Để phù hợp với chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với yêu cầu quản lý. Bộ máy quản lý của Công ty cổ phần xi măng sông Đà đã đƣợc tổ chức theo mô hình trực tuyến. Đứng đầu là Đại hội đồng cổ đông – là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công ty. Sau đó là Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, dƣới đó là Giám đốc,
các Phó giám đốc và Kế toán trƣởng giúp việc cho Giám đốc chỉ đạo các phòng ban. Dƣới các phòng ban là các phân xƣởng trực tiếp sản xuất ra sản phẩm.
Với mô hình này Đại hội đồng cổ đông có quyền cao nhất trong Công ty. Mô hình này gọn nhẹ, phù hợp với cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần của Luật doanh nghiệp.
- Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty cổ phần bao gồm các cổ đông có quyền biểu quyết, có quyền tổ chức hoặc giải thể Công ty, quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần đƣợc quyền chào bán và ngƣợc lại, quyết định mức cổ tức hàng năm đối với loại cổ phần. Quyết định sửa đổi bổ xung Điều lệ Công ty. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua bằng hai cách: lấy biểu quyết và lấy ý kiến bằng văn bản. Chế độ thƣờng kỳ ít là mỗi năm họp một lần.
- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, nhân danh Công ty để quyết định các vấn về liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền Đại hội đồng cổ đông (theo điều 80 Luật Doanh nghiệp). Hội đồng quản trị có nhiệm vụ quyết định chiến lƣợc của Công ty, quyết định giải pháp phát triển thị trƣờng, quyết định nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đong, cơ cấu tổ chức, lập quy chế quản lý nội bộ của Công ty. Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác. Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có 01 phiếu biểu quyết.
- Ban kiểm soát: Là do Đại hội đồng cổ đông bầu ra (theo điều 88 Luật Doanh nghiệp). Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động của Công ty, kiểm tra tình hình tài chính của Công ty và báo cáo kết quả kiểm tra với Đại hội đồng cổ đông.
- Giám đốc: Là do Hội đồng quản trị bổ nhiệm một thành viên trong số các thành viên của Hội đồng quản trị làm Giám đốc (theo điều 85 Luật Doanh nghiệp). Giám đốc là ngƣời điều hành các hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm, nhiệm vụ quyền hạn của Công ty trƣớc Hội đồng quản trị và pháp luật.
- Các Phó giám đốc: ở Công ty cổ phần xi măng Sông Đà, Hội đồng quản trị bổ nhiệm 4 Phó giám đốc gồm:
hoạch sản xuất kinh doanh, vật tƣ, tài chính kế toán, Marketing, tổ chức hành chính…
+ Phó Giám đốc công nghệ, Phó giám đốc Kỹ thuật,. Phó giám đốc Sản xuất: giúp
Giám đốc về vấn đề kỹ thuật, công nghệ, máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất…. Các Phó giám đốc này có nhiệm vụ giúp việc cho Giám đốc, thƣờng xuyên báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trình lên Giám đốc và cấp trên.
- Phòng tài chính Kế toán: Có nhiệm vụ ghi chép, theo dõi, phản ánh, lập các báo cáo tài chính về vốn, tài sản của Công ty theo quy định chế độ tài chính hiện hành; bảo quản lƣu trữ hồ sơ số liệu, quản lý thống nhất số liệu thống kê.
- Phòng Kinh tế kế hoạch: Có nhiệm vụ lập dự trù kế hoạch, xây dựng kế hoạch giá thành, xây dựng định mức tiền lƣơng, xây dựng hợp đồng kinh tế, lập dự trù và quyết toán chi phí sữa chữa lớn, lập kế hoạch xây dựng.
- Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tham mƣu cho Giám đốc các vấn đề về nhân sự, tổ chức cán bộ, sắp xếp bộ máy quản lý của Công ty một cách gọn nhẹ, hợp lý và hiệu quả. Tuyển dụng cán bộ nhân viên, bồi dƣỡng đào tạo đề bạt cán bộ, thanh toán tiền lƣơng tiền công và các chế độ khác với ngƣời lao động, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên, tổ chức phát động và phong trào thi đua.
- Phòng Vật tƣ tiêu thụ: Có nhiệm vụ mua bán nguyên vật liệu, thiết bị cần thiết, tiếp thị, tiêu thụ xi măng tới các công trình, đại lý, cửa hàng.
- Phòng Quản lý cơ điện: có nhiệm vụ quản lý, điều hành công việc sữa chữa thay thế các thiết bị điện đáp ứng yêu cầu sản xuất liên tục của Công ty.
- Phòng Kỹ thuật hóa nghiệm: Có nhiệm vụ điều hành sản xuất và khống chế giám sát chất lƣợng ở các khâu nguyên vật liệu nhập về, nghiền nguyên vật liệu sống, nung Clanhke và thành phẩm xi măng.
- Các Xƣởng, Đội sản xuất: Tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm.