Những tồn tại và nguyên nhân của nó

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh hưng yên thực trạng và giải pháp luận văn ths kinh tế 5 02 01 pdf (Trang 69)

1. Lý do chọn đề tài

2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân của nó

- Về tồn tại:

Thứ 1, Do nhận thức về CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn chưa thật đầy đủ nhất là ở cấp cơ sở nên việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thiếu đồng đều giữa các vùng, nhiều nơi còn lúng túng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhưng còn chậm.

Thứ 2, Việc áp dụng công nghệ tiên tiến, tiến bộ sinh học còn chậm thiếu bước đột phá, nhất là trong lĩnh vực sản xuất giống và chế biến, bảo quản, sau thu hoạch nên chất lượng hàng nông sản thấp, giá cao, cạnh tranh thấp vẫn là khâu yếu hiện nay.

Thứ 3, Công nghiệp chế biến nông sản, ngành nghề dịch vụ phát triển chậm sản xuất chưa gắn với chế biến và tiêu thụ. Công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu còn bất cập, nông dân thiếu thông tin thị trường, đầu tư cho lĩnh vực này còn ít, chưa tập trung, chưa tương xứng với tiềm năng của nó trong cơ chế thị trường.

Thứ 4, Kinh tế trang trại phát triển nhưng còn thiếu quy hoạch để phát triển ổn định lâu dài gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Huy động vốn cho sản xuất kinh doanh ở các trạng thái có nhiều khó khăn, sự hỗ trợ từ giá ngân hàng, tín dụng chưa nhiều và còn nhiều bất cập.

Thứ 5, Các hợp tác xã dịch vụ sau chuyển đổi chưa được quan tâm củng cố nâng cao chất lượng hoạt động, còn nhiều hợp tác xã hoạt động hình thức, buông lỏng quản lý đối với kinh tế hợp tác xã.

*) Về nguyên nhân tồn tại

Thứ 1, Nguyên nhân khách quan

Một là, sản xuất nông nghiệp tỉnh ta còn đang trong quá trình dần chuyển đổi sang sản xuất hàng hoá gắn với thì trường, đòi hỏi cần phải có thời gian cần thiết.

Hai là, các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất còn thiếu, nhiều nơi được xây dung từ lâu nên bị xuống cấp, việc đầu tư nâng cấp và xây dung mới cơ bản gặp khó khăn do ngân sách hạn chế.

Ba là, tập quán sản xuất lạc hậu, trình độ nhận thức của một bộ phận lực lượng lao động nông nghiệp còn thấp là nguyên nhân cản trở việc vận động, phổ biến ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp và CDCC cây trồng, vật nuôi.

Thứ 2, nguyên nhân chủ quan

Một là, công tác quy hoạch nông nghiệp, quy hoạch thuỷ lợi triển khai chưa đồng bộ, nhất là ở cấp huyện, cấp xã; chưa phổ biến rộng rãi đến từng

hộ dân để nắm bắt thực hiện, do đó làm chậm quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp.

Hai là, chưa đánh giá về hiệu quả của hệ thống chính sách nông nghiệp đã b an hành trong thời gian qua để bổ sung, điều chỉnh kịp thời đúng yêu cầu thực tế.

Ba là, công tác đầu tư xây dựng cơ bản, cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển nông nghiệp còn phân tán, dàn trải, chủ yếu nặng về trông chờ, xin vốn của Nhà nước.

Bốn là, công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với sản xuất nông nghịêp có lúc còn chưa sâu sát kịp thời.

Năm là, chưa quan tâm chỉ đạo đúng mức nhằm phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế hộ gia đình trong nông nghiệp.

Sáu là, việc đầu tư tài chính và chính sách khuyến khích, phát huy năng lực trong công tác đào tạo cán bộ khoa học chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay nhằm gắn kết quả nghiên cứu, khảo nghiệm với sản xuất đại trà, thúc đẩy nâng cao năng suất chất lượng hàng hoá nông sản, cũng như đáp ứng được yêu cầu mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế trong và ngoài nước.

Nói tóm lại, từ sau tái lập tỉnh đến năm 2004 kinh tế nông nghiệp và CDCCKT nông nghiệp đã có bước phát triển đáng khích lệ. Song bên cạnh đó, do một số nguyên nhân đã làm cho sự CDCCKT chậm lại, chưa phát huy hết được tiềm năng thế mạnh của tỉnh.

