Đối với Thanh tra Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU lực THANH TRA, GIÁM sát NGÂN HÀNG của NGÂN HÀNG NHÀ nước đối với các tổ CHỨC tín DỤNG TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG TRỊ đến năm 2020 (Trang 96)

b. Tăng cƣờng năng lực giám sát của NHNN Việt Nam

3.3.2. Đối với Thanh tra Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan

Đề nghị Bộ Nội vụ và Thanh tra Chính phủ tổ chức nâng ngạch Thanh tra viên lên Thanh tra viên chính phải được tổ chức hàng năm để đánh giá đúng trình độ, thực trạng cán bộ thanh tra và khuyến khích cán bộ, thanh tra viên không ngừng học hỏi để vươn lên. Mặt khác, công tác trong lĩnh vực thanh tra không chỉ đơn thuần là “lao lực” mà còn “lao tâm”, dễ bị chi phối những cám dỗ vật chất, nhiều áp lực làm thay đổi quyết định kết luận thanh tra. Do đó, cần phải có một chính sách bảo vệ cán bộ thanh tra ngân hàng, chế độ đãi ngộ thỏa đáng để cán bộ thanh tra yên tâm công tác và toàn tâm, toàn lực phục vụ cho hoạt động thanh tra ngân hàng.

3.3.3. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- NHNN Việt Nam cần đổi mới nhiều trong công tác pháp chế: lãnh đạo NHNN cần quan tâm đôn đốc, chỉ đạo các Vụ, Cục chức năng rà soát bổ sung, sửa đổi đầy đủ, kịp thời các kiến nghị về chủ trương, chính sách, cơ chế, quy chế của NHNN và các TCTD để các TCTD hoạt động đảm bảo đúng pháp luật, an toàn, hiệu quả. Ngân hàng Nhà nước cần nhanh chóng thực hiện những nhiệm vụ như sau:

+ Ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngân hàng;

+ Trình Chính phủ và Quốc hội Nghị định hướng dẫn Luật NHNN Việt Nam năm 2010 và Luật các TCTD năm 2010;

+ Ban hành hai Thông tư về quy trình, thủ tục thanh tra và quy trình, thủ tục giám sát ngân hàng;

+ Banh hành các quy định, quy trình cụ thể hướng dẫn thực hiện phương thức thanh tra trên cơ sở rủi ro;

+ Có các văn bản hướng dẫn các TCTD thực hiện hoàn thiện hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ bởi lẽ muốn hoạt động thanh tra, giám sát phát huy được hiệu quả trong việc ngăn chặn, phòng ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng phải đi liền với việc các TCTD thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ. Đồng thời, NHNN Việt Nam phải kịp thời xử lý, giải quyết các kiến nghị, vướng mắc

trong việc thi hành Luật và các văn bản dưới Luật từ cơ sở. Nếu những đề nghị hợp lý, thì NHNN sớm trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung kịp thời.

- NHNN Việt Nam cần đổi mới hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) sớm tiến kịp các nước tiên tiến, là nơi cung cấp thông tin tin

cậy nhất, cập nhật đầy đủ nhất, đảm bảo sử dụng nguồn tin hữu ích để kiểm soát, giám sát được hoạt động của các TCTD và các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Trung tâm CIC hoạt động hiệu quả, sẽ là công cụ bổ sung hữu hiệu phục vụ cho công tác thanh tra, giám sát ngân hàng cũng như điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

- NHNN Việt Nam cần có cơ chế, chính sách đãi ngộ cho lực lượng thanh tra

viên ngân hàng gắn với việc thi tuyển cán bộ làm công tác thanh tra, giám sát với yêu cầu cao hơn như: đòi hỏi thanh tra viên ngân hàng phải có trình độ trên đại học hoặc tốt nghiệp loại giỏi ở các trường công lập có uy tín; có bằng cử nhân Luật, Tin học, Ngoại ngữ,...Cần có Quy chế điều động cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn tốt, kinh nghiệm thực tiễn tại các TCTD (nhất là các TCTD nhà nước) để bổ sung nguồn cán bộ cho NHNN chi nhánh và bộ máy Thanh tra, giám sát ngân hàng.

