Quản lý tài chính trong công tác giao khoán

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế nghiên cứu công tác kế toán trong điều kiện giao khoán tại các đơn vị xây dựng trường hợp công ty quản lý cầu đường đà nẵng (Trang 51 - 56)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2. Quản lý tài chính trong công tác giao khoán

a.Xác định t l giao khoán

Tỷ lệ giao khoán được cụ thể theo từng hình thức giao khoán. Cụ thể như sau:

- Đối vi hp đồng khoán gn:

+ Hợp đồng do Công ty giao khoán cho đội: đối với các công trình sửa chữa thường xuyên: tỷ lệ giao khoán là 87%. Đối với các công trình xây dựng cơ bản: tỷ lệ giao khoán là 91%.

+ Hợp đồng do đội tự khai thác: Để khuyến khích các đội thuộc Công ty, các công trình, hạng mục công trình do đội nào tìm được ngoài các công trình, hạng mục công trình do Công ty giao thì đội đó sẽ được giao trực tiếp thi công. Tỷ lệ giao khoán là 95% đối với công trình có giá trị < 3 tỷ, 96% đối với công trình có giá trị từ 3 tỷ đến 5 tỷ đồng và 97% đối với công trình có giá trị > 5 tỷ. Đội thi công gần như được hưởng toàn bộ lợi ích kinh tế từ công trình, hạng mục công trình đó.

- Đối vi hp đồng khoán khon mc chi phí:

+ Hợp đồng khoán chi phí nhân công: tỷ lệ giao khoán là 85% chi phí nhân công trực tiếp theo hồ sơ dự toán được duyệt.

+ Hợp đồng giao khoán nguyên vật liệu: công ty chỉ áp dụng hình thức giao khoán này trong những trường hợp đặc biệt nên tỷ lệ giao khoán cũng tùy theo điều kiện thực tế.

Tỷ lệ thu giữ của công ty được xây dựng trên cơ sở chi phí cần thiết trong quá trình hoạt động của công ty. Trong đó đảm bảo:

- Làm nghĩa vụ thuế với Ngân sách nhà nước.

- Chi trả lương và các khoản trích theo lương cho bộ máy quản lý. - Chi cước điện thoại, điện nước, xăng, dầu và điều hành phục vụ… - Trích các quỹ theo quy định.

b. Giá trong hp đồng giao khoán

Hiện tại Công ty sử dụng cả hai hình thức là hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh và hợp đồng theo đơn giá cố định.

Chủ yếu đơn giá khi ký hợp đồng giao khoán tại Công ty Quản lý cầu đường là ký hợp đồng theo đơn giá cố định. Do đặc điểm của Công ty chủ yếu thực hiện thi công các công trình có nguồn vốn ngân sách (công trình có nguồn vốn sự nghiệp), thời gian thi công công trình thường không kéo dài (dưới 01 năm) nên việc ký hợp đồng theo đơn giá cố định sẽ hợp lý hơn. Ký hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh chỉ trong trường hợp đó là công trình có nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, thời gian thi công công trình kéo dài trên 01 năm hoặc các công trình có tính chất đặc thù. Các công trình đặc thù thường là các công trình cần thi công công trình gấp, phục vụ theo yêu cầu quản lý của đơn vị chủ quản hoặc theo yêu cầu của UBND thành phố (các công trình khắc phục bão lũ…). Lúc này hợp đồng giữa Công ty và chủ đầu tư chỉ là hợp đồng nguyên tắc dựa trên biên bản nghiệm thu khối lượng hư hỏng cần phải sửa chữa. Do đó hợp đồng giao khoán giữa Công ty và các đội cũng chỉ là hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh.

Đơn giá cố định trong lập dự toán công trình là đơn giá theo thông báo giá nguyên vật liệu của cấp có thẩm quyền (UBND cấp tỉnh, thành phố) tại

thời điểm lập dự toán.

Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh khi có trượt giá nguyên vật liệu. Sự biến động về giá xảy ra khi nguyên vật liệu trong vòng 15 ngày liên tục giá tăng lên 15%. Các loại vật liệu được điều chỉnh giá: các loại nguyên liệu, vật liệu xây dựng, nhiên liệu thường xuyên chịu sự biến động của tăng giảm giá được điều chỉnh bao gồm: xăng, dầu, sắt thép các loại, nhựa đường, xi măng, cát, đá, sỏi, gạch, dây điện, cáp điện các loại, gỗ các loại và kính các loại.

Khi có sự biến động về giá, Công ty và nhà thầu cùng bàn bạc việc điều chỉnh đơn giá cho hợp lý. Đối với các hợp đồng thi công có nguồn vốn không phải từ ngân sách thì chỉ cần biên bản điều chỉnh đơn giá giữa Công ty và nhà thầu làm căn cứ lập điều chỉnh dự toán công trình. Đối với các công trình có nguồn vốn nguồn gốc ngân sách thì việc điều chỉnh đơn giá ngoài biên bản giữa nhà thầu và Công ty còn phải có chủ trương đồng ý của cấp có thẩm quyền (UBND thành phố).

Có 2 phương pháp để điều chỉnh dự toán công trình:

- Thứ nhất: bù trừ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Cách tính này dựa vào khối lượng của vật liệu bị biến động giá và giá trị chênh lệch giá của vật liệu tại thời điểm điều chỉnh so với giá vật liệu xây dựng trong hợp đồng. Giá tại thời điểm điều chỉnh là giá được chiếu theo thông báo giá. Phương pháp này phù hợp với các công trình có quy mô nhỏ mang tính chất sửa chữa, nâng cấp cải tạo.

- Thứ hai: sử dụng hệ số điều chỉnh chi phí vật liệu. Hệ số này do chủ đầu tư tổ chức tính toán và áp dụng chỉ số do Bộ Xây dựng công bố hoặc chỉ số giá của Tổng cục thống kê. Phương pháp này áp dụng cho các dự án đầu tư xây dựng công trình có quy mô lớn.

Hiện tại chủ yếu Công ty áp dụng theo phương pháp bù trừ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

c. Vn đề qun lý trong công tác giao khoán

Việc giao khoán được bắt đầu khi Công ty đã ký được hợp đồng thi công công trình. Phòng Kế hoạch kỹ thuật sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng địa hình của công trình cần thi công, yêu cầu của bên giao thầu từ đó đề xuất Giám đốc Công ty sẽ giao việc cho các đội thi công. Phiếu giao việc được ký giữa Giám đốc Công ty và đơn vị nhận khoán (mẫu theo phụ lục II).

Khi có phiếu giao việc, phòng Kinh doanh căn cứ vào phiếu giao việc, căn cứ vào Quy chế giao khoán nội bộ đơn vị để đề xuất lên Ban Giám đốc Công ty ra “Quyết định giao khoán”, giao công trình, hạng mục công trình cần thi công cho tổ, đội thi công và ký hợp đồng giao khoán.

Khi Giám đốc Công ty ra quyết định, đội thi công căn cứ vào quyết định đó để tiến hành thi công công trình được giao.

Khoán là một hình thức góp phần tăng tính chủ động và gắn chặt quyền lợi, trách nhiệm của các tổ đội. Tuy nhiên nếu trong công tác quản lý không chặt chẽ sẽ dễ dẫn đến tình trạng “khoán trắng”, chất lượng công trình không đảm bảo, làm giảm uy tín của đơn vị với các chủ đầu tư.

Để hạn chế tình trạng trên, Công ty luôn đặt chất lượng công trình lên trên hết. Công tác giám sát được thực hiện thường xuyên bởi phòng Kế hoạch Kỹ thuật. Đội cũng phải có cán bộ kỹ thuật thường xuyên ở hiện trường để điều hành công trình.

