Hành vi của nhân viên hướng đến thương hiệu thông qua việc phối hợp thông điệp thương hiệu vào các hoạt động cụ thể như: sử dụng kiến thức về giá trị thương hiệu của công ty để hoàn thành công việc có chất lượng cao và hữu hiệu hơn, ra quyết định đối với những yêu cầu của khách hàng dựa trên những giá trị thương hiệu.
Bảng 3.4: Thang đo và mã hóa thang đo hành vi hỗ trợ thương hiệu
Nguồn: Punjaisri và cộng sự (2009b)
Mã hóa Các biến quan sát
LOY1 Tôi cảm thấy hạnh phúc để làm việc đến hết thời gian còn lại của tôi. LOY2 Tôi không có ý định chuyển đến trường khác lúc này.
LOY3 Ý định ở lại của tôi được thôi thúc bởi thực tế là tôi rất tài giỏi trong việc thực hiện lời hứa thương hiệu.
Mã hóa Các biến quan sát
BEH1 Mức độ chất lượng phục vụ của tôi đáp ứng được những chuNn mực đã được công bố của trường.
BEH2 Tôi có thể hoàn thành một cách xuất sắc những trách nhiệm được đề cập cụ thể trong bảng mô tả công việc của tôi.
BEH3 Tôi có thể thực hiện một cách hữu hiệu việc giữ tròn thương hiệu đối với sinh viên.
BEH4 Tôi luôn luôn đáp ứng những yêu cầu riêng của sinh viên theo những chuNn mực đã được công bố.
Thang đo hành vi hỗ trợ thương hiệu được vận dụng và hiệu chỉnh từ thang đo của các tác giả trước (Punjaisri và cộng sự, 2009a, 2009b; Punjaisri và Wilson, 2011) đo lường mức độ nhân viên thực hiện lời hứa thương hiệu. Thang đo này gồm 4 biến quan sát và mã hóa như trong Bảng 3.4.