Chƣơng 3

PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CỦA HƢNG YÊN TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1. Phƣơng hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Hƣng Yên

Như chúng ta đã biết, nông nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng để ổn định đời sống và tạo cơ sở cho công nghiệp phát triển. Do vậy, giai đoạn từ nay đến 2010 Hưng Yên cần tập trung phát triển toàn diện ngành nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nhằm tạo ra khối lượng hàng hoá lớn và ổn định, đảm bảo an ninh lương thực cấp tỉnh, tạo việc làm, thu hút lao động dư thừa, xoá đói giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, cải thiện một bước sinh thái… Đặc biệt chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tạo bước chuyển biến căn bản nền sản xuất nông nghiệp của tỉnh theo hướng đa dạng hoá sản phẩm và đa dạng hoá cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.

3.1.1. Phương hướng ngành trồng trọt

Bố trí sắp xếp lại cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường, đồng thời phù hợp với điều kiện đất đai và sinh thái của từng khu vực. Cùng với đẩy mạnh thâm canh cây lương thực, tăng nhanh tỷ trọng (cả diện tích và sản lượng) các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và có thị trường tiêu thụ lớn nhất là các loại cây ăn quả và cây thực phẩm. Tích cực chuyển đổi giống cây trồng, xen canh, tăng vụ

*) Cây lƣơng thực:

Thứ nhất, cần phát triển vững chắc cây lương thực nhằm đóng góp tích cực vào việc đảm bảo an toàn lương thực của tỉnh và quốc gia..

Thứ hai, duy trì ổn định diện tích cây lương thực trong toàn tỉnh ở mức 50 ngàn ha, trong đó lúa khoảng 40 ngàn ha. Kết hợp thâm canh tăng vụ với đầu tư cải tạo diện tích đất chua và trũng nội đồng ở một số huyện thành đất

nông nghiệp để bù vào diện tích lúa bị hao hụt do phát triển đô thị và công nghiệp. Thực hiện quy hoạch vùng và đưa các loại giống mới, giống cao sản như IR 1561, HT1, KD18, TQ, BT7, IR352, X21, Xi23... vào sản xuất đồng thời áp dụng các biện pháp thâm canh để đạt mục tiêu năng suất 15 tấn/ha (2010). Quản lý chặt chẽ diện tích lúa ở các khu vực có điều kiện thâm canh cao. Xem xét chuyển đổi một số diện tích cây lương thực có năng suất thấp, bấp bênh sang trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao như cây công nghiệp, cây rau quả, rau đậu, hoa, cây cảnh, dược liệu hoặc nuôi trồng thuỷ sản. Phấn đấu đưa sản lượng lương thực toàn tỉnh dự kiến đạt 800 ngàn tấn (trong đó lúa, ngô 553.261 tấn; khoai lang 20.460 tấn; rau đậu 200.009 tấn; khoai tây 21.049 tấn), trong đó có 200-250 ngàn tấn lương thưc hàng hoá [42].

Thứ ba, áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật vào thâm canh như: Công nghệ giống, công nghệ sinh học, kỹ thuật canh tác tưới tiêu khoa học… cho các vùng lúa tập trung. Phấn đấu đến 2010 đảm bảo 100% diện tích lúa trong tỉnh được gieo trồng bằng các giống cao sản hoặc chất lượng cao.

Thứ tư, trong cơ cấu cây màu lương thực, ngô vẫn giữ vị trí chủ lực, diện tích gieo trồng giữ mức ổn định 6.500 ha. Trên cơ sở đẩy mạnh thâm canh và sử dụng giống lai năng suất cao để đạt năng suất bình quân 50 tạ/ha (2005). Dự kiến sản lượng ngô đạt 60 đến 80 ngàn tấn 2010.

Thứ năm, tích cực chuyển đổi cơ cấu mùa vụ để có thể mở rộng diện tích vụ đông trên đất lúa. Quản lý chặt chẽ đất lúa ở những khu vực có điều kiện thâm canh cao đồng thời chuyển đổi tính cực diện tích cây lương thực có năng suất thấp, bấp bênh trong các mô hình canh tác khác có hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu cây trồng của tỉnh [42, tr.35].

*) Cây thực phẩm

Phát huy mạnh các cây rau đậu thực phẩm ở các khu vực thuận lợi về điều kiện sản xuất và thị trường tiêu thụ. Dự kiến đưa diện tích gieo trồng cây

thực phẩm lên 15.000 ha vào năm 2005 và 18 ngàn ha vào năm 2010. Hình thành các vành đai thực phẩm tập trung ven đô ở các địa bàn Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Mỹ Hào, thị xã Hưng Yên và các trục giao thông thuận lợi cho tiêu thụ sản phẩm cũng như cung cấp cho chế biến và xuất khẩu.

