Nhóm giải pháp sử dụng có hiệu quả các chế tài xử lý vi phạm trong

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU lực THANH TRA, GIÁM sát NGÂN HÀNG của NGÂN HÀNG NHÀ nước đối với các tổ CHỨC tín DỤNG TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG TRỊ đến năm 2020 (Trang 91)

b. Tăng cƣờng năng lực giám sát của NHNN Việt Nam

3.2.4. Nhóm giải pháp sử dụng có hiệu quả các chế tài xử lý vi phạm trong

động ngân hàng và tổ chức thực hiện các kiến nghị sau thanh tra

1- Sử dụng hiệu quả các chế tài xử lý vi phạm trong hoạt động ngân hàng: Trong hoạt động quản lý Nhà nước, bất kỳ quốc gia nào cũng cần quan tâm đến sự ổn định kinh tế và xã hội. Muốn vậy phải nâng cao hiệu quả và hiệu lực hoạt động quản lý và kiểm soát. Xử lý hành chính là một trong những công cụ quan trọng góp phần nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế và xã hội. Xử lý hành chính nhằm 2 mục đích cơ bản sau đây: Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, tuân thủ pháp luật; Để mọi người nắm được các quy định về xử lý, qua đó tránh vi phạm các quy định của pháp luật liên quan đến quản lý Nhà nước (Nguyễn Duệ, 2005). Từ khi có Nghị định 202/2004/NĐ-CP và hiện nay là Nghị định 96/2014/NĐ-CP thì các TCTD trên địa bàn chú trọng hơn đến công tác tự kiểm tra, kiểm soát để nâng cao chất lượng các mặt nghiệp vụ, hạn chế các sai sót. Tuy nhiên, trong quá trình thanh tra vẫn phát hiện nhiều tồn tại, khuyết điểm cần xử phạt theo hướng dẫn tại Nghị định này. Để việc xử phạt đúng quy trình và phát huy được tác dụng của nó thì trong thời gian tới cần thực hiện:

Khi làm việc với đối tượng thanh tra để yêu cầu giải trình các vấn đề phải lập thành biên bản làm việc, có ký xác nhận thực trạng và kết quả làm việc. Trường hợp vi

phạm lần đầu và đối tượng vi phạm đã khắc phục ngay, không để xảy ra thiệt hại thì có thể không xử phạt mà chỉ nhắc nhở. Nhưng từ lần sau trở đi nếu vi phạm nghiêm trọng hoặc vi phạm không khắc phục được hậu quả, cố ý vi phạm,…thì phải kiên quyết xử lý để giữ nghiêm kỷ cương, pháp luật và đảm bảo sự công bằng giữa người làm tốt, chấp hành nghiêm chỉnh quy trình nghiệp vụ với người làm chưa tốt hoặc cố ý làm trái.

Thanh tra viên, Trưởng đoàn thanh tra, Chánh Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh phải kiên quyết sử dụng và sử dụng hiệu quả thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của mình theo Nghị định 96/2014/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng, không né tránh hoặc để các áp lực khác chi phối làm cản trở quyết định xử phạt. Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh phải xem Nghị định 96/2014/NĐ-CP là công cụ hữu hiệu nhất để răn đe, ngăn ngừa các vi phạm trong hoạt động ngân hàng trên địa bàn.

2- Tổ chức thật tốt việc thực hiện các kiến nghị sau thanh tra: Từ năm 2010-

2014, Thanh tra, giám sát chi nhánh đã có trên 684 kiến nghị về các mặt nghiệp vụ đối với các TCTD được thanh tra, các kiến nghị đều có quy định thời hạn chỉnh sửa và yêu cầu báo cáo kết quả về TTGSNH chi nhánh. Tuy vậy, nhiều kiến nghị còn chưa được chỉnh sửa kịp thời, triệt để hoặc còn tái phạm. Để thực hiện tốt các kiến nghị sau thanh tra, phải thực hiện tốt các giải pháp sau:

Một là, phải nâng cao chất lượng của kết luận thanh tra. Kiến nghị sau thanh tra

phải rõ ràng, cụ thể về thời gian, không gian và đối tượng thực hiện. Các kiến nghị thanh tra gửi cho TTGSNH và Giám đốc NHNN chi nhánh còn phải đồng gửi cho TCTD cấp trên để nắm bắt được và chỉ đạo chỉnh sửa.

