trong
Tổng hợp tiến trình phát triển của hướng nghiên cứu về xây dựng thương hiệu từ bên trong và giá trị thương hiệu dựa trên nhân viên từ năm 2000 đến 2015,
được công bố trên 17 tạp chí, cho thấy có 30 nghiên cứu của 48 tác giả. Dưới đây là những đánh giá khái quát phân tích về các khía cạnh: (1) thực nghiệm - phi thực nghiệm, (2) dữ liệu định tính - dữ liệu định lượng, (3) xu hướng mô hình nghiên cứu, (4) đối tượng phỏng vấn, (5) lĩnh vực nghiên cứu và (6) phân bốđịa lý.
(1) Thực nghiệm - phi thực nghiệm: Tỷ lệ các nghiên cứu thực nghiệm là 67%, trong khi số còn lại 33% của nghiên cứu không phải là thực nghiệm. Điều này cho thấy các nhà nghiên cứu đang tập trung vào hướng nghiên cứu thực nghiệm.
(2) Dữ liệu định tính - dữ liệu định lượng: Có 20 nghiên cứu dựa trên thực nghiệm được tiếp tục phân tích về các kiểu dữ liệu đã được sử dụng, và có 13 nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu định lượng, 7 nghiên cứu sử dụng dữ liệu định tính.
Điều này cho thấy có mức độ tập trung vào điều tra theo khảo sát với sự trợ giúp của dữ liệu định lượng là ở mức cao, trong khi mức độ tập trung vào điều tra theo chủ đề với sự trợ giúp của dữ liệu định tính ở mức thấp là một tìm thấy có ý nghĩa cho các nhà nghiên cứu hàn lâm làm rõ.
(3) Xu hướng của mô hình nghiên cứu: Các nghiên cứu tập trung vào 2 loại mô hình: mô hình trình diễn và mô hình thực chứng/kinh nghiệm hợp lý. Phần lớn các nghiên cứu (14 nghiên cứu) dựa trên mô hình thực chứng/kinh nghiệm hợp lý, kế tiếp áp dụng mô hình trình diễn (6 nghiên cứu). Các nghiên cứu dựa trên mô hình thực chứng/kinh nghiệm hợp lý đã sử dụng phương pháp khảo sát có mục tiêu nghiên cứu như: xác định các yếu tố tác động lên giá trị thương hiệu dựa trên nhân viên và các thành phần tạo ra giá trị thương hiệu dựa trên nhân viên (King và Grace, 2010; King, 2010), kiểm tra mối tương quan giữa các thành phần tạo ra giá trị
thương hiệu dựa trên nhân viên (Punjaisri và cộng sự, 2009a, 2009b), vai trò của quản trị nguồn nhân lực đối với xây dựng thương hiệu nội bộ (Aurand và cộng sự, 2005). Các nghiên cứu dựa trên mô hình trình diễn sử dụng phương pháp tiếp cận
mô hình khái niệm với mục tiêu nghiên cứu là khám phá, xác định những yếu tố tác
động, đóng góp đến tính cam kết thương hiệu (Gelb và Rangarajan, 2014), khám phá những yếu tố tác động và những lợi ích của giá trị thương hiệu dựa trên nhân viên (King và Grace, 2009; Cardy và cộng sự, 2007).
(4) Đối tượng phỏng vấn:Chủ yếu tập trung vào các nhà quản lý và tư vấn. (5) Lĩnh vực nghiên cứu: Trong 30 nghiên cứu từ năm 2000 đến nay có 3 nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục (2 đại học và 1 cao đẳng). Các nghiên cứu còn lại trong các lĩnh vực khác như: ngân hàng, dầu khí, khách sạn, v.v…
(6) Phân bố địa lý của các nghiên cứu: Hầu hết các nghiên cứu được thực hiện ở Mỹ, châu Âu và Úc (21 nghiên cứu). Chỉ từ năm 2007 trở lại đây, có vài nghiên cứu được phát triển tại châu Á. Đến nay, số lượng các nghiên cứu được thực hiện tại châu Á là 8 nghiên cứu (4 nghiên cứu tại Thái Lan, 2 tại Trung Quốc, 1 tại Pakistan, và 1 tại Ấn Độ) và châu Phi là 1 nghiên cứu.