b. Tăng cƣờng năng lực giám sát của NHNN Việt Nam
3.3.5. Đối với NHNN chi nhánh tỉnh Quảng Trị
- Phòng Tổ chức- Hành chính theo dõi sâu sát năng lực cán bộ, mạnh dạn tham mưu cho Ban Giám đốc NHNN Quảng Trị điều động, luân chuyển cán bộ có đạo đức, có trình độ, có năng lực từ các phòng chuyên môn bổ sung cho bộ máy Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh. Tiêu chuẩn của cán bộ thanh tra, giám sát phải là những người gương mẫu về đạo đức, có kiến thức vững vàng, đáp ứng được yêu cầu “giỏi một nghiệp vụ, biết nhiều nghiệp vụ”; khả năng và trình độ đọc hiểu văn bản tốt; có tinh thần nghiên cứu, học tập, tự rèn luyện để nâng cao trình độ. Đồng thời mạnh dạn điều chuyển những cán bộ thanh tra, giám sát không phù hợp về phẩm chất, đạo đức, năng lực chuyên môn làm những công việc khác thích hợp hơn.
- NHNN Quảng Trị cần thường xuyên cử cán bộ, thanh tra viên đi đào tạo các kiến thức về chuyên ngành thanh tra, quản trị ngân hàng, phân tích tài chính và hoạt động ngân hàng, thanh tra về phòng, chống rửa tiền, bảo hiểm tiền gửi, tin học nâng cao, ngoại ngữ, pháp luật và kiến thức các lĩnh vực liên quan đến công tác TTGSNH.
Trong chương trình và kế hoạch thanh tra, Giám đốc NHNN Quảng Trị cần quan tâm chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động cấp tín dụng, hoạt động thu chi tài chính và đặc biệt là huy động vốn, đồng thời phải sử dụng triệt để “cây gậy” Nghị định 96/2014/NĐ-CP để xử phạt nghiêm minh đối với các TCTD vi phạm công tác huy động vốn như phạt tiền ở mức cao, hạn chế một số nghiệp vụ, tạm ngưng việc phát triển chi nhánh, phòng giao dịch. Bởi vì, những vi phạm và sai sót trong huy động vốn của các TCTD trên địa bàn không có dấu hiệu giảm mà ngày càng gia tăng, chứa đựng nhiều rủi ro. Hơn nữa, hoạt động huy động vốn của TCTD liên quan đến nhiều đối tượng khách hàng trong xã hội, là khoản tiền gửi của người dân. Vì vậy, an toàn trong hoạt động kinh doanh nói chung và trong công tác huy động vốn nói riêng của TCTD có liên quan chặt chẽ đến việc đảm bảo lợi ích của người gửi tiền và đây cũng là nhiệm vụ hàng đầu của công tác quản lý nhà nước của NHNN (Phạm Xuân Hòe và Nguyễn Vân Trường, 2012).