Hai là, yêu cầu các chi nhánh TCTD được thanh tra phải có kế hoạch, biện

pháp chỉnh sửa sau thanh tra. Kế hoạch phải cụ thể, rõ ràng cho từng thời gian, cán bộ và phòng nghiệp vụ liên quan. Định kỳ phải lập kế hoạch sơ kết, tổng kết, lập kế hoạch cho kỳ tới. Hội đồng kỷ luật phải xử lý đúng người, đúng việc, kỷ luật nghiêm những cán bộ vi phạm nhưng cũng theo dõi án kịp thời cho cán bộ, khắc phục xong tồn tại, khuyết điểm. Quá trình chấn chỉnh có những việc liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp đòi hỏi phải có thời gian chỉnh sửa, phải báo cáo với TTGS chi nhánh để gia hạn xử lý.

Ba là, yêu cầu TCTD có văn bản chỉ đạo chi nhánh TCTD chỉnh sửa sau thanh

ban liên quan để theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, tạo điều kiện cho chi nhánh TCTD chấn chỉnh sau thanh tra. TCTD phải có quy chế khen thưởng cho chi nhánh TCTD thực hiện kinh doanh tốt, xử lý nghiêm những cá nhân, tập thể thiếu trách nhiệm, vi phạm các quy định trong quá trình kinh doanh và không nghiêm túc chỉnh sửa kiến nghị sau thanh tra.

Bốn là, kết thúc thời hạn chỉnh sửa, thanh tra tổng hợp và tổ chức kiểm tra việc

thực hiện các kiến nghị sau thanh tra. Xử lý nghiêm, đúng pháp luật những trường hợp đối tượng thanh tra không nghiêm túc chỉnh sửa, hoặc chỉnh sửa chiếu lệ, thiếu trách nhiệm hoặc tái phạm. Làm được như vậy thì chắc chắn vai trò và vị thế của Thanh tra, giám sát ngân hàng và hiệu lực thanh tra, giám sát ngân hàng sẽ được nâng cao.

3.2.5. Nhóm giải pháp tăng cường sự chỉ đạo và phối hợp hoạt động giữa Thanh tra, giám sát chi nhánh với các tổ chức liên quan

1- Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh tăng cường chỉ đạo và phối hợp với kiểm tra nội bộ các TCTD trên địa bàn: Yêu cầu các tổ chức kiểm tra, kiểm toán nội

bộ các TCTD phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ tình hình và kết quả công tác kiểm tra nội bộ. Phản ánh kịp thời những khó khăn, vướng mắc về nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát; những vi phạm lớn phát hiện qua kiểm tra. Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh tỉnh phải coi tổ chức kiểm tra, kiểm toán nội bộ như “chân rết” trong hệ thống thanh tra, kiểm soát các TCTD. Nếu tổ chức kiểm tra, kiểm soát nội bộ của TCTD hoạt động tốt, có mối liên hệ mật thiết với Thanh tra, giám sát chi nhánh thì sẽ góp phần đắc lực trong việc giữ cho hoạt động ngân hàng của TCTD đó ổn định, làm đầu mối và hỗ trợ cho hoạt động thanh tra đạt hiệu quả cao. Vì vậy, Thanh tra, giám sát chi nhánh cần phải quan tâm, giúp đỡ không những về củng cố tổ chức kiểm tra, kiểm toán nội bộ, về quy trình nghiệp vụ và kỹ năng kiểm tra, kiểm toán nội bộ mà còn phối hợp thông báo chương trình công tác thanh tra, kiểm tra để đảm bảo không chồng chéo hoặc không bỏ sót chỗ trống trong thanh tra, kiểm tra.

2- Tăng cường sự phối hợp giữa Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh với các cơ quan hữu quan: Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh cần gửi chương trình công

tác thanh tra năm cho Thanh tra tỉnh, chủ động phối hợp để kế hoạch thanh tra ngân hàng và và Thanh tra tỉnh không chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung thời gian thanh tra trên địa bàn tỉnh. Cần có quy chế phối hợp giữa Thanh tra, giám sát NHNN

chi nhánh với thanh tra thuộc các Sở, Ban, ngành trong tỉnh để trong quá trình thanh tra, kiểm tra nếu phát hiện vi phạm hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của cơ quan, Sở, Ban, ngành nào thì Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh có trách nhiệm thông báo cho thanh tra của cơ quan, Sở, Ban, ngành đó và ngược lại. Nếu những vi phạm đó có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra đồng thời phải báo cho Thanh tra, giám sát chi nhánh.

