b. Thực trạng áp dụng Basel tại Việt Nam
1.4.1. Một số mô hình tổ chức
Tham khảo kinh nghiệm tổ chức và hoạt động thanh tra của thanh tra ngân hàng một số nước trong khu vực và trên thế giới cho thấy hoạt động thanh tra ngân hàng được các nước đặc biệt chú trọng. Mặc dù có sự khác nhau về mô hình tổ chức, nội dung và cách thức hoạt động song hoạt động thanh tra ngân hàng các nước đều có mục tiêu chung, đó là đánh giá sự ổn định, phát triển, việc tuân thủ luật pháp của các TCTD, qua đó bảo vệ lợi ích chính đáng của người gửi tiền.
Tại Pháp: thành lập 2 Ủy ban bên cạnh NHTW là Ủy ban giám sát ngân hàng
và Ủy ban quy chế ngân hàng. Thống đốc NHTW là Chủ tịch Ủy ban giám sát ngân hàng, các thành viên là Bộ trưởng Ngân khố Quốc gia, 4 thành viên khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm. Đây là tổ chức hệ thống kiểm tra, giám sát các TCTD được dựa trên nguyên tắc “tam quyền phân lập”. Nguyên tắc này cho phép tránh được cùng một tổ chức được thực hiện cả 3 chức năng: định ra các quy định; cấp giấy phép hoạt
động; tiến hành kiểm tra xử lý các vi phạm. Theo Luật trên, để đảm bảo hiệu lực trong hoạt động quản lý và giám sát ngân hàng, Ủy ban giám sát ngân hàng có các quyền lực sau đây:
- Quyền lực hành chính: Ủy ban giám sát ngân hàng có thể đưa ra yêu cầu để
các ngân hàng khác khắc phục yếu kém trong một thời gian nhất định hoặc chấn chỉnh những yếu kém của mình. Ngoài ra còn có thể tiến hành các biện pháp khác nhau như bổ nhiệm một người thay thế người điều hành TCTD, tiếp nhận TCTD để xử lý (việc bổ nhiệm có thể do người điều hành TCTD đề xuất), cuối cùng là chỉ định một người đứng ra làm nhiệm vụ thanh lý TCTD đó.
- Quyền lực tư pháp: Có quyền cảnh báo, báo động, hạn chế hoặc cấm hoạt
động của TCTD đó. Tạm đình chỉ một vài người giữ chức vụ quản lý và chỉ định người tạm thời tiếp nhận. Quyết định cho phép người điều hành từ chức. Rút giấy phép hoạt động của TCTD, phạt tiền hoặc chuyển sang cơ quan pháp luật những dấu hiệu hình sự.
Tại Mỹ: Hoạt động thanh tra ngân hàng được coi là hòn đá tảng trong giám sát phòng ngừa. Để đảm bảo hiệu lực trong việc giám sát hoạt động của các ngân hàng, việc thanh tra được tiến hành bởi 3 cơ quan là: Cơ quan điều tra tiền, thường kiểm tra các ngân hàng lớn khoảng 2 năm một lần; Bảo hiểm tiền gửi Liên bang (SDIC) thường kiểm tra định kỳ 3 năm một lần và Cục dự trữ Liên bang (FED) có chu kỳ thanh tra ngắn hơn, thường là 1,5 năm một lần. Các cơ quan có thể sử dụng các kết quả của nhau, nội dung thanh tra thông báo trước cho các TCTD. Các cuộc thanh tra là cơ sở để xếp loại các ngân hàng theo 5 yếu tố (CAMEL): Mức độ an toàn vốn-Capital; Chất lượng tài sản Có- Assets; Hoạt động quản lý của ngân hàng-Managerment; Hoạt động thu nhập-Earnings; Hoạt động quản lý thanh khoản-Liquidity.
Tại Nhật Bản: Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm Tổng Kiểm soát ngân hàng để giám sát hoạt động ngân hàng của các TCTD. Hoạt động thanh tra tại chỗ của ngân hàng đặc biệt chú trọng đến việc đánh giá chất lượng tài sản Có của TCTD (Hoàng Văn Thắng, 2011).
Tại Hungari: Có 2 cơ quan giám sát và thanh tra ngân hàng là: cơ quan Giám sát ngân hàng - thị trường vốn và Vụ Thanh tra thuộc Ngân hàng Quốc gia. Để đảm bảo sự độc lập của tổ chức thanh tra và phát huy hiệu lực thanh tra, cơ quan Giám sát ngân hàng - thị trường vốn nằm ngoài Ngân hàng Quốc gia. Là cơ quan độc lập, người
đứng đầu cơ quan này được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm với nhiệm kỳ 6 năm. Cơ quan này có kinh phí riêng để đảm bảo chủ động và độc lập trong hoạt động. Cả 2 cơ quan thanh tra trên đều sử dụng 2 phương pháp kiểm tra là kiểm tra tại chỗ và GSTX (Bùi Ngọc Tuấn, 2006).