Kết luận về kết quả nghiên cứu sơ bộ

Một phần của tài liệu Giá trị thương hiệu trường đại học dựa trên nhân viên nghiên cứu tại việt nam (Trang 85)

Qua triển khai chương trình nghiên cứu sơ bộ, với việc phỏng vấn 135 người là nhân viên của trường đại học và đưa vào phân tích dữ liệu, cho ra kết quả nghiên cứu sơ bộ như đã trình bày trong nội dung Mục 3.3.3 và Mục 3.3.4. Sau khi đánh giá độ tin cậy của các thang đo, điều chỉnh các thang đo để có độ tin cậy cao và thích hợp. Các thang đo được đưa vào phân tích EFA đểđánh giá hệ số tải nhân tố của các biến trong thang đo. Đồng thời, sơ bộ đánh giá tính phân biệt của các thang đo theo phạm trù ý nghĩa của nó trong mô hình nghiên cứu. Kết quả đánh giá sơ bộ cho thấy các thang đo hầu hết được giữ nguyên. Thang đo định hướng, văn hóa tổ chức và sự gắn bó thương hiệu có sựđiều chỉnh cụ thể như sau:

-Thang đo định hướng điều chỉnh nội dung của 1 biến quan sát và thêm vào 1 biến quan sát mới tạo thành thang đo với 3 biến quan sát;

-Thang đo văn hóa tổ chức loại bỏ 1 biến quan sát, chỉ còn 5 biến, tạo thành thang đo với 5 biến quan sát;

-Thang đo sự gắn bó thương hiệu loại bỏ 3 biến quan sát, chỉ còn 5 biến, tạo thành thang đo với 5 biến quan sát.

Riêng 2 thang đo họp nhóm và họp giao ban qua phân tích EFA nhóm lại thành một nhân tố duy nhất. Hai thang đo này sẽđược kiểm định lại trong phân tích CFA. Như vậy, kết quả của đánh giá sơ bộ cho thấy không có sự thay đổi nhiều những biến không phù hợp trong các thang đo và có được danh sách các biến được áp dụng cho nghiên cứu chính thức.

Bảng câu hỏi cuối cùng cho nghiên cứu chính thức được thiết kế trên nền tảng các thang đo đã được chuNn hóa (xem Phụ lục 5), là cơ sởđể tiến hành nghiên cứu chính thức.

3.4. Nghiên cứu chính thức 3.4.1. Cơ cấu và kích thước mẫu

Một phần của tài liệu Giá trị thương hiệu trường đại học dựa trên nhân viên nghiên cứu tại việt nam (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)