Ngoài ra, Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh phải tăng cường sự phối hợp trao đổi thông tin với các đơn vị Phòng, Ban trong chi nhánh. Vì nhiệm vụ giám sát, quản lý hoạt động các TCTD trên địa bàn là trách nhiệm chung của NHNN mà các phòng nghiệp vụ đều phải có trách nhiệm thực hiện. Trên cơ sở thông tin mà các phòng nghiệp vụ có được, Thanh tra, giám sát chi nhánh sẽ có thêm thông tin để có biện pháp xử lý kịp thời. Mặt khác, chi nhánh NHNN cũng cần quan tâm đổi mới và trang bị đầy đủ các phương tiện hiện đại đảm bảo cho hoạt động tranh tra, giám sát có hiệu quả cao như: máy tính cấu hình mạnh, máy ảnh, máy ghi âm, tủ sách pháp luật,...phục vụ cho công tác của Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh.

3.3. CÁC KIẾN NGHỊ

Để hệ thống giải pháp trên đây phát huy được hiệu quả, đề nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét, thực hiện những nhiệm vụ sau:

3.3.1. Đối với Quốc hội, Chính phủ

- Chính phủ cần sớm Ban hành quy chế hợp tác hiệu quả giữa Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng với các Cơ quan thanh tra khác để giảm phiền hà cho các TCTD và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng: Xây dựng cơ chế trao đổi, chia sẻ thông tin và tăng cường phối hợp hành động giữa các cơ quan có thẩm quyền thanh tra trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng trong nước và quốc tế. Bởi lẽ, nhiều thỏa thuận hợp tác được đưa ra, nhưng thực tế việc chia sẽ thông tin đôi khi chỉ ở mức tối thiểu. Vì vậy, quy chế cần phân định phạm vi hoạt động cũng như sự phối hợp giữa các cơ quan thanh, kiểm tra của Nhà nước trong quá trình thực thi công vụ. Lĩnh vực hoạt động ngân hàng chỉ nên chịu sự thanh, kiểm tra của một chức năng thanh tra duy nhất là thanh tra của NHNN. Theo đó, Cơ quan TTGSNH phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về công tác thanh tra trong lĩnh vực ngân hàng, các cơ quan kiểm tra khác sẽ sử dụng kết

quả của TTGSNH khi cần thiết.

- Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho Thanh tra, giám sát ngân hàng gần hơn với tiêu chuẩn Quốc tế: các tập đoàn ngân hàng được thực hiện trên cơ sở hợp nhất, giám sát đầy đủ và áp dụng tiêu chuẩn an toàn cho tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp được thực hiện bởi các tập đoàn tài chính khu vực và trên thế giới. Nâng dần tính độc lập của Thanh tra, giám sát chi nhánh theo cơ cấu tổ chức Cục Thanh tra, giám sát chi nhánh tỉnh và ban hành Quy chế phối hợp giữa Cục Thanh tra, giám sát chi nhánh tỉnh với NHNN chi nhánh tỉnh.

- Quốc hội sớm sửa đổi, bổ sung và ban hành các văn bản pháp luật về các quy định liên quan đến hoạt động ngân hàng để đảm bảo tính thống nhất. Bởi vì, hiện nay đang có nhiều kiến nghị liên quan đến Luật Dân sự 2005 (Điều 476), Bộ Luật hình sự (Điều 163) với Luật các TCTD và các quy định cho vay theo lãi suất thỏa thuận của NHNN, dẫn đến cách hiểu và lý giải khác nhau giữa ngành Ngân hàng và Viện Kiểm sát Nhân dân, Tòa án Nhân dân. Quốc hội sớm chỉnh sửa pháp luật về giao dịch bảo đảm, Luật Đất đai, Luật Công chứng, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Hợp tác xã, Luật Doanh nghiệp để thống nhất với Luật NHNN và Luật các TCTD.

- Chính phủ cần nhanh chóng ban hành các Nghị định quy định về quyền hạn và trách nhiệm của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trong thanh tra, giám sát hợp nhất các NHTM; Nghị định hướng dẫn Luật NHNN Việt Nam năm 2010 và Luật các TCTD năm 2010. Do quy mô của hệ thống ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ hệ thống trung gian tài chính, các tập đoàn tài chính ngân hàng hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con đa phần thuộc sở hữu của các NHTM nên cần sớm ban hành Nghị định về tăng cường pháp chế bảo vệ pháp lý cho hoạt động Thanh tra, giám sát ngân hàng. Hơn nữa, hiện nay cán bộ và nhân viên TTGSNH không có pháp luật bảo vệ chống lại các vụ kiện đối với hành động hoặc thiếu sót trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình, cũng như không có các cơ chế, các chi phí để bảo vệ hành động của cán bộ Thanh tra ngân hàng.

