Giá bán của Công ty trong từng thời gian căn cứ vào diễn biến giá cả trên thị trƣờng và khung giá quy định của Tổng công ty xi măng Việt Nam.
Mỗi một sản phẩm đƣợc sản xuất ra đều có một khung giá riêng nhằm đáp ứng đƣợc khả năng chi trả, năng lực tài chính của nhiều đối tƣợng khách hàng khác nhau. Mặt khác Công ty cũng quy định mức giá bán đều dựa trên nguyên tắc “kết cấu”. Điều này có nghĩa rằng: để định mức giá bán cho sản phẩm thì trƣớc hết Công ty đã dựa vào chi phí của các thành phần hình thành nên loại sản phâm đó, chang hạn nhƣ: chi phí của đá vôi, đất sét, quặng...đồng thời Công ty xi măng Sông Đà cũng căn cứ vào mức
giá bán do Tổng công ty xi măng Việt Nam áp đặt xuống. Dựa vào điều kiện đó Công ty sẽ có đƣợc mức giá bán cho sản phẩm của mình.
Giá bán tại nhà máy: là giá trên phƣơng tiện nhà phân phối. Giá tại các Tỉnh, Thành phố :
+ Đối với vận tải đƣờng sắt, đƣờng thủy: Là giá trên phƣơng tiện nhà phân phối tại ga, cảng đầu mối.
+ Đối với vận tải đƣờng bộ: Là giá trên phƣơng tiện của Công ty tại kho của nhà phân phổi ở nội thành
Mặc dù so với các đổi thủ cạnh tranh thì giá bán buôn của Công ty luôn rẻ hơn và khá ổn định, nhƣng do chính sách phân phối sản phẩm của Công ty nên khi sản phấm đến tay ngƣời tiêu dùng thƣờng có giá cao hơn rất nhiều so với giá bán của Công ty và mức giá này thƣờng biến động theo nhu cầu của thị trƣờng. Mặt khác, giá bán lẻ sản phẩm của Công ty trên thị trƣờng lại còn phải phụ thuộc vào từng khu vực địa lý phải chịu chi phí vận chuyển sản phẩm từ Công ty đến nơi tiêu thụ. Điều này đã làm cho ngƣời tiêu dùng thiếu tin tƣởng vào mức giá của Công ty do đó ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm, có thế nói rằng đây là một trong những nhƣợc điếm vẫn còn tồn tại của Công ty hiện nay, vì thế mà trong tƣơng lai Công ty nên có những chính sách ổn định giá cả nhằm giúp cho sản phẩm có thế thâm nhập và mở rộng thị phần.