Cần phát triển các loại rau đậu cao cấp, rau sạch nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cả thị trường nội và xuất khẩu. Chú trọng nhập nội các giống mới nhằm đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng cả cho tiêu thụ tươi và chế biến sản lượng rau hàng hoá [42, tr.35-36].

*) Cây công nghiệp

Những năm tới, Hưng Yên cần chú trọng phát triển các cây công nghiệp ngắn ngày, trong đó chủ lực là lạc, đậu tương phục vụ chế biến (trong đó có chế biến dầu thực phẩm thay thế nhập khẩu). Dự kiến đến 2010 trồng khoảng 5.000 ha lạc, 10.000 ha đậu tương được trồng chủ yếu ở Khoái Châu, Văn Giang, Mỹ Hào. Sản lượng lạc dự kiến đạt 14 - 15 nghìn tấn, đậu tương 25 - 30 nghìn tấn phục vụ tiêu dùng, chế biến và xuất khẩu. Bên cạnh lạc, đậu tương là cây đay, cây dâu tằm. Những năm tới, duy trì khoảng 1.600 ha đay với sản lượng 3.000 tấn phục vụ chế biến sợi đay dệt vải và thảm. Diện tích chủ yếu được trồng ở Phù Cừ, Tiên Lữ và một phần Kim Động, Khoái Châu.

Đối với cây dâu tằm: dự kiến trồng 500 ha tập trung ở vùng bãi ven sông Hồng, sông Luộc vì sản phẩm tơ tằm hiện nay có xu hướng ngày càng được ưa chuộng trên thị trường. Năm 2004 sản lượng khoảng 13.000 tấn. Dự kiến năm 2010 đạt 20.000 tấn.

*) Cây dƣợc liệu - hoa cây cảnh

- Thứ nhất, đối với cây dược liệu: Đây là sản phẩm luôn có nhu cầu cao trên thị trường và có hiệu quả kinh tế lớn. Đến 2005, dự kiến trồng khoảng 2.500 ha với sản lượng 17 - 18 nghìn tấn/năm để cung cấp cho thị trường và một phần cho chế biến xuất khẩu (tinh dầu, bạch chỉ, bạch truật,

ngưu tất ...) được trông chủ yếu ở các huyện Yên Mỹ, Văn Giang, Văn Lâm, Khoái Châu

- Thứ hai, đối với hoa - cây cảnh: Những năm gần đây, hoa - cây cảnh không chỉ phục vụ thị trường Hà Nội mà còn có triển vọng xuất khẩu. Đến 2010, dự kiến trồng khoảng 800 ha hoa - cây cảnh (năm 2004: 692 ha), tập trung ở các khu vực ven đô, ven trục giao thông chính như Văn Giang (Phụng Công, Liên Nghĩa, Thắng Lợi, Mễ Sở); Khoái Châu (Bình Minh, Đông Tảo, Yên Phú …); Văn Lâm (Như Quỳnh, Lạc Đạo), ở Mỹ Hào và Yên Mỹ.

*) Cây ăn quả

Thứ nhất, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu trên các chân đất canh tác kém hiệu quả vườn tạp để cho phát triển cây ăn quả với các sản phẩm chủ lực là nhãn, vải, cam, dâu; Kết hợp táo, chuối… Dự kiến đến 2005 trồng khoảng 8.000 ha (Năm 2004: 7.108 ha) và đến 2010 là 12.000 ha.

Thứ hai, chú trọng các mô hình khai thác đất hiệu quả đã và đang hình thành: kết hợp vườn quả với nuôi cá, trồng rau, chăn nuôi gia súc v.v… Các vùng quả tập trung được bố trí gắn với những cơ sở chế biến ở những khu vực có điều kiện nhằm tạo nguồn hàng hoá đa dạng cung cấp cho đô thị và xuất khẩu. Sớm hình thành một trung tâm giống cây ăn quả của tỉnh cung cấp giống tốt, kịp thời cho phát triển sản xuất.

Như vậy, chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt được phác họa theo hướng tận dụng thời cơ, khai thác lợi thế để hình thành một cơ cấu ngành trồng trọt đa dạng về chủng loại phù hợp với đặc điểm từng vùng tạo nên những ngành mũi nhọn là cơ sở cho sự hình thành, phát triển và chuyển đổi các ngành khác trong chuyển dịch kinh tế nông nghiệp.

3.1.2. Phương hướng chuyển dịch ngành chăn nuôi

Bên cạnh trồng trọt, chăn nuôi cũng là một ngành có tiềm lực kinh tế mạnh ở Hưng Yên. Trong những năm tới, chăn nuôi của Hưng Yên cần được phát triển theo hướng sau:

Thứ nhất, khai thác tối đa lợi thế của tỉnh về nguồn thức ăn, vị trí địa lý... để phát triển mạnh chăn nuôi theo hướng công nghiệp hoá, tạo khối lượng thực phẩm lớn, chất lượng cao, cung cấp cho thị trường tiêu thụ tươi sống, chế biến và xuất khẩu.