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trên cơ sở lý luận và từ thực trạng hiệu lực thanh tra, giám sát ngân hàng đối với các TCTD trên địa bàn Quảng Trị, từ những định hướng về hoạt động ngân hàng và thanh tra, giám sát của NHNN Việt Nam trong thời gian tới. Trước yêu cầu đổi mới hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng đặt ra hết sức cấp bách, được xem là khâu đột phá trong toàn bộ tiến trình xây dựng một NHTW hiện đại, thúc đẩy hoạt động ngân hàng phát triển nhanh chóng cả về bề rộng lẫn chiều sâu, hội nhập khu vực và quốc tế của toàn hệ thống tài chính - ngân hàng. Nội dung Chương 3 đã đưa ra hệ thống các giải pháp, đề xuất kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu lực thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng đối với các TCTD trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
KẾT LUẬN
Trong tiến trình đổi mới nền kinh tế nói chung và của ngành Ngân hàng Việt Nam nói riêng, hoạt động quản lý và kiểm soát của NHNN với vai trò của một ngân hàng Trung ương đã được khẳng định. Vai trò của thanh tra, giám sát ngân hàng cũng đã được khẳng định và thể hiện ngày càng rõ hơn trong việc kiểm soát hoạt động của các TCTD, phục vụ ngày càng tốt hơn chức năng quản lý của NHNN và giúp các TCTD hoạt động kỷ cương, nề nếp, an toàn và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, theo yêu cầu mới của tiến trình hội nhập, đòi hỏi hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng ở nước ta phải cải tổ để theo kịp xu thế mới của toàn cầu. Vì vậy, cần phải tiếp tục xây dựng bộ máy Thanh tra, giám sát ngân hàng hoạt động có hiệu quả; từng bước nâng cao hiệu lực thanh tra, giám sát ngân hàng để góp phần bảo đảm sự ổn định, an toàn và vững mạnh của toàn bộ hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Mặt khác, từ thực trạng hoạt động của thanh tra, giám sát và các TCTD trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, vẫn còn nhiều vấn đề hạn chế, bất cập cần được nhận diện và sớm giải quyết, phải nhanh chóng hoàn thiện công tác thanh tra, giám sát đối với các TCTD mà trong đó nâng cao hiệu lực thanh tra giám sát là một mục tiêu tiên quyết, quan trọng.
Xuất phát từ yêu cầu trên, luận văn đã cố gắng đề cập và làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận và thực tiễn, phân tích thực trạng và nguyên nhân hạn chế hiệu lực thanh tra, giám sát ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Luận văn đã tổng hợp được những vấn đề có tính lý luận cơ bản về thanh tra, giám sát ngân hàng; vai trò của của thanh tra, giám sát ngân hàng; sự cần thiết phải thanh tra, giám sát ngân hàng đối với các TCTD; khái niệm hiệu lực thanh tra, giám sát ngân hàng; đưa ra các tiêu chí đánh giá; các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực thanh tra, giám sát ngân hàng; tìm hiểu các mô hình Thanh tra, giám sát ngân hàng của một số nước trên thế giới nhằm kiến nghị xem xét, áp dụng những điểm phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Đồng thời, dựa vào số liệu hoạt động ngân hàng và thanh tra, giám sát ngân hàng Quảng Trị qua các năm từ 2010-2014, luận văn đã phân tích khá rõ thực trạng hiệu lực thanh tra, giám sát ngân hàng đối với các TCTD, làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu lực thanh tra, giám sát ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Thông qua những nội dung đề cập ở Chương 1 và nội dung phân tích thực trạng hiệu lực thanh tra, giám sát ngân hàng tại Chương 2, luận văn đã đề xuất hệ thống giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu lực thanh tra, giám sát ngân hàng đối với các TCTD trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm 2020. Ngoài ra, luận văn còn đưa ra các kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, NHNN, các Bộ, Ngành liên quan, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, NHNN chi nhánh tỉnh Quảng Trị nhằm đổi mới cơ chế, chính sách, điều hành, quản lý hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
1. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010. 2. Luật các TCTD ngày 16 tháng 6 năm 2010.
3. Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010.
4. Luật Phòng, chống rửa tiền ngày 18 tháng 6 năm 2012. 5. Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012. 6. Luật Bảo hiểm tiền gửi ngày 18 tháng 6 năm 2012.
7. Luật Dân sự 2005 ngày 14 tháng 06 năm 2005. 8. Bộ Luật hình sự ngày 26 tháng 11 năm 2003.
9. Nghị định số 91/1999/NĐ-CP ngày 04/09/1999 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngân hàng.
10. Nghị định 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
11. Nghị định 95/2011/NĐ-CP ngày 20/10/2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
12. Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
13. Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
14. Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07/4/2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngân hàng.
15. Nghị định số 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
16. Quyết định số 83/2009/QĐ-TTg ngày 27/05/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
17. Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt “Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”.
18. Quyết định số 35/2014/QĐ-TTg ngày 12/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
19. Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 02/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2020.
