Xây dựng thương hiệu nội bộ là một khái niệm bậc hai có bốn thành phần con: đào tạo (TRA), định hướng (ORI), họp nhóm (MEE) và họp giao ban (BRI). Kết quả CFA của mô hình đo lường xây dựng thương hiệu nội bộ được trình bày trong Hình 4.1. Kết quảước lượng chi tiết của mô hình xem Phụ lục 6.1.
Mô hình này có 33 bậc tự do. CFA cho thấy các thông số của mô hình như sau: Chi-square = 92.915 (p = .000), CMIN/df = 2.816 < 3. Các chỉ tiêu khác cho thấy mô hình phù hợp với dữ liệu thị trường, cụ thể: GFI, TLI và CFI lần lượt là 0.964, 0.970 và 0.982 đều > 0.9; và RSMEA = 0.064 < 0.08. Trọng số chuNn hóa của tất cả các biến trong mô hình thang đo xây dựng thương hiệu nội bộ cũng đều đạt mức ý nghĩa (p = 0.000), có giá trị lớn và biến thiên từ 0.60 đến 0.94, đều > 0.5. Kết quả này cho thấy thang đo xây dựng thương hiệu nội bộ mang tính đơn hướng và đạt giá trị hội tụ. Tương quan giữa các yếu tố trong khái niệm này được thể hiện trong Bảng 4.2.
Bảng 4.2: Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các biến trong thang đo xây dựng thương hiệu nội bộ (IBR)
Tương quan r SE CR P-value
TRA <--> ORI 0.394 0.159997 3.787581 0.001 BRI <--> MEE 0.756 0.113946 2.141360 0.040 ORI <--> BRI 0.409 0.158852 3.720448 0.001 TRA <--> MEE 0.411 0.158695 3.711514 0.001 ORI <--> MEE 0.508 0.149943 3.281246 0.002 TRA <--> BRI 0.483 0.152426 3.391811 0.002
Ghi chú: n = số bậc tự do trong mô hình; SE = SQRT(1-r2)/(n-2); CR= (1- r)/SE; r = hệ số tương quan; p-value = TDIST(CR, n-2, 2).
Nguồn: tính toán của tác giả
Kết quả phân tích trong Bảng 4.2 cho thấy, hệ số tương quan ước lượng liên kết với sai số chuNn (SE) của mối tương quan giữa khái niệm họp nhóm và họp giao ban cho giá trị p = 0.040 < 0.050, nên hệ số tương quan của cặp khái niệm này khác biệt so với 1 ởđộ tin cậy 95%, vậy cặp khái niệm này đạt được giá trị phân biệt, trái với kết quả của phân tích EFA. Kết hợp với cơ sở lý thuyết về sự phân biệt của hai khái niệm này, rút ra kết luận rằng: khái niệm họp nhóm và họp giao ban trong giáo dục đại học ở Việt Nam là hai khái niệm phân biệt. Xét những mối quan hệ khác trong mô hình thang đo xây dựng thương hiệu nội bộ, giá trị p của các mối quan hệ này biến thiên từ 0.001 đến 0.002 đều nhỏ hơn 0.05 nên hệ số tương quan của các
cặp khái niệm này khác biệt so với 1 ở độ tin cậy 95%, vậy những cặp khái niệm này đạt được giá trị phân biệt.
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo xây dựng thương hiệu nội bộ (IBR) Thành phần ρc ρvc Trung bình λ TRA 0.865 0.62 0.781 ORI 0.908 0.83 0.875 MEE 0.920 0.85 0.924 BRI 0.859 0.75 0.867
Ghi chú: ρc - hệ số tin cậy tổng hợp; ρvc - tổng phương sai trích
Nguồn: tính toán của tác giả
Kết quảđánh giá độ tin cậy của thang đo xây dựng thương hiệu nội bộđược thể hiện trong Bảng 4.3, cho thấy: hệ số tin cậy tổng hợp và phương sai trích đều đạt giá trị > 0.5. Ðiều này khẳng định độ tin cậy của thang đo lường khái niệm xây dựng thương hiệu nội bộ.
Bảng 4.4: Cronbach’s alpha của thang đo xây dựng thương hiệu nội bộ (IBR)
Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Cronbach alpha nếu loại biến
Thang đo đào tạo (TRA): α = 0.846
TRA1 14.53 13.938 .751 .775
TRA2 14.42 15.506 .522 .876
TRA3 14.10 14.568 .764 .774
TRA4 14.08 13.808 .720 .788
Thang đo định hướng (ORI): α = 0.903
ORI1 9.82 7.937 .763 .899
ORI2 9.51 8.033 .817 .853
ORI3 9.72 7.595 .843 .830
Đánh giá độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s alpha của hai trong bốn thang đo của mô hình này cho kết quả như trong Bảng 4.4 (hai thang đo còn lại chỉ có hai biến quan sát). Hai thang đo được đánh giá đều có hệ sốα > 0.6 và các biến trong mỗi thang đo đều có tương quan biến tổng > 0.3. Vì thế, các thang đo đảm bảo tính kiên định nội tại xuyên suốt tập hợp các biến quan sát trong nó. Như vậy, qua kết quả CFA mô hình đo lường khái niệm bậc hai xây dựng thương hiệu nội bộ, các thang đo lường thành phần gồm: đào tạo, định hướng, họp nhóm và họp giao ban đều phù hợp dữ liệu thị trường, đạt tính đơn hướng, đảm bảo giá trị hội tụ, đảm bảo độ tin cậy và giá trị phân biệt.