nghệ sau thu hoạch nhằm tăng năng suất lao động, tạo ra bước đột phá về nông nghiệp để nông nghiệp phát triển, làm cơ sở nền tảng cho phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn.

Vì vậy, cần phát triển khoa học công nghệ theo tinh thần Đại hội VIII của Đảng: “Phát triển khoa học - công nghệ, nâng cao năng lực nội sinh, coi đó là nhân tố quan trọng để thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH và quán triệt Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ 15” là “Đưa nhanh tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh, chú trọng nhân giống cây trồng vật nuôi, khuyến khích đổi mới thiết bị công nghệ trong các cơ sở sản xuất, đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề…” nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Muốn vậy, cụ thể:

Thứ nhất, đẩy mạnh việc đưa các tiến bộ kỹ thuật vào việc sản xuất giống, chú ý đến các giống có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của thị trường [25, tr.7-8].

+ Đối với giống lúa: Tập trung cho chương trình giống cây trồng trên cơ sở tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề cho trung tâm giống cây trồng, mở rộng mạng lưới các hợp tác xã dịch vụ sản xuất giống làm hạt nhân.

+ Tiếp tục đổi mới cơ cấu giống: Đưa các giống lúa chất lượng cao (HT1, BT7, IR1561), cực sớm ngắn ngày (Q5, KD18, Khang Dân) , nhóm dài ngày như (X21, Xi23, Nếp TK90, BM 9603), giống thuần TQ như Q5, Khang dân vào sản xuất. Các giống như lúa lai thương phẩm, lúa xuân muộn (nếp hoa vàng, Bắc ưu) là các giống chất lượng cao vào sản xuất.

+ Đối với giống màu: Chủ động đưa vào sản xuất nhiều giống cây màu có năng suất, chất lượng tốt như các giống: ngô lai CP888, C919, C5 252, HQ2000, LVL10; giống lạc MD7, L12, L18; đậu tương DT92, DT96, DT9804, DL57; khoai tây Hà Lan, Nicola, Diamant, HH2, HH7 và nhiều

giống cao cấp, rau sạch. Tuyển chọn giống nhãn lồng, hương chi, vải lai chín sớm...

+ Đối với giống con: Giống lợn tiếp tục phát triển các dự án “nạc hóa” đàn lợn để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Triển khai các dự án xây dựng trại lợn nái, giống cấp “ông- bà”, LY, YL, CA - Lợn nái “bố mẹ” tại trung tâm gia súc Dân Tiến. Ứng dụng và chuyển giao công nghệ để phát triển các giống lợn đực nhập ngoại tại các trại chăn nuôi để phục vụ cho công tác cải tạo giống cho năng suất, chất lượng cao.

- Giống bò: Tập trung cho chương trình phát triển đàn bò lai sind và đàn bò sữa cao sản nhằm tự tạo ra khối lượng bê lai cho nhu cầu chăn nuôi phục vụ tiêu dùng thực phẩm. Đồng thời tạo ra một khối lượng sữa đáp ứng cho nhu cầu khai thác sữa để xuất khẩu và tiêu dùng.

- Gia cầm: Phát triển các giống gà “siêu thịt, siêu trứng”, vịt, ngan ngỗng siêu trứng, các giống gà ri, gà tây, duy trì và bảo vệ giống gà Đông Tảo.

- Thủy sản: ứng dụng KHCN vào sản xuất giống các loại: cá bột, cá chim trắng bằng phương pháp nhân tạo, cá rô phi đơn tính siêu đực bằng phương pháp tạp giao đáp ứng nhu cầu sản xuất trong tỉnh và phương pháp xử lý hoóc môn. Xây dựng dự án sản xuất giống rô phi bằng phương pháp lai khác loài nhằm tăng chất lượng giống để tăng khả năng phục vụ giống hàng hóa cho thị trường trong tỉnh và xuất khẩu. Tuy nhiên, cần phải quản lý tốt tất cả các cơ sở nhập nội, các địa phương cung ứng giống cây con phải được kiểm dịch chặt chẽ bảo đảm an toàn cho sản xuất, tránh lây lan dịch bệnh trên diện rộng, đảm bảo chất lượng giống theo tiêu chuẩn quốc gia hiện hành.