Từng bước đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu nông nghiệp: 50% vào năm 2010, chú trọng phát triển cân đối và đa dạng trong cơ cấu sản phẩm: gia súc, gia cầm, thịt, trứng, sữa… và chăn nuôi khác [42, tr.37-38].

*) Chăn nuôi lợn: Hình thức chăn nuôi tiếp tục được chuyển mạnh theo mô hình kinh tế trang trại, sản xuất hàng hoá gắn với thị trường.

Phát triển mạnh đàn lợn thịt. Hình thành các vùng lợn chăn nuôi tập trung theo hướng công nghiệp ở Mỹ Hào, Văn Lâm, thị xã Hưng Yên... khuyến khích mở rộng quy mô chăn nuôi hộ gia đình. Phấn đấu đưa quy mô đàn lợn lên 1 triệu con vào năm 2010, trong đó 70 - 80% là lợn tỉ lệ nạc cao. Đẩy mạnh đầu tư ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, thụ tinh nhân tạo và thức ăn, thú y…

Cơ cấu sản phẩm bao gồm cả lợn thịt, lợn sữa và lợn choai… nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của thị trường nội tiêu, chế biến và xuất khẩu. Dự kiến sản lượng thịt hơi đạt khoảng 65-75 nghìn tấn/năm (2010).

*) Chăn nuôi đại gia súc: Trong những năm tới chăn nuôi đại gia súc được định hướng: hạn chế dần đàn trâu và tiếp tục đưa đàn bò phát triển theo hướng chuyển đổi về chất. Phương thức phát triển chủ yếu là phân tán, quy mô gia đình ở các khu vực ven đê. Đẩy mạnh chương trình đề án “sind hoá” đàn bò để đến 2010 tỷ lệ bò lai sind đạt 100%, quy mô đàn bò bê khoảng 40 - 45 nghìn con.

Mặt khác, từng bước chuyển đổi một phần cơ cấu đàn bò theo hướng sữa, phát triển tập trung ở khu vực ven đô thị, ven các trục giao thông chính,

ưu tiên vùng bãi ở Khoái Châu, Văn Giang, từng bước có thể mở rộng thêm ở Kim Động, Tiên Lữ… Dự kiến đến 2010 đàn bò sữa đạt quy mô khoảng 5.000 con với các giống bò lai hướng sữa cho năng suất cao, khoảng 8 - 9 nghìn tấn phục vụ cho tiêu thụ tươi và chế biến.

*) Chăn nuôi gia cầm: Thực hiện theo hướng phát triển rộng rãi đàn gia cầm với các phương thức kết hợp chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp và nuôi thả. Chú trọng các giống siêu thịt và siêu trứng, trong đó đàn gà chiếm 70 - 75% còn lại là vịt, ngan, ngỗng. Dự kiến đến 2010 đạt 20 triệu con với sản lượng thịt hơi đạt khoảng 20 nghìn tấn.

*) Chăn nuôi thuỷ sản: Hưng Yên có ưu thế về mặt nước, hệ thống ao hồ, sông, ruộng trũng nên có khả năng phát triển và nuôi trồng thuỷ sản. Dự kiến đến năm 2010 sẽ đưa vào khai thác sử dụng khoảng 5.000 ha diện tích mặt nước cho nuôi trồng thuỷ sản.

Trong cơ cấu sản phẩm, ngoài cá vẫn là sản phẩm chủ lực sẽ từng bước phát triển các loại thuỷ - đặc sản có hiệu quả như: tôm càng xanh, ba ba, lươn, ếch... bằng 5% diện tích nuôi trồng. Cần kết hợp các giống mới làm cơ sở kinh tế - kỹ thuật và mở rộng quy mô nhằm tận dụng mọi điều kiện mặt nước và nguồn thức ăn.

3.1.3. Phương hướng phát triển công nghiệp chế biến nông sản và tiểu thủ công nghiệp phục vụ cho nông nghiệp tiểu thủ công nghiệp phục vụ cho nông nghiệp

Thứ nhất, phát huy tối đa ưu thế về nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ của một địa bàn ven các khu đô thị, công nghiệp tập trung để phát triển toàn diện và hiện đại công nghiệp chế biến nông sản, đặc biệt chú trọng hướng tới chế biến xuất khẩu. Coi đây là ngành quan trọng cả trước mắt và

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh hưng yên thực trạng và giải pháp luận văn ths kinh tế 5 02 01 pdf (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)