3.3.4. Đối với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng cần thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

* Về nghiệp vụ thanh tra: Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng xây dựng quy

trình thanh tra và phúc tra trong ngành ngân hàng. Nghiên cứu để ban hành nội dung và quy trình thanh tra các nghiệp vụ như: Tín dụng; Tổ chức, quản trị, điều hành; Thanh toán, quản lý tiền tệ và kho quỹ; Hoạt động thu chi tài chính, Bảo đảm an toàn hoạt động của TCTD, đặc biệt cần sớm hoàn thiện và ban hành quy trình Thanh tra trên cơ sở rủi ro. Cần nhanh chóng triển khai hệ thống thông tin hỗ trợ tốt nhất cho hoạt động thanh tra và giám sát từ xa; vừa sử dụng cho Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và cho Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh, bởi lẽ hiện nay phần mềm giám sát từ xa sử dụng công nghệ phần mềm quá lạc hậu, hiệu quả thấp. Đề xuất mô hình báo cáo và khai thác thông tin phục vụ GSTX được thực hiện như Hình 3.2, thông tin đầu vào bao gồm:

- Thông tin tài chính, kế toán, thống kê do các TCTD báo cáo theo quy định; Báo cáo cân đối tài khoản kế toán hằng tháng, quý, năm; Báo cáo kết quả hoạt động

kinh doanh và các báo cáo tài chính khác theo quy định; Những thông tin, số liệu theo chế độ báo cáo thống kê.

- Thông tin tín dụng, số liệu nhận từ CIC và thông tin liên quan đến cấp tín dụng; thông tin số liệu từ hoạt động kiểm soát nội bộ của các TCTD và từ kiểm toán độc lập; thông tin số liệu về điều hành chính sách tiền tệ, tài chính của NHNN và thông tin từ thị trường,...

Toàn bộ những thông tin, báo cáo (TTBC) trên phải được các TCTD báo cáo đầy đủ theo quy định, đảm bảo thời gian và chính xác. Báo cáo được chuyển vào cơ sở dữ liệu đặt tập trung tại máy chủ của Cục công nghệ Tin học theo đường Internet thông thường bằng các chương trình Báo cáo Thống kê, Quỹ tín dụng nhân dân tập trung,...Sau đó các đơn vị liên quan chỉ cần vào khai thác cơ sở dữ liệu tập trung này, kể cả công tác giám sát từ xa.

Ghi chú:

Quan hệ báo cáo thông tin Quan hệ khai thác thông tin

Hình 3.2: Đề xuất mô hình hệ thống truyền tải thông tin phục vụ GSTX

* Về công tác đào tạo, bồi dưỡng: Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng cần

thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ thanh tra, giám sát và các nghiệp vụ liên quan phục vụ cho công tác thanh tra, giám sát ngân hàng theo hướng để theo kịp

BAN LÃNH ĐẠO

NHTW CIC

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng

Cục Côn

g nghệ

Tin h

ọc

Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh tỉnh TTBC chi nhánh TCTD TTBC chi nhánh TCTD Cơ sở dữ liệu TTBC NHTW Cơ sở dữ liệu GSTX

các thay đổi công nghệ ngân hàng và thích ứng với hội nhập quốc tế và khu vực, phù hợp với thông lệ quốc tế; nội dung đào tạo phải cập nhật và thiết thực. Thời gian đào tạo, nên bố trí vào Quý I hoặc Quý IV là khoảng thời gian mà Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh đã hoàn thành triển khai chương trình, kế hoạch thanh tra tại chỗ của năm, do đó dễ dàng bố trí cán bộ theo học các lớp đào tạo này.