- Chính phủ cần quan tâm chỉ đạo các Bộ, Ngành liên quan cung cấp thông tin cho CIC để ngăn ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với nhiều TCTD; sớm chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đẩy nhanh tiến độ áp dụng CNTT vào việc quản lý các hồ sơ công dân như Thẻ căn cước, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,...bằng thẻ điện tử có

thể kiểm soát được trong giao dịch đảm bảo (thay cho hình thức giấy như hiện nay), hệ thống quản lý mã số thuế điện tử, mã số hàng hóa thống nhất trong toàn quốc.

3.3.2. Đối với Thanh tra Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan

Đề nghị Bộ Nội vụ và Thanh tra Chính phủ tổ chức nâng ngạch Thanh tra viên lên Thanh tra viên chính phải được tổ chức hàng năm để đánh giá đúng trình độ, thực trạng cán bộ thanh tra và khuyến khích cán bộ, thanh tra viên không ngừng học hỏi để vươn lên. Mặt khác, công tác trong lĩnh vực thanh tra không chỉ đơn thuần là “lao lực” mà còn “lao tâm”, dễ bị chi phối những cám dỗ vật chất, nhiều áp lực làm thay đổi quyết định kết luận thanh tra. Do đó, cần phải có một chính sách bảo vệ cán bộ thanh tra ngân hàng, chế độ đãi ngộ thỏa đáng để cán bộ thanh tra yên tâm công tác và toàn tâm, toàn lực phục vụ cho hoạt động thanh tra ngân hàng.

3.3.3. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- NHNN Việt Nam cần đổi mới nhiều trong công tác pháp chế: lãnh đạo NHNN cần quan tâm đôn đốc, chỉ đạo các Vụ, Cục chức năng rà soát bổ sung, sửa đổi đầy đủ, kịp thời các kiến nghị về chủ trương, chính sách, cơ chế, quy chế của NHNN và các TCTD để các TCTD hoạt động đảm bảo đúng pháp luật, an toàn, hiệu quả. Ngân hàng Nhà nước cần nhanh chóng thực hiện những nhiệm vụ như sau:

+ Ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngân hàng;

+ Trình Chính phủ và Quốc hội Nghị định hướng dẫn Luật NHNN Việt Nam năm 2010 và Luật các TCTD năm 2010;

+ Ban hành hai Thông tư về quy trình, thủ tục thanh tra và quy trình, thủ tục giám sát ngân hàng;

+ Banh hành các quy định, quy trình cụ thể hướng dẫn thực hiện phương thức thanh tra trên cơ sở rủi ro;

+ Có các văn bản hướng dẫn các TCTD thực hiện hoàn thiện hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ bởi lẽ muốn hoạt động thanh tra, giám sát phát huy được hiệu quả trong việc ngăn chặn, phòng ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng phải đi liền với việc các TCTD thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ. Đồng thời, NHNN Việt Nam phải kịp thời xử lý, giải quyết các kiến nghị, vướng mắc

trong việc thi hành Luật và các văn bản dưới Luật từ cơ sở. Nếu những đề nghị hợp lý, thì NHNN sớm trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung kịp thời.

- NHNN Việt Nam cần đổi mới hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) sớm tiến kịp các nước tiên tiến, là nơi cung cấp thông tin tin

cậy nhất, cập nhật đầy đủ nhất, đảm bảo sử dụng nguồn tin hữu ích để kiểm soát, giám sát được hoạt động của các TCTD và các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Trung tâm CIC hoạt động hiệu quả, sẽ là công cụ bổ sung hữu hiệu phục vụ cho công tác thanh tra, giám sát ngân hàng cũng như điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

- NHNN Việt Nam cần có cơ chế, chính sách đãi ngộ cho lực lượng thanh tra

viên ngân hàng gắn với việc thi tuyển cán bộ làm công tác thanh tra, giám sát với yêu cầu cao hơn như: đòi hỏi thanh tra viên ngân hàng phải có trình độ trên đại học hoặc

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU lực THANH TRA, GIÁM sát NGÂN HÀNG của NGÂN HÀNG NHÀ nước đối với các tổ CHỨC tín DỤNG TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG TRỊ đến năm 2020 (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)