b. Thực trạng áp dụng Basel tại Việt Nam
1.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Hoạt động thanh tra, giám sát đối với các TCTD (gồm cả mô hình tổ chức và phương thức hoạt động) có sự khác nhau, tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố: hoàn cảnh lịch sử, vị thế của NHTW, ý đồ quản lý của Chính phủ, mức độ phát triển kinh tế của mỗi nước,...Có thể rút ra cho Việt Nam những vấn đề sau đây:
Một là, về tổ chức, phải có một tổ chức thanh tra ngân hàng có tính độc lập cao
để chủ động trong chỉ đạo hoạt động thanh tra và đủ thẩm quyền trong xử lý các vấn đề liên quan đến sự mất an toàn của TCTD.
Hai là, về phương thức hoạt động, vẫn phải có cả GSTX thường xuyên và thanh
tra tại chỗ nhưng phải được cải tiến và hoàn thiện. Phương pháp GSTX theo CAMELS ở nước ta hiện nay là phù hợp, song phải nâng cấp và hoàn thiện nhằm nâng cao hơn hiệu quả của phương pháp này, bao gồm cả nội dung, phương pháp và quy trình trong GSTX và các điều kiện khác như: nguồn nhân lực, công nghệ phục vụ giám sát,…
Ba là, về nội dung hoạt động, phải nhanh chóng đổi mới cho phù hợp với thông lệ quốc tế, nghiên cứu áp dụng các chuẩn mực thanh tra ngân hàng trên thế giới vào Việt Nam.
Bốn là, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Cơ quan TTGSNH với các cơ quan
chức năng như Thanh tra Chính phủ, các đơn vị kiểm toán, phải tăng cường cả tổ chức và hoạt động kiểm soát và kiểm toán nội bộ các TCTD.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã nêu những vấn đề cơ bản về hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng; hiệu lực của thanh tra, giám sát ngân hàng đối với các TCTD; kinh nghiệm hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng ở một nước trên thế giới áp dụng để nâng cao hiệu lực thanh tra, giám sát ngân hàng ở Việt Nam. Lý thuyết Chương 1 là cơ sở để nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu lực hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng đối với các TCTD trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU LỰC THANH TRA, GIÁM SÁT NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG TRỊ