* Về công tác điều hành: Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng cần sớm gửi

chương trình công tác hàng năm cho TTGS chi nhánh để Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh chủ động xây dựng chương trình công tác, vừa đảm bảo tính tập trung thống nhất, vừa chủ động nhanh nhạy và phù hợp với đặc điểm cụ thể của địa phương. Chương trình công tác do Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đưa ra phải đảm bảo thực hiện như kế hoạch, tránh điều chỉnh quá nhiều làm cho Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh bị động. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng cần tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất công tác Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh, một mặt để tăng cường chấn chỉnh hoạt động thanh tra, giám sát mặt khác để giúp TTGS chi nhánh có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm điều hành công tác thanh tra. Những kiến nghị, vướng mắc của chi nhánh đề nghị Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng sớm phản hồi và trả lời kịp thời.

3.3.5. Đối với NHNN chi nhánh tỉnh Quảng Trị

- Phòng Tổ chức- Hành chính theo dõi sâu sát năng lực cán bộ, mạnh dạn tham mưu cho Ban Giám đốc NHNN Quảng Trị điều động, luân chuyển cán bộ có đạo đức, có trình độ, có năng lực từ các phòng chuyên môn bổ sung cho bộ máy Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh. Tiêu chuẩn của cán bộ thanh tra, giám sát phải là những người gương mẫu về đạo đức, có kiến thức vững vàng, đáp ứng được yêu cầu “giỏi một nghiệp vụ, biết nhiều nghiệp vụ”; khả năng và trình độ đọc hiểu văn bản tốt; có tinh thần nghiên cứu, học tập, tự rèn luyện để nâng cao trình độ. Đồng thời mạnh dạn điều chuyển những cán bộ thanh tra, giám sát không phù hợp về phẩm chất, đạo đức, năng lực chuyên môn làm những công việc khác thích hợp hơn.

- NHNN Quảng Trị cần thường xuyên cử cán bộ, thanh tra viên đi đào tạo các kiến thức về chuyên ngành thanh tra, quản trị ngân hàng, phân tích tài chính và hoạt động ngân hàng, thanh tra về phòng, chống rửa tiền, bảo hiểm tiền gửi, tin học nâng cao, ngoại ngữ, pháp luật và kiến thức các lĩnh vực liên quan đến công tác TTGSNH.

Trong chương trình và kế hoạch thanh tra, Giám đốc NHNN Quảng Trị cần quan tâm chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động cấp tín dụng, hoạt động thu chi tài chính và đặc biệt là huy động vốn, đồng thời phải sử dụng triệt để “cây gậy” Nghị định 96/2014/NĐ-CP để xử phạt nghiêm minh đối với các TCTD vi phạm công tác huy động vốn như phạt tiền ở mức cao, hạn chế một số nghiệp vụ, tạm ngưng việc phát triển chi nhánh, phòng giao dịch. Bởi vì, những vi phạm và sai sót trong huy động vốn của các TCTD trên địa bàn không có dấu hiệu giảm mà ngày càng gia tăng, chứa đựng nhiều rủi ro. Hơn nữa, hoạt động huy động vốn của TCTD liên quan đến nhiều đối tượng khách hàng trong xã hội, là khoản tiền gửi của người dân. Vì vậy, an toàn trong hoạt động kinh doanh nói chung và trong công tác huy động vốn nói riêng của TCTD có liên quan chặt chẽ đến việc đảm bảo lợi ích của người gửi tiền và đây cũng là nhiệm vụ hàng đầu của công tác quản lý nhà nước của NHNN (Phạm Xuân Hòe và Nguyễn Vân Trường, 2012).

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở lý luận và từ thực trạng hiệu lực thanh tra, giám sát ngân hàng đối với các TCTD trên địa bàn Quảng Trị, từ những định hướng về hoạt động ngân hàng và thanh tra, giám sát của NHNN Việt Nam trong thời gian tới. Trước yêu cầu đổi mới hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng đặt ra hết sức cấp bách, được xem là khâu đột phá trong toàn bộ tiến trình xây dựng một NHTW hiện đại, thúc đẩy hoạt động ngân hàng phát triển nhanh chóng cả về bề rộng lẫn chiều sâu, hội nhập khu vực và quốc tế của toàn hệ thống tài chính - ngân hàng. Nội dung Chương 3 đã đưa ra hệ thống các giải pháp, đề xuất kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu lực thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng đối với các TCTD trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

