b. Thực trạng áp dụng Basel tại Việt Nam
2.2.2.3. Thực trạng hiệu lực của giám sát từ xa
nay là phương thức GSTX và phương thức thanh tra tại chỗ. Thời kỳ đầu, việc phân tích được làm theo lối thủ công; nội dung, phương pháp phân tích vẫn theo nhận thức của cán bộ thực hiện mà chưa theo một chuẩn mực chung. Sau một thời gian thực hiện, phương thức GSTX đã được đưa vào xử lý bằng máy vi tính theo chương trình thống nhất của Thanh tra NHNN. Việc giám sát từ xa theo phương pháp VOTABALOG, với các nội dung đơn giản: Vốn của các TCTD; chất lượng tài sản của TCTD; năng lực
của Ban lãnh đạo và kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, việc nhập số liệu đầu vào vẫn
phải thực hiện thủ công, sản phẩm đầu ra là các mẫu biểu và các lời khuyên, lời cảnh báo rất chung chung, đôi lúc vô nghĩa nên phương thức này vẫn chưa phát huy được tác dụng của nó. Phải đến khi thực hiện phương thức GSTX theo Quyết định số 137/QĐ-NH3 ngày 24/5/1997 của Thống đốc NHNN thì phương thức này mới có sự thay đổi: chương trình giám sát thay đổi theo phương thức CAMEL, nội dung giám sát phong phú hơn, dữ liệu đầu vào được các TCTD gửi bằng file qua hệ thống mạng, chế độ báo cáo định kỳ được quy định rõ ràng.
Cùng với sự thay đổi, phát triển trong hoạt động của các TCTD, chương trình giám sát tại chi nhánh cũng được thay đổi tương ứng và đến nay được thực hiện theo Quyết định số 398/1999/QĐ-NHNN3. So với chương trình cũ, chương trình giám sát này có những cải tiến đáng kể: Phương thức phân tổ số liệu được thay đổi cho phù hợp với sự thay đổi hệ thống tài khoản và tổ chức hạch toán của các TCTD. Mặt khác, đã bổ sung việc tích lũy số liệu theo từng tháng phát sinh, có so sánh với cùng kỳ năm trước và phân tích số liệu chi tiết theo từng TCTD, phân tích giám sát đối với các TCTD được thực hiện theo định kỳ hằng Quý.
Với đối tượng giám sát gồm 07 NHTM, 01 chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội và 11 Quỹ TDND, Thanh tra, giám sát chi nhánh đã có những số liệu báo cáo gửi về TTGSNH phục vụ công tác và kế hoạch thanh tra. Trên cơ sở những chỉ số phản ánh sự biến động không bình thường trong hoạt động của TCTD đó, TTGS chi nhánh đã có những thông báo cho các TCTD những cảnh báo cần thiết. Đến 31/12/2014, trên cơ sở kết quả giám sát, Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh đã có đánh giá chung như sau: chất lượng tín dụng của các TCTD đảm bảo, nợ xấu duy trì ở mức thấp, dư nợ hữu hiệu chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Cụ thể:
a) Nguồn vốn huy động
Nguồn vốn huy động của các TCTD gồm: các loại tiền gửi khách hàng, tiền gửi tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá, tiền gửi Kho bạc Nhà nước; tiền gửi, tiền vay lại
của các TCTD trong nước. Đến 31/12/2014 tổng nguồn vốn huy động của các TCTD là 11.356 tỷ đồng, tăng 1,71% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tiền gửi khách hàng: 9.031 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 79,53% tổng nguồn vốn; tiền gửi thanh toán: 1.731 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 15,24% tổng nguồn vốn; huy động khác: 1.583,473 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 5,1% tổng nguồn vốn.
b) Sử dụng vốn
- Dư nợ: tổng dư nợ cho vay của các TCTD đến thời điểm 31/12/2014 là 13.818
tỷ đồng, tăng 22,45% (2.533 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm trước, đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch chung của toàn hệ thống. Cơ cấu cho vay ngắn hạn và trung, dài hạn của các ngân hàng hợp lý, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng vốn trung, dài hạn của khách hàng.
- Chất lượng tín dụng được đánh giá theo quy định phân loại nợ như sau:
+ Dư nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) của các TCTD là 57,54 tỷ đồng, chiếm 0,4% tổng dư nợ, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, các ngân hàng có dư nợ nhóm 5 cao là: NHĐT&PT: 34,416 tỷ đồng; NHNo&PTNT là 18,009 tỷ đồng và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng: 3,281 tỷ đồng.
+ Nợ quá hạn của các TCTD tính đến 31/12/2014 là 189,77 tỷ đồng, chiếm 1,35% tổng dư nợ. Trong đó, chi nhánh NHCS&XH chiếm 0,05% tổng dư nợ (7,13 tỷ đồng); Ngân hàng No&PTNT chiếm 0,72% tổng dư nợ (99,34 tỷ đồng); Ngân hàng TMCP Công thương chiếm 0,17% tổng dư nợ (24,6 tỷ đồng); Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển chiếm 0,29% tổng dư nợ (39,57 tỷ đồng); Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương tín chiếm 0,02% tổng dư nợ (2,64 tỷ đồng); Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng chiếm 0,06% tổng dư nợ (8,5 tỷ đồng); Ngân hàng TMCP Ngoại thương chiếm 0,05% tổng dư nợ (6,25 tỷ đồng) và Ngân hàng TMCP Quân đội chiếm 0,02% tổng dư nợ (2,18 tỷ đồng); Khối các QTDND nợ quá hạn thấp so với tổng dư nợ. Các ngân hàng có nợ quá hạn cao là: NHNo&PTNT; Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển và NHCS&XH.
