2.5.3.1 Xây dựng thang đo
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng thang đo 05 bậc/mức để đo lƣờng đánh giá lập kế hoạch marketing của công ty và độ trung thành khách hàng đối với công ty.
2.5.3.2 Thiết kế bảng hỏi
Bảng hỏi là tập hợp các câu hỏi và câu trả lời của đáp viên đƣợc sắp xếp theo một trình tự logic và hợp lý. Các câu hỏi trong bảng hỏi đƣợc thiết kế phù hợp với mục đích của công trình nghiên cứu. Bảng hỏi đƣợc thiết kế càng sát với mục đích nghiên cứu thì kết quả sẽ đem lại hiệu quả cao. Để thiết kế một bảng hỏi logic và hợp lý cần các bƣớc sau:
- Bƣớc 1: Xác định các dữ liệu cần tìm.
Dựa vào mục tiêu và nội dung nghiên cứu, đối tƣợng phỏng vấn từ đó xác định đƣợc các dữ liệu cần tìm tác động đến lập kế hoạch marketing và độ trung thành khách hàng đối với công ty
- Bƣớc 2: Xác định phƣơng pháp phỏng vấn.
Có rất nhiều cách phỏng vấn, tuy nhiên với mỗi khách hàng mà chúng ta phải chọn cách phỏng vấn nào phù hợp, đem lại hiệu quả nhất. Có rất nhiều cách phỏng vấn nhƣ gọi điện thoại, gửi mail, phỏng vấn trực tiếp…Luận văn chủ yếu sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi.
- Bƣớc 3: Phác thảo nội dung bảng hỏi
Phác thảo câu hỏi có nội dung phù hợp với mục đích nghiên cứu. Sắp xếp các câu theo trình tự hợp lý.
- Bƣớc 4: Chọn dạng câu hỏi
Trong quá trình điều tra, có rất nhiều loại câu hỏi. Tuy nhiên, phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu và phƣơng pháp thống kê để có thể lựa chọn dạng câu hỏi logic nhất. Dạng câu hỏi đƣợc sử dụng trong Bảng hỏi là câu hỏi đóng
- Bƣớc 5: Xác định từ ngữ cho thích hợp với nội dung bảng hỏi. - Bƣớc 6: Xác định cấu trúc bảng hỏi
• Phần mở đầu: Nêu lên nội dung của cuộc điều tra.
• Câu hỏi định tính: Là câu hỏi xác định đối tƣợng đƣợc phỏng vấn
• Câu hỏi hâm nóng: Là câu hỏi có tác dụng để ngƣời đƣợc phỏng vấn hiểu đƣợc chủ đề của cuộc điều tra mà bảng hỏi hƣớng đến
• Câu hỏi đặc thù: Là câu hỏi có tác dụng nêu rõ nội dung cần nghiên cứu. • Câu hỏi phụ: Là câu hỏi có tác dụng thu thập thông tin về đặc điểm của ngƣời đƣợc phỏng vấn ( tuổi tác, nghề nghiệp, công việc…)
- Bƣớc 7: Thiết kế trình bày bảng hỏi
2.5.3 Thu thập dữ liệu 2.5.4 Phân tích số liệu
Bằng cách tổng hợp dữ liệu thu đƣợc thông qua bảng hỏi tác giả tiến hành phân tích dữ liệu dựa trên phần mềm Excel từ đó đƣa ra các biểu đồ lập kế hoạch marketing thông qua bảng hỏi.
2.5.5 Kết luận về kết quả nghiên cứu
Sau khi phân tích số liệu thu thập đƣợc của quá trình điều tra, tác giả sẽ nhận thấy các nhân tố nào có yếu tố quyết định tới vấn đền nghiên cứu. Từ kết quả đó, tác giả sẽ đƣa ra đƣợc kết luận của vấn đề nghiên cứu và đƣa ra giải pháp hợp lý nhất
CHƢƠNG 3: CƠ SỞ LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CỦA CÔNG TY XI MĂNG SÔNG ĐÀ
3.1 Giới thiệu công ty xi măng Sông Đà
3.1.1 Hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty.
Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG SÔNG ĐÀ Tên thƣờng gọi: CÔNG TY XI MĂNG SÔNG ĐÀ
Tên giao dịch tiếng Anh: SONG DA CEMENT JOINT - STOCK COMPANY.
