1. Lý do chọn đề tài
3.2.5. Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất trong nông nghiệp
Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người- người trên 3 mặt sở hữu, tổ chức, quản lý. Để đảm bảo giải phóng sức sản xuất mạnh mẽ, hơn nữa cần xóa bỏ, tháo gỡ những vướng mắc ràng buộc đối với người sản xuất, tiến hành tổng kết toàn diện những mô hình kinh tế làm ăn có hiệu quả và giải quyết tốt mối quan hệ giữa các mô hình đó trong nền kinh tế nông nghiệp đang chuyển
đổi đi lên theo hướng CNH, HĐH. Cụ thể trong thời gian tới Hưng Yên cần thực hiện những biện pháp sau:
Một là, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư mở rộng sản xuất bằng cách: Sửa đổi cơ chế quản lý đất đai sao cho các nhà đầu tư dễ dàng thuê đất, giải phóng mặt bằng để triển khai dự án, hỗ trợ lãi xuất khi đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư từ các quỹ hỗ trợ phát triển, miễn giảm thuế, tiền thuê đất.
Hai là, đối với doanh nghiệp Nhà nước, trong nông nghiệp phải được củng cố một cách toàn diện, đổi mới tổ chức quản lý và nội dung hoạt động theo tinh thần Nghị quyết TW3 của Ban Chấp hành TW Đảng khóa IX. Phân biệt rõ doanh nghiệp công ích và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có chính sách đầu tư đúng. Có thể thực hiện cổ phần hoặc bán cổ phần để tinh giản bộ máy phục vụ tốt sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất giống, phục vụ thủy lợi hóa, cơ giới hóa để phục vụ tốt yêu cầu của sản xuất nông nghiệp.
Tăng cường vai trò của kinh tế Nhà nước trong phát triển nông nghiệp thông qua việc cung ứng dịch vụ kỹ thuật chất lượng cao, giá cả hợp lý, các hợp đồng gia công tiêu thụ sản phẩm chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Xây dựng cơ chế thông thoáng và mở rộng các hình thức liên kết, liên doanh với các hợp tác xã, chủ trang trại, hộ nông dân để ký kết hợp đồng kinh tế, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, chuyển giao kỹ thuật...
Ba là, đối với kinh tế hợp tác, tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng hoạt động, quan tâm đầy đủ hơn nữa tính tự nguyện dân chủ, cùng có lợi và cần chấn chỉnh hoạt động dịch vụ quản lý tài chính để đạt hiệu quả kinh tế cao, sẽ là sức thu hút lớn các hộ nông dân tham gia xây dựng hợp tác xã kiểu mới. UBND tỉnh nghiên cứu sắp xếp bố trí cán bộ, hình thành bộ máy chuyên trách theo dõi hướng dẫn phát triển kinh tế hợp tác xã tại các sở ban ngành. Trước hết thành lập các chi cục hợp tác xã và phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tiến hành thực hiện bảo hiểm xã hội
đối với cán bộ và xã viên hợp tác xã, để khuyến khích sự tham gia nhiệt tình, sáng tạo của mọi tầng lớp dân cư.
Bốn là, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại theo Chỉ thị số 29- CT/TU về việc chỉ đạo các ngành, địa phương thực hiện tốt các chính sách phát triển kinh tế trang trại đi vào sản xuất hàng hóa đạt hiệu quả kinh tế cao, trở thành hạt nhân trong phong trào thi đua lao động sản xuất ở nông thôn, tạo thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung và CDCC KT nông nghiệp thu hút vốn, lao động... hỗ trợ 250 triệu đồng, mở 25 - 30 lớp đào tạo nghề với 2.500 người.
Năm là, đối với kinh tế hộ gia đình cần tiếp tục thưc hiện các chính sách của Nhà nước, nhằm phát huy tốt hơn vai trò tự chủ trong sản xuất kinh doanh và chuyển nhanh sang sản xuất hàng hóa. Khuyến khích phát triển đi đôi với tăng cường quản lý Nhà nước đối với kinh tế cá thể, tiểu thủ.
Sáu là, tỉnh tăng cường đầu tư hỗ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân cả bề rộng lẫn chiều sâu ở tất cả các xã, huyện trong tỉnh. Hướng dẫn các cơ sở sản xuất về công tác tiếp thị, tư vấn tìm đối tác: Tổ chức cho các cơ sở sản xuất tiếp cận học tập kinh nghiệm tốt của các đơn vị khác. Ngành Ngân hàng thực hiện tốt công tác hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất vay vốn từ nhiều nguồn: Tín dụng, đầu tư từ các công trình dự án. Tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ tay nghề cho người chủ trang trại và người lao động tại các cơ sở kinh tế tư nhân nông nghiệp, nông thôn.
Tỉnh có chính sách ưu đãi theo QĐ số 13/2003- QĐ/UB ngày 18/3/2003 của UBND tỉnh đối với đầu tư trong và ngoài nước vào địa bàn Hưng Yên: Giá đất cho thuê ở mức thấp nhất theo khung giá quy định của Nhà nước ở KVI, KVII = 70% của KVI, miễn và giảm tiền thuế đất, miễn 7 năm đối với những dự án có vốn đầu tư nước ngoài, 6 năm đối với đầu tư trong nước ở Khu vực I + II, 13 năm đối với khu vực III, hỗ trợ đền bù, giải phóng mặt bằng từ ngân sách tỉnh KVII = 50%, KVII =70%, hỗ trợ 30% kinh phí cho
đào tạo sử dụng lao động đối với các dự án đầu tư vào KVII, 50% ở KVIII. Ưu đãi về thuế; giảm thuế thu nhập [41].
Bảy là, mở rộng hình thức kinh tế tư bản Nhà nước để làm cho nền kinh tế phát triển nhanh, đồng thời đi đúng định hướng XHCN. Tỉnh cần có chính sách khuyến khích các hình thức đầu tư, liên doanh liên kết từ các tổ chức nước ngoài và các nguồn đầu tư ngoại tỉnh, tăng nguồn vốn, thu hút lao động tại chỗ trên địa bàn Hưng Yên.
Tóm lại, việc củng cố hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, một mặt phải đảm bảo vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước, mặt khác cần đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng của mọi thành phần kinh tế trong khuôn khổ pháp luật, nhằm phát huy tính năng động và hiệu quả của các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế hộ của nông nghiệp.