b. Thực trạng áp dụng Basel tại Việt Nam
2.2.2.4. Thực trạng của hiệu lực của thanh tra tại chỗ
a) Phương thức thanh tra tại chỗ ngày càng được củng cố và hoàn thiện
Đến nay, quy trình nghiệp vụ thanh tra tại chỗ ngày càng tốt hơn, một số cán bộ thanh tra nắm vững quy trình nghiệp vụ theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 nên việc chuẩn bị một cuộc thanh tra là rất đầy đủ, chu đáo góp phần nâng cao chất lượng và hiệu lực TTGSNH. Sau khi có Luật Thanh tra năm 2010, các văn bản chỉ đạo về nghiệp vụ TTGS ngày càng rõ ràng và đầy đủ. Mặt khác, sau khi Luật NHNN và Luật các TCTD năm 2010 có hiệu lực, nhiều văn bản hướng dẫn được ban hành và hệ thống hóa, tạo môi trường pháp lý khá rõ ràng, là điều kiện tốt cho hoạt động thanh tra, giám sát đạt kết quả tốt hơn. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận các phương thức thanh tra, giám sát mới đặc biệt là thanh tra trên cơ sở rủi ro của nhiều cán bộ thanh tra còn hạn chế.
b) Thực trạng hiệu lực thanh tra tại chỗ được thể hiện trên một số mặt sau
Trong 5 năm (từ 2010-2014), Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh Quảng Trị đã tiến hành 68 cuộc thanh tra các TCTD trên địa bàn. Trong đó có 61 cuộc thanh tra,
kiểm tra theo kế hoạch địa phương và 7 cuộc thanh tra phối hợp theo chỉ đạo của Cơ quan TTGSNH và Giám đốc NHNN chi nhánh. Kết quả thanh tra cho thấy, về cơ bản các TCTD trên địa bàn hoạt động khá tốt: mạng lưới ngày càng mở rộng, nguồn vốn và sử dụng vốn tăng trưởng nhanh qua các năm, kết quả kinh doanh có lãi năm sau cao hơn năm trước. Việc chấp hành pháp luật của Nhà nước; các quy chế, quy định, cơ chế điều hành lãi suất của Thống đốc NHNN và các văn bản hướng dẫn của Hội sở chính khá nghiêm túc; lãi suất huy động qua các thời kỳ được điều chỉnh kịp thời, linh hoạt. Năng lực quản trị điều hành của đội ngũ lãnh đạo và trình độ cán bộ ngày một nâng cao, hoạt động của các TCTD trên địa bàn an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên, qua thanh tra tại chỗ cũng đã phát hiện rất nhiều sai phạm và có 584 kiến nghị yêu cầu đối tượng thanh tra, giám sát và cấp chủ quản chỉnh sửa. Tổng hợp nội dung vi phạm được thể hiện qua Bảng 2.6:
Bảng 2.6: Vi phạm hành chính trong hoạt động của các TCTD (2010-2014) Nhóm
nội dung vi phạm
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số vi phạm Tỷ lệ (%) Số vi phạm Tỷ lệ (%) Số vi phạm Tỷ lệ (%) Số vi phạm Tỷ lệ (%) Số vi phạm Tỷ lệ (%) Tổ chức, quản trị, điều hành 6 0 10 0,6 16 0,6 31 0,6 88 0,6 Huy động vốn 178 14 89 5,0 226 8,2 1.232 18,7 4.330 19,9 Cấp tín dụng, bảo lãnh 889 69 1.316 73,8 2.259 81,7 1.087 19,6 2.435 19,9 Hoạt động ngoại hối và KD vàng 15 1 93 5,2 95 3,4 132 2,4 153 2,1 Thanh toán, quản lý tiền tệ kho quỹ 15 1 27 1,5 98 3,5 24 0,4 259 0,5 Bảo đảm an toàn hoạt động của TCTD 94 7 104 5,8 65 2,4 37 0,7 39 0,6 Hoạt động
thu chi tài chính
90 7 145 8,1 5 0,2 3.187 57,6 3.243 56,4
TỔNG
Nguồn: Báo cáo công tác TTGS của NHNN Quảng Trị từ năm 2010-2014
Theo số liệu, số vi phạm trong công tác cấp tín dụng, huy động vốn và hoạt động thu chi tài chính qua các năm đều cao và có xu hướng ngày càng tăng. Đáng chú ý là tổng số vi phạm của các TCTD được phát hiện trong năm 2014 cao gấp 1,8 lần năm 2013, điều này vừa thể hiện năng lực của cán bộ thanh tra trong phát hiện vụ việc sai phạm trong hoạt động của TCTD ngày càng được cải thiện nhưng cũng cho thấy hiệu lực thanh tra có dấu hiệu suy giảm đáng quan ngại.