Nhìn chung, tổng nợ quá hạn của các từng TCTD chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ, nợ quá hạn của khối NHTMCP thấp hơn khối NHTM nhà nước, đặc biệt thanh tra tại chỗ cần lưu ý nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng.
- Kết quả kinh doanh: Qua GSTX đã phân tích được cụ thể về số liệu lãi, lỗ của
từng TCTD trên địa bàn và tình hình về kết quả kinh doanh của các TCTD. Cụ thể, Thu nhập - Chi phí của 07 NHTM, 01 chi nhánh NHCS&XH và 11 QTDND trên địa bàn tỉnh Quảng Trị là 276,43 tỷ đồng. Trong đó lãi sau thuế của Ngân hàng No&PTNT
77,55 tỷ đồng; Ngân hàng TMCP Ngoại thương 16,63 tỷ đồng; Ngân hàng TMCP Công thương là 25,54 tỷ đồng; Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển lãi là 44,53 tỷ đồng; Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương tín 30,03 tỷ đồng; Ngân hàng TMCP Quân đội 7,13 tỷ đồng; NHCS&XH là 75,02 tỷ đồng; 11 QTDND lãi sau thuế là 8,434 tỷ đồng; Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng năm 2014 không có lãi (năm 2013 lỗ 0,82 tỷ đồng).
- Khả năng thanh toán, chi trả: tỷ lệ tài sản Có động so với tài sản Nợ dễ biến
động của hầu hết các TCTD đều ở mức thấp, các TCTD đảm bảo điều hòa vốn trong hệ thống đáp ứng tốt cho thanh toán, chi trả.
Qua số liệu thu được, cán bộ giám sát phân tích và đưa ra nhận xét các chỉ tiêu nguồn vốn; sử dụng vốn, dư nợ cho vay và chất lượng tín dụng, nợ quá hạn của các TCTD; khả năng thanh toán, chi trả; thu nhập, chi phí và đưa ra kết luận chung về hoạt động của các TCTD, nêu ra những đơn vị yếu kém, nguyên nhân và kiến nghị, đề xuất.
c) Kết quả của hiệu lực giám sát từ xa trong thời gian qua
Công tác giám sát từ xa là cơ cở giúp Giám đốc NHNN có những quyết định quản lý kịp thời, góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu lực thanh tra, giám sát ngân hàng đối với các TCTD. Qua kết quả giám sát từ xa, NHNN chi nhánh đã thông báo, nhắc nhở các TCTD các vấn đề bất thường; diễn biến tăng, giảm nguồn vốn; sử dụng vốn; chất lượng tín dụng; kết quả kinh doanh; về chấp hành các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, có thể thấy hiệu lực của hoạt động GSTX đối với các TCTD trên địa bàn Quảng Trị qua chỉ số kết quả kinh doanh của các chi nhánh TCTD chỉ mang tính chất tương đối, nguồn thông tin qua giám sát chưa đầy đủ, do một số nguyên nhân chung sau đây:
Thứ nhất, do việc chấp hành các quy định về cung cấp thông tin từ các TCTD
không kịp thời. Quy trình tiếp nhận thông tin báo cáo tài chính của các TCTD còn nhiều bất cập, việc cả chi nhánh lẫn hội sở của các TCTD đều phải thực hiện báo cáo không chỉ gây ra sự lãng phí về chi phí, thời gian mà còn gây ra sự sai lệch dữ liệu. Mặt khác, các công cụ phục vụ cho giám sát dựa trên rủi ro còn thiếu và chưa được vận hành nhiều trong thực tiễn. Thiếu các mô hình phân tích định lượng, dự báo và kiểm định rủi ro hay cảnh báo sớm đối với từng ngân hàng hay toàn hệ thống giám sát ngân hàng làm giảm đi tính chuyên nghiệp và hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng (Trần Đăng Phi và Nguyễn Phi Lân, 2014).
Thứ hai, khó khăn trong việc giám sát chỉ tiêu về pháp luật và quy chế về đảm
bảo an toàn vốn trong kinh doanh, gồm: Tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung, dài hạn. Đối với các NHTM nhà nước, tỷ lệ này là 25%; tỷ lệ khả năng chi trả >=1; tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu >=8%; tổng dư nợ cho vay một khách hàng của TCTD không được vượt quá 15% vốn tự có của TCTD đó; dư nợ 10 khách hàng lớn nhất không vượt quá 30% tổng dư nợ của TCTD đó. Các chỉ tiêu này chỉ áp dụng cho NHTM độc lập chứ không áp dụng cho chi nhánh TCTD, vì vậy tại chi nhánh, các chỉ tiêu trên không được đề cập và đánh giá qua GSTX.
Thứ ba, thực tế hệ thống CNTT phục vụ công tác thanh tra, giám sát hiện nay
còn rất đơn giản, dữ liệu chủ yếu được xử lý trên các máy trạm, sử dụng phần mềm đã lạc hậu như Foxpro để phân tích dữ liệu. Các dữ liệu này lại phải đưa vào các công cụ văn phòng khác như Word, Excel để xử lý nên việc theo dõi quá trình lập hồ sơ thanh tra, các biểu mẫu báo cáo tại chỗ, lập lịch thanh tra, dữ liệu bổ sung cho quá trình thanh tra và thông tin thu được sau khi thanh tra tại chỗ không thể thực hiện được (Đào Quốc Tính, 2013).