Đơn vị nhận khoán phải hoàn thành công việc được giao đảm bảo đúng theo yêu cầu thiết kế, đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật. Chịu trách nhiệm thực hiện công việc từ khi khởi công đến khi nghiệm thu, bàn giao, chạy thử công trình và hết thời gian bảo hành công trình theo quy định của Nhà nước (kể cả việc nghiệm thu khối lượng, bản vẽ hoàn công, thanh quyết toán công trình). Trong hợp đồng giao khoán cũng nêu rõ mức phạt khi bên nhận giao khoán vi phạm chất lượng công trình. Mức phạt là 12% giá trị hợp đồng vi phạm, trừ

trường hợp bất khả kháng.

Tiến độ thi công công trình cũng là một nội dung quan trọng đối với các công trình xây dựng. Việc giao khoán công trình cũng góp phần làm giảm thời gian thi công do đội phải cố gắng tận dụng hết mọi nguồn lực, thời gian thi công để góp phần làm giảm chi phí, nhất là chi phí nhân công. Mặt khác nếu vi phạm về thời gian thực hiện hợp đồng mà không vì những nguyên nhân bất khả kháng thì đơn vị nhận khoán phải chịu phạt 0,1%/ngày giá trị phần hợp đồng bị vi phạm về thời gian thực hiện. Tổng giá trị phạt không quá 12% giá trị hợp đồng bị vi phạm. Trong trường hợp đơn vị nhận khoán không đảm bảo tiến độ hợp đồng thì Công ty có quyền cắt một phần khối lượng đã giao (hoặc cắt hết khối lượng) để giao cho đơn vị khác thi công nhằm đảm bảo công trình được hoàn thành đúng tiến độ đã được ký kết với chủ đầu tư và sẽ không thanh toán khối lượng công việc mà bên nhận khoán đã thực hiện.

Bên giao khoán phải đảm bảo công tác an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn lao động trong quá trình thi công theo đúng quy định của Nhà nước. Là đơn vị chủ yếu thi công các công trình giao thông nên ngoài công tác đảm bảo an toán lao động thì các đội thi công còn có trách nhiệm đảm bảo an toàn giao thông đối với các công trình được giao khoán gọn.

Đơn vị nhận khoán phải hoàn thiện các thủ tục theo quy định trong XDCB của nhà nước và tổ chức nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành với Chủ đầu tư theo hợp đồng kinh tế đã ký để làm cơ sở thanh quyết toán. Các khối lượng phát sinh phải được Chủ đầu tư chấp nhận thanh toán.

Là đơn vị phát sinh chi phí trực tiếp của công trình nên đội phải chịu trách nhiệm về tính pháp lý đối với hoá đơn chứng từ cung cấp cho công ty.

Các đội trưởng có quyền hợp đồng thuê nhân công thời vụ dưới 03 tháng để phục vụ cho quá trình thi công công trình và phải báo cáo danh sách về phòng Tổ chức hành chính của công ty trước khi thực hiện. Đơn vị nhận

khoán phải chịu trách nhiệm nộp các khoản chế độ cho người lao động định biên tại đội gồm: 30,5% cho các chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ và BHTN.

Trong quá trình thi công công trình cũng có thể không tránh khỏi những trường hợp bị thiệt hại do yếu tố khách quan như thi công dang dở thì bị mưa lũ làm thiệt hại… Đối với những trường hợp bị thiệt hại với những lý do bất khả kháng trên thì Công ty, đơn vị nhận khoán và chủ đầu tư cùng lập biên bản xác định số chi phí thiệt hại do khách quan trên. Những công trình có nguồn vốn từ ngân sách thì cần phải được sự phê duyệt về chủ trương của cấp có thẩm quyền để làm cơ sở thanh quyết toán sau này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế nghiên cứu công tác kế toán trong điều kiện giao khoán tại các đơn vị xây dựng trường hợp công ty quản lý cầu đường đà nẵng (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)