viên
Dưới đây trình bày kết quả CFA của mô hình các yếu tố tác động lên giá trị thương hiệu dựa trên nhân viên bao gồm: xây dựng thương hiệu nội bộ (IBR) và văn hóa tổ chức (HIE).
Kết quả CFA của mô hình đo lường các yếu tố tác động lên giá trị thương hiệu dựa trên nhân viên được trình bày trong Hình 4.2. Kết quả ước lượng chi tiết của mô hình xem Phụ lục 6.2.
Mô hình này có 91 bậc tự do. CFA cho thấy các thông số của mô hình như sau: Chi-square = 261.365 (p = .000), CMIN/df = 2.872 < 3. Các chỉ tiêu khác cho thấy mô hình phù hợp với dữ liệu thị trường, cụ thể: GFI, TLI và CFI lần lượt là 0.930, 0.954 và 0.968 đều > 0.9; và RSMEA = 0.065 < 0.08. Trọng số chuNn hóa của tất cả các biến trong mô hình thang đo các yếu tố tác động lên giá trị thương hiệu dựa trên nhân viên cũng đều đạt mức ý nghĩa (p = 0.000), có giá trị từ 0.56 trở lên, đều > 0.5. Kết quả này cho thấy thang đo các yếu tố tác động lên giá trị thương hiệu dựa trên nhân viên mang tính đơn hướng và đạt giá trị hội tụ. Tương quan giữa các yếu tố trong khái niệm này được thể hiện trong Bảng 4.5.
Hình 4.2: Kết quả CFA (chuNn hóa) các thang đo yếu tố tác động lên giá trị thương hiệu dựa trên nhân viên
Kết quả phân tích trong Bảng 4.5 cho thấy, hệ số tương quan ước lượng liên kết với sai số chuNn (SE) của mối tương quan giữa khái niệm xây dựng thương hiệu
nội bộ và văn hóa tổ chức cho giá trị p = 0.000 < 0.05, nên hệ số tương quan của cặp khái niệm này khác biệt so với 1 ởđộ tin cậy 95%, vậy cặp khái niệm này đạt được giá trị phân biệt.
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các biến trong mô hình đo lường các yếu tố tác động lên giá trị thương hiệu dựa trên nhân viên
Tương quan r SE CR P-value
HIE <--> IBR 0.704 0.074449 3.975866 0.000
Nguồn: tính toán của tác giả
Hệ số tin cậy tổng hợp và phương sai trích của các thang đo yếu tố tác động lên giá trị thương hiệu dựa trên nhân viên thể hiện trong Bảng 4.3 và Bảng 4.6, cho thấy đều đạt giá trị > 0.5. Điều này khẳng định hai thang đo yếu tố tác động lên giá trị thương hiệu dựa trên nhân viên đều tin cậy.
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo văn hóa tổ chức (HIE)
ρc ρvc Trung bình λ
HIE 0.889 0.610 0.783
Ghi chú: ρc - hệ số tin cậy tổng hợp; ρvc - tổng phương sai trích
Nguồn: tính toán của tác giả
Kết hợp với kết quả kiểm định giá trị phân biệt trong mục này, rút ra kết luận rằng hai khái niệm xây dựng thương hiệu nội bộ và văn hóa tổ chức là hai yếu tố phân biệt tác động lên giá trị thương hiệu dựa trên nhân viên trong giáo dục đại học ở Việt Nam.
Đánh giá độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s alpha của thang đo văn hóa tổ chức trong mô hình này cho kết quả như trong Bảng 4.7. Kết hợp với kết quả trong Bảng 4.4, độ tin cậy của thang đo xây dựng thương hiệu nội bộ, tất cả thang đo của các yếu tố tác động lên giá trị thương hiệu dựa trên nhân viên đều có hệ số α > 0.6 và các biến trong mỗi thang đo đều có tương quan biến tổng > 0.3. Vì thế, các thang đo đảm bảo tính kiên định nội tại xuyên suốt tập hợp các biến quan sát trong nó.
Bảng 4.7: Cronbach’s alpha của thang đo văn hóa tổ chức Thang đo văn hóa tổ chức (HIE): α = 0.876
Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Cronbach alpha nếu loại biến HIE1 15.64 10.502 .707 .852 HIE2 15.86 10.205 .744 .837 HIE3 15.55 9.693 .743 .839 HIE4 15.28 10.387 .744 .838 HIE5 15.64 10.502 .707 .852 Nguồn: tính toán của tác giả
Như vậy, qua kết quả CFA mô hình đo lường các yếu tố tác động lên giá trị thương hiệu dựa trên nhân viên, gồm xây dựng thương hiệu nội bộ và văn hóa tổ chức đều phù hợp dữ liệu thị trường, đạt tính đơn hướng, đảm bảo giá trị hội tụ, đảm bảo độ tin cậy và giá trị phân biệt.