KẾT LUẬN

Trong tiến trình đổi mới nền kinh tế nói chung và của ngành Ngân hàng Việt Nam nói riêng, hoạt động quản lý và kiểm soát của NHNN với vai trò của một ngân hàng Trung ương đã được khẳng định. Vai trò của thanh tra, giám sát ngân hàng cũng đã được khẳng định và thể hiện ngày càng rõ hơn trong việc kiểm soát hoạt động của các TCTD, phục vụ ngày càng tốt hơn chức năng quản lý của NHNN và giúp các TCTD hoạt động kỷ cương, nề nếp, an toàn và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, theo yêu cầu mới của tiến trình hội nhập, đòi hỏi hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng ở nước ta phải cải tổ để theo kịp xu thế mới của toàn cầu. Vì vậy, cần phải tiếp tục xây dựng bộ máy Thanh tra, giám sát ngân hàng hoạt động có hiệu quả; từng bước nâng cao hiệu lực thanh tra, giám sát ngân hàng để góp phần bảo đảm sự ổn định, an toàn và vững mạnh của toàn bộ hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Mặt khác, từ thực trạng hoạt động của thanh tra, giám sát và các TCTD trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, vẫn còn nhiều vấn đề hạn chế, bất cập cần được nhận diện và sớm giải quyết, phải nhanh chóng hoàn thiện công tác thanh tra, giám sát đối với các TCTD mà trong đó nâng cao hiệu lực thanh tra giám sát là một mục tiêu tiên quyết, quan trọng.

Xuất phát từ yêu cầu trên, luận văn đã cố gắng đề cập và làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận và thực tiễn, phân tích thực trạng và nguyên nhân hạn chế hiệu lực thanh tra, giám sát ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Luận văn đã tổng hợp được những vấn đề có tính lý luận cơ bản về thanh tra, giám sát ngân hàng; vai trò của của thanh tra, giám sát ngân hàng; sự cần thiết phải thanh tra, giám sát ngân hàng đối với các TCTD; khái niệm hiệu lực thanh tra, giám sát ngân hàng; đưa ra các tiêu chí đánh giá; các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực thanh tra, giám sát ngân hàng; tìm hiểu các mô hình Thanh tra, giám sát ngân hàng của một số nước trên thế giới nhằm kiến nghị xem xét, áp dụng những điểm phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Đồng thời, dựa vào số liệu hoạt động ngân hàng và thanh tra, giám sát ngân hàng Quảng Trị qua các năm từ 2010-2014, luận văn đã phân tích khá rõ thực trạng hiệu lực thanh tra, giám sát ngân hàng đối với các TCTD, làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu lực thanh tra, giám sát ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Thông qua những nội dung đề cập ở Chương 1 và nội dung phân tích thực trạng hiệu lực thanh tra, giám sát ngân hàng tại Chương 2, luận văn đã đề xuất hệ thống giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu lực thanh tra, giám sát ngân hàng đối với các TCTD trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm 2020. Ngoài ra, luận văn còn đưa ra các kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, NHNN, các Bộ, Ngành liên quan, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, NHNN chi nhánh tỉnh Quảng Trị nhằm đổi mới cơ chế, chính sách, điều hành, quản lý hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

1. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010. 2. Luật các TCTD ngày 16 tháng 6 năm 2010.

3. Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010.

4. Luật Phòng, chống rửa tiền ngày 18 tháng 6 năm 2012. 5. Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012. 6. Luật Bảo hiểm tiền gửi ngày 18 tháng 6 năm 2012.

7. Luật Dân sự 2005 ngày 14 tháng 06 năm 2005. 8. Bộ Luật hình sự ngày 26 tháng 11 năm 2003.

9. Nghị định số 91/1999/NĐ-CP ngày 04/09/1999 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngân hàng.

10. Nghị định 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

11. Nghị định 95/2011/NĐ-CP ngày 20/10/2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

12. Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

13. Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU lực THANH TRA, GIÁM sát NGÂN HÀNG của NGÂN HÀNG NHÀ nước đối với các tổ CHỨC tín DỤNG TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG TRỊ đến năm 2020 (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)