20. Thông tư số 15/2010/TT-NHNN ngày 16/6/2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ.
21. Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
22. Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
23. Thông tư số 14/2014/TT-NHNN ngày 20/5/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
24. Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
25. Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 16/2010/TT-NHNN ngày 25/6/2010 về hướng dẫn thi hành Nghị định số 10/2010/NĐ-CP ngày 12/02/2010 của Chính phủ về hoạt động thông tin tín dụng.
27. Quyết định số 1675/2004/QĐ-NHNN ngày 23/12/2004 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ngân hàng.
28. Quyết định số 137/QĐ-NH3 ngày 24/5/1997 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành “Quy chế giám sát từ xa đối với các Ngân hàng và tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam”.
29. Quyết định số 398/1999/QĐ-NHNN3 ngày 09/11/1999 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy chế giám sát từ xa đối với các TCTD.
30. Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN 31/12/2001 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
31. Quyết định số 493/493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
32. Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 của Thống đốc NHNN về việc ban hành “Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng”.
33. Quyết định số 45/2006/QĐ-NHNN ngày 11/9/2006 của Thống đốc NHNN ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Bộ máy điều hành Quỹ tín dụng Nhân dân.
34. Quyết định số 03/2007/QĐ-NHNN ngày 19/01/2005 của Thống đốc NHNN về việc ban hành “Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng”.
35. Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cục Thống kê Quảng Trị. (2013). Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị 2013,
Nhà xuất bản Thống kê, trang 33-34-35-46-58.
2. Nguyễn Duệ. (2005). Giáo trình Ngân hàng Trung ương, Nhà xuất bản Thống kê, trang 258-263.
3. Phạm Xuân Hòe và Nguyễn Vân Trường. (2011). “Những rủi ro trong công tác huy động vốn cần quan tâm giám sát”, Tạp chí Ngân hàng. Số 13, trang 29.
4. Nguyễn Thị Mai Hằng. (2011). “Đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn Basel III trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam”, Tạp chí công nghệ ngân hàng. Số 67,
trang 11.
5. Trầm Thị Xuân Hương. (2012). Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất
bản Thống kê, trang 15-23.
6. Cấn Văn Lực. (2013). Hội thảo khoa học “Giải pháp tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra, giám sát an toàn hoạt động ngân hàng”, Tạp chí Ngân hàng. Số 18, trang 30.
7. Lê Ngọc Lân và Bùi Thị Thanh Tình. (2011). “Đánh giá hoạt động thanh tra giám sát của NHNN Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng. Số 110, trang 1.
8. NHNN Việt Nam. (2013). Báo cáo Thường niên 2013, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, trang 37-39.
9. NHNN Việt Nam. (2014). Báo cáo về thực hiện điều hành chính sách tiền tệ năm 2014, định hướng và giải pháp điều hành năm 2015, trang 7.
10. NHNN chi nhánh tỉnh Quảng Trị, Báo cáo tổng kết hoạt động ngân hàng trên
địa bàn Quảng Trị và phương hướng nhiệm vụ, các năm từ 2010-2014.
11. NHNN chi nhánh tỉnh Quảng Trị, Báo cáo công tác thanh tra, giám sát, các
năm từ 2010-2014.
12. Phạm Hà Phương. (2013). “Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đối với hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng”, Tạp chí công nghệ ngân hàng. Số 93, trang 3.
13. Trần Đăng Phi và Nguyễn Phi Lân. (2014). “Thực trạng công tác giám sát ngân hàng và sự cần thiết của việc áp dụng mô hình dự báo tài chính trong hoạt động giám sát ngân hàng Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng. Số 9, trang 9.
14. Hoàng Văn Thắng. (2011). “Công tác giám sát từ xa của Thanh tra, giám sát ngân hàng đối với các TCTD theo CAMELS”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, trang 20-21.
15. Phan Đại Thích. (2013). “Thanh tra trên cơ sở rủi ro: phân tích ma trận rủi ro và kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng. Số 20, trang 40.
16. Đào Quốc Tính. (2013). “Đổi mới công tác thanh tra, giám sát và quản trị rủi ro