Thứ hai, đẩy mạnh việc phổ biến các tiến bộ KHCN có tính đột phá: công nghệ gen, cấy phôi ở bò, công nghệ thụ tinh nhân tạo ở lợn, công nghệ phòng dịch hại tổng hợp IPM; chuột, sâu, cúm gia cầm H5N1. Công nghệ tiên tiến trong canh tác... làm tốt các công tác khuyến nông; phương pháp chăm sóc bò, sản xuất cây con có giá trị...

Mặt khác, tăng cường thông tin tuyên truyền tập huấn, đào tạo ngắn ngày cho các chủ hộ, chủ trang trại để thực hiện chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến bà con nông dân về kỹ thuật chăm sóc cây ăn quả, chăn nuôi lợn, bò sữa...

Thứ ba, đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ KHCN vào nền nông nghiệp công nghệ cao, gắn đầu tư sản xuất với KHCN, gắn công nghệ chế biến nông sản với xây dựng vùng nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. Coi trọng nghiên cứu, ứng dụng và triển khai công nghệ chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch dưới nhiều quy mô và hình thức sở hữu nhằm tạo bước đột phá về KHCN làm thay đổi tập quán và nhận thức trong sản xuất của người nông dân [25, tr.14].

Tập trung triển khai thực hiện tốt các đề án: “thu gom, bảo quản và tiêu thụ sữa bò tươi”, “phát triển kinh tế vùng bãi”. Xây dựng thí điểm mô hình nông nghiệp công nghệ cao; “cánh đồng có thu nhập 50triệu/ha/năm, hộ thu nhập 50 triệu đồng/hộ”…[2]. Coi trọng nghiên cứu ứng dụng và triển khai công nghệ chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch: Chế biến gạo, thức ăn gia súc...

Đối với hoa quả: Thực hiện các quy trình bảo quản vải thiều, cam, chanh, quýt, khoai tây. Chẳng hạn, dùng CO2 qua hệ thống PLC để giúp rau quả tươi ở trạng thái “ngủ”, để làm tăng tuổi thọ của rau quả mà các tiêu chuẩn cơ bản không bị mất đi. Bên cạnh đó thực hiện quy trình sấy: vải thiều, táo, quất, nhãn bằng công nghệ sạch theo phương pháp sấy của viện công nghệ và tiến bộ kỹ thuật đưa ra.

Tiếp tục tổ chức hội nghị “đầu bờ” về sản xuất - chế biến - bảo quản và tiêu thụ nhãn để chuyển giao công nghệ chế biến nhãn ngay trong vụ thu hoạch tạo điều kiện cho doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ. Mặt khác, cần sử dụng các hệ thống KHKT xử lý chất thải nông nghiệp sau thu hoạch để đảm bảo vệ sinh, bảo vệ môi trường sinh thái [25].

Thứ tư, đổi mới cơ chế quản lý nghiên cứu KHCN và áp dụng những tiến bộ KHCN vào sản xuất theo hướng tăng vai trò chủ động cho các cơ sở khoa học và cơ sở sản xuất. Nhà nước phải có những quy định bằng văn bản để tạo cơ sở pháp lý triển khai KHCN vào nông nghiệp.

Thứ năm, tạo lập mối liên hệ giữa các cơ sở sản xuất và cơ sở nghiên cứu khoa học giữa các nhà khoa học, giữa các nhà khoa học và nông dân.

Muốn vậy, cần phối hợp thực hiện Nghị định 80 của Chính Phủ. Thực hiện liên kết bốn nhà: Nông nghiệp - nhà khoa học - Nhà quản lý (sở, ngành) - Nhà doanh nghiệp (kể cả ngân hàng) liên kết để phục vụ sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hóa. Tăng cường xúc tiến thương mại, thông tin thị trường, thực hiện tốt các chính sách khuyến khích hỗ trợ xuất khẩu nông sản [25, tr.14].

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh hưng yên thực trạng và giải pháp luận văn ths kinh tế 5 02 01 pdf (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)