Trụ sở giao dịch: Phƣờng Tân Hòa - Thành Phố Hòa Bình - Tỉnh Hòa Bình. Điện thoại: (0128) 3854515. Fax: (0128) 3854138
Số ĐKKD: 25.03.000009 - CTCP. Do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Hòa Bình cấp ngày 29 tháng 11 năm 2002
Sau khi hoàn thành xong công trình thủy điện Hòa Bình, để giải quyết nguồn nhân lực còn dƣ thừa, Lãnh đạo Tổng công ty xây dựng Sông Đà nghiên cứu xây dựng Nhà máy xi măng Sông Đà - Hòa bình với dây chuyền máy móc của Trung Quốc đạt công suất 8,2 vạn tấn/năm.
Công ty đã xây dựng nhà máy xi măng lò đứng có ƣu điểm là chất lƣợng xi măng cao và có nhiều hƣớng ổn định, mác xi măng đạt từ PC30 đến PC40 và cũng có thể thõa mãn nhu cầu xi măng có thể thõa mãn nhu cầu xi măng có cƣờng độ lớn. Nguyên liệu làm ra sản phẩm đã có sẵn ở địa phƣơng nhƣ đá, đất sét và nguồn nhân lực. Diện tích xây dựng nhà máy nhỏ, bố cục linh hoạt.
Nhà máy đƣợc thành lập theo Quyết định số 132 ngày 04/09/1994 của Tổng công ty Sông Đà. Tháng 2 năm 1993, Nhà máy chính thức khởi công xây dựng. Tổng diện tích đất nhà máy là 35.333 m2 trong đó diện tích nhà xƣởng là 32.600 m2, diện tích sân bãi là 2.753m2. Đến tháng 10 năm 1994 Nhà máy đi vào sản xuất. Địa hình Nhà máy có nhiều thuận lợi cho sản xuất. Một bên Nhà máy nằm sát với Sông Đà, còn một bên gần với quốc lộ 6 thuận tiện cho việc chuyển chở, vận chuyển vật liệu về và tiêu thụ sản phẩm cả về đƣờng sông và đƣờng bộ.
chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam và sản phẩm đƣa vào xây dựng công trình trọng điểm nhƣ Nhà máy mía đƣờng Hòa Bình và các công trình xây dựng dân dụng khác.
Đến tháng 06 năm 1996 xi măng Nhà nƣớc tiếp tục đƣợc cấp dấu chất lƣợng hợp chuẩn đã sản xuất và tiêu thụ đạt 80% công suất thiết kế
Tháng 03 năm 1998 sản phẩm xi măng của Nhà máy đạt huy chƣơng bạc về chất lƣợng quốc gia, đạt 100% công suất thiết kế và tiêu thụ.
Năm 2000 Tổng Công ty giao kế hoạch cho Nhà máy sản xuất tiêu thụ 75.000 tấn xi măng nhƣng thực tế đã sản xuất và tiêu thụ 85.000 tấn.
Tháng 10 năm 2001 Nhà máy đƣợc cấp chứng nhận Hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001- 2000. Hiện nay Nhà máy vẫn duy trì áp dụng và cải tiến hệ thống quản lý chất lƣợng ngày càng tốt. Từ năm 2001, 100 % sản phẩm xi măng xuất kho đều đạt và vƣợt tiêu chuẩn Quốc gia, đƣợc khách hàng tín nhiệm. Mẫu mã bao bì đƣợc cải tiến và hợp thị hiếu của khách hàng.
Từ một Doanh nghiệp Nhà nƣớc hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh xi măng sau khi cổ phần hóa công ty sẽ từng bƣớc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm lĩnh vực:
- Sản xuất xi măng
- Kinh doanh dịch vụ xi măng, vận tải.
- Sản xuất kinh doanh sản phẩm từ xi măng phục vụ công tác xây dựng.
Năm 2002, kế hoạch sản xuất và tiêu thụ đặt ra là 90.000 tấn xi măng/ năm, thực tế đã sản xuất và tiêu thụ 110.000 tấn, đạt 122% so với kế hoạch và đạt 134% so với công suất thiết kế. Từ năm 2003 cho đến nay, sản lƣợng sản xuất và tiêu thụ luôn đƣợc giữ vững, đạt từ 80.000 tấn đến 110.000 tấn/ năm.
Năm 2005, Công ty cổ phần xi măng Sông Đà đã vinh dự đƣợc Đảng và Nhà nƣớc trao tặng Huân chƣơng lao động hạng III cho những đóng góp của đơn vị trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nƣớc.
Từ một đơn vị hạch toán phụ thuộc, hoạt động chính là sản xuất xi măng, sau khi cổ phần hóa, Công ty cổ phần Xi măng Sông Đà đi vào hoạt động độc lập theo
Luật doanh nghiệp, ngành nghề sản xuất kinh doanh đang từng bƣớc đƣợc mở rộng.
3.1.2 Phân tích công nghệ sản xuất của Công ty.
Công ty sản xuất một loại sản phẩm duy nhất là xi măng, đƣợc sản xuất dƣới dạng xi măng bao mang mác PCB 30 với trọng lƣợng 50kg/bao.
Công nghiệp sản xuất xi măng của Công ty đƣợc tiến hành theo quy trình công nghiệp Quản lý 9001 - 2000.
Quy trình công nghệ sản xuất của Nhà máy theo kiểu phức tạp, chế biến liên tục, khép kín, dây chuyền sản xuất hiện đại, hoàn toàn đƣợc cơ giới hóa, một số bộ phận đƣợc tự động hoá.
Quá trình thực hiện nhƣ sau:
- Đá vôi: Hợp đồng mua ngoài đã đƣợc khảo sát đảm bảo chất lƣợng, vận chuyển bằng thuyền về cảng Công ty, sau đó đƣợc chuyển lên bãi hoặc đƣa trực tiếp vào máy nghiền cấp 1. Sau đó vào nghiền đá cấp 2.Qua băng tải chuyển chứa vào cụm Xilô 4-1; 4-2 từ đó chuyển sang Xilô đá vôi.
- Đất sét: Khai thác tại nơi đã đƣợc khảo sát, vận chuyển thăng bằng ôtô về nhập kho. Sau đó sấy đất sét rồi đƣa vào xilô đất sét.
- Than, xỉ pirít, khoáng hoá, thạch cao, phụ gia: Mua từ các nhà cung ứng về nhập kho. Than đƣa vào nhà sấy sau đó chứa vào xilô than. Xỉ pirít đƣa qua nhà sấy sau do chứa và xilô xỉ pirít. Khoáng hoá đƣợc gia công đập nhỏ bằng kẹp hàm chứa ở xilô khoáng hoá.
Phòng Kỹ thuật hoá nghiệm tiến hành kiểm tra phân tích thành phần hoá học các nguyên liệu để phù hợp với yêu cầu kỹ thuật.
XƢỞNG THÀNH PHẨM
Nguồn: Phòng sản xuất Công ty xi măng Sông Đà
Kẹp hàm Vận thăng Boongke thạch cao CBĐL Máy nghiền xỉ Máy phân LV Xi lô 12 Đóng bao Kho xi măng bao KT
Hình 3.1: Quy trình công nghệ tại xƣờng thành phẩm
Kho thạch cao Xi lô 9 Băng tải Boongke chứa CBĐL Kho phụ gia Vận thăng Boongke chứa phụ gia Cấp liệu chứa phụ gia Bột thô Ký hiệu: KT: Kiểm tra CBĐL: Cân bằng định lƣợng
* Đồng nhất phối liệu:
Tại xilô bột phối liệu, bột phối liệu đƣợc đồng nhất bằng hệ thống nén khí, sau khi đồng nhất chuyển bột phối liệu sang xilô 7 – 4.
* Về viên:
Bột phối liệu đã đồng nhất chứa ở xilô 7-4 đƣợc vận chuyển lên máy vê viên qua hệ thống vít tải, vận thăng, cân vít tải, máy trộn 2 trục.
* Nung luyện Clanhke:
Viên phối liệu từ máy vê viên qua máy rảo liệu và lò nung. Công nhân vận hành hệ thống lò nung Clanhke thực hiện. Clanhke ra lò đƣợc qua máy thiết bị vận chuyển kín, đập hàm, vận thăng, vận chuyển tấm gạt và chứa vào cụm xilô 9.
* Nghiền xi măng
Rút Clanhke từ cụm xilô 9 sang Boongke chứa Clanhke. Đập vận chuyển thạch cao, phụ gia đƣa vào các Boongke chứa. Clanhke, phụ gia, thạch cao đƣợc phối trộn theo tỷ lệ do Phòng Kỹ thuật hoá nghiệm chỉ đạo bằng hệ thống cân băng tải điều tốc và cấp vật liệu mâm tròn đƣa vào máy nghiền. Hỗn hợp Clanhke, phụ gia, thạch cao đƣợc nghiền luyện thành xi măng bằng máy nghiền bi. Bột xi măng sau khi nghiền đƣợc đƣa qua máy phân lý để tuyển chọn. Bột mịn đƣợc vận chuyển vào xilô 12, bột thô đƣợc quay lại máy nghiền. Bột xi măng đƣợc chứa vào cụm xilô 12. Trong khi vận chuyển vào cụm xilô 12 xi măng sẽ đƣợc kiểm tra.
* Đóng bao xi măng:
Từ cụm xilô 12 bột xi măng đƣợc rút ra đóng bao, mỗi bao khối lƣợng 50kg. Vận chuyển xi măng bao xếp vào kho và bảo quản.
Trong Công ty, kho xi măng lƣu kho để quá 1 tháng thì tiến hành lấy mẫu đánh giá lại chất lƣợng, kết quả đảm bảo mới đƣợc xuất bán.
3.1.3 Tổ chức quản lý hoạt động Sản xuất của công ty
Để phù hợp với chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với yêu cầu quản lý. Bộ máy quản lý của Công ty cổ phần xi măng sông Đà đã đƣợc tổ chức theo mô hình trực tuyến. Đứng đầu là Đại hội đồng cổ đông – là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công ty. Sau đó là Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, dƣới đó là Giám đốc,
các Phó giám đốc và Kế toán trƣởng giúp việc cho Giám đốc chỉ đạo các phòng ban. Dƣới các phòng ban là các phân xƣởng trực tiếp sản xuất ra sản phẩm.
Với mô hình này Đại hội đồng cổ đông có quyền cao nhất trong Công ty. Mô hình này gọn nhẹ, phù hợp với cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần của Luật doanh nghiệp.
- Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty cổ phần bao gồm các cổ đông có quyền biểu quyết, có quyền tổ chức hoặc giải thể Công ty, quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần đƣợc quyền chào bán và ngƣợc lại, quyết định mức cổ tức hàng năm đối với loại cổ phần. Quyết định sửa đổi bổ xung Điều lệ Công ty. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua bằng hai cách: lấy biểu quyết và lấy ý kiến bằng văn bản. Chế độ thƣờng kỳ ít là mỗi năm họp một lần.
- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, nhân danh Công ty để quyết định các vấn về liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền Đại hội đồng cổ đông (theo điều 80 Luật Doanh nghiệp). Hội đồng quản trị có nhiệm vụ quyết định chiến lƣợc của Công ty, quyết định giải pháp phát triển thị trƣờng, quyết định nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đong, cơ cấu tổ chức, lập quy chế quản lý nội bộ của Công ty. Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác. Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có 01 phiếu biểu quyết.
- Ban kiểm soát: Là do Đại hội đồng cổ đông bầu ra (theo điều 88 Luật Doanh nghiệp). Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động của Công ty, kiểm tra tình hình tài chính của Công ty và báo cáo kết quả kiểm tra với Đại hội đồng cổ đông.
- Giám đốc: Là do Hội đồng quản trị bổ nhiệm một thành viên trong số các thành viên của Hội đồng quản trị làm Giám đốc (theo điều 85 Luật Doanh nghiệp). Giám đốc là ngƣời điều hành các hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm, nhiệm vụ quyền hạn của Công ty trƣớc Hội đồng quản trị và pháp luật.
- Các Phó giám đốc: ở Công ty cổ phần xi măng Sông Đà, Hội đồng quản trị bổ nhiệm 4 Phó giám đốc gồm:
hoạch sản xuất kinh doanh, vật tƣ, tài chính kế toán, Marketing, tổ chức hành chính…
+ Phó Giám đốc công nghệ, Phó giám đốc Kỹ thuật,. Phó giám đốc Sản xuất: giúp
Giám đốc về vấn đề kỹ thuật, công nghệ, máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất…. Các Phó giám đốc này có nhiệm vụ giúp việc cho Giám đốc, thƣờng xuyên báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trình lên Giám đốc và cấp trên.
- Phòng tài chính Kế toán: Có nhiệm vụ ghi chép, theo dõi, phản ánh, lập các báo cáo tài chính về vốn, tài sản của Công ty theo quy định chế độ tài chính hiện hành; bảo quản lƣu trữ hồ sơ số liệu, quản lý thống nhất số liệu thống kê.
- Phòng Kinh tế kế hoạch: Có nhiệm vụ lập dự trù kế hoạch, xây dựng kế hoạch giá thành, xây dựng định mức tiền lƣơng, xây dựng hợp đồng kinh tế, lập dự trù và quyết toán chi phí sữa chữa lớn, lập kế hoạch xây dựng.
- Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tham mƣu cho Giám đốc các vấn đề về nhân sự, tổ chức cán bộ, sắp xếp bộ máy quản lý của Công ty một cách gọn nhẹ, hợp lý và hiệu quả. Tuyển dụng cán bộ nhân viên, bồi dƣỡng đào tạo đề bạt cán bộ, thanh toán tiền lƣơng tiền công và các chế độ khác với ngƣời lao động, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên, tổ chức phát động và phong trào thi đua.
- Phòng Vật tƣ tiêu thụ: Có nhiệm vụ mua bán nguyên vật liệu, thiết bị cần thiết, tiếp thị, tiêu thụ xi măng tới các công trình, đại lý, cửa hàng.
- Phòng Quản lý cơ điện: có nhiệm vụ quản lý, điều hành công việc sữa chữa