- Phát hiện các vi phạm về huy động vốn:
Theo số liệu thanh tra, các TCTD đều tăng trưởng vốn huy động qua các năm, đạt được kế hoạch được giao và quy định của NHNN theo từng thời kỳ, mức lãi suất được điều chỉnh kịp thời, linh hoạt, phù hợp với biến động lãi suất trên thị trường, đa số thực hiện đúng mức lãi suất do HĐQT ban hành. Tuy nhiên, vi phạm trong công tác huy động vốn có dấu hiệu tăng dần, tăng vọt vào năm 2013 (1.232 vi phạm) và đỉnh điểm là năm 2014 (4.330 vi phạm). Các sai sót với số tiền lớn chủ yếu do các NHTM vay vốn của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam không tuân thủ Công văn 1775/NHNN-CSTT ngày 27/03/2012 về việc NHTM nhà nước vay vốn Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; huy động vượt quá lãi suất so với quy định của NHNN đối với các chương trình như huy động tiền gửi “Tiết kiệm học đường”, huy động có dự thưởng,...Số sai phạm về lãi suất huy động vốn do thanh tra tại chỗ phát hiện được tổng hợp qua Hình 2.1:
Nguồn: Báo cáo công tác TTGS của NHNN Quảng Trị từ năm 2010-2014
Nhìn vào đồ thị có thể thấy vi phạm về lãi suất tăng cao vào các năm 2011- 2012, có giảm chút ít vào năm 2013-2014. Vi phạm về lãi suất chủ yếu do các NHTM chạy đua lãi suất huy động vốn cao hơn mức trần mà NHNN quy định. Chạy đua lãi suất của các NHTM không chỉ do thiếu vốn mà chủ yếu do thị trường liên ngân hàng có lãi suất cao (mức 21-24%/năm), nên lãi suất huy động cũng phải cao. Hơn nữa, còn do khách hàng rút tiền để chuyển qua các ngân hàng khác có lãi suất cao hơn, nhiều ưu đãi hơn nên các NHTM trên địa bàn lại tăng lãi suất huy động bất chấp quy định của NHNN để có khách hàng.
- Phát hiện vi phạm về hoạt động cấp tín dụng, bảo lãnh:
Đánh giá chung, các chi nhánh TCTD chấp hành khá tốt các quy chế cho vay, bảo lãnh, bảo đảm tiền vay; chấp hành tốt quy trình nghiệp vụ; thực hiện kiểm tra, giám sát, thẩm định xét duyệt cho vay, bảo lãnh đúng quy định; chấp hành các nguyên tắc điều kiện vay vốn; phần lớn khách hàng được kiểm tra sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ gốc, lãi đúng hạn; dư nợ cho vay, phân loại nợ, giá trị tài sản thế chấp,...số liệu thực tế kiểm tra so với số liệu khớp đúng. Tuy nhiên, số vụ vi phạm trong hoạt động cấp tín dụng các năm đều cao so với các vi phạm khác, thể hiện sự chấp hành, chấn chỉnh các kiến nghị sau thanh tra chưa được thực hiện nghiêm túc, triệt để.
+ Phát hiện vi phạm về bảo đảm tiền vay:
Số sai phạm về tài sản đảm bảo tiền vay do thanh tra tại chỗ phát hiện được tổng hợp qua Hình 2.2:
Nguồn: Báo cáo công tác TTGS của NHNN Quảng Trị từ năm 2010-2014
Phát hiện của thanh tra tại chỗ cho thấy, vẫn có sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các TCTD và dưới áp lực khoán chỉ tiêu cho vay, một số nhân viên tín dụng sẵn sàng cho vay có tài sản đảm bảo nhưng chưa đủ tính pháp lý, điều kiện, thủ tục để nhận làm đảm bảo hoặc tùy tiện điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ thiếu căn cứ nhằm mục đích tránh chuyển nợ quá hạn hoặc tránh nợ xấu xảy ra.
+ Phát hiện vi phạm về lãi suất cho vay:
Việc các TCTD cạnh tranh tìm kiếm khách hàng bằng cách chào mời lãi suất thấp làm cho dư nợ “chảy” từ TCTD này sang TCTD khác, không đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thực. Số sai phạm về lãi suất cho vay do thanh tra tại chỗ phát hiện được tổng hợp qua Hình 2.3:
Nguồn: Báo cáo công tác TTGS của NHNN Quảng Trị từ năm 2010-2014
Hình 2.3: Diễn biến số trường hợp vi phạm về lãi suất cho vay
- Phát hiện vi phạm về quy trình cho vay:
Hầu hết các sai sót đều tập trung vào không tuân thủ các quy định về quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng như cho vay một số đơn vị có tình hình tài chính khó khăn, chưa đảm bảo điều kiện vay, thẩm định, xét duyệt cho vay còn sơ sài, thiếu căn cứ, chưa sát với hiệu quả thực tế của dự án. Nguyên nhân do công tác thẩm định của các TCTD còn chiếu lệ, chưa chú trọng đến quản trị rủi ro tín dụng. Qua thanh tra tại chỗ cũng đã phát hiện công tác kiểm tra, giám sát của các TCTD đối với các khoản vay sau khi giải ngân còn mang tính đối phó làm cho các khoản vay tiềm ẩn
nhiều rủi ro. Số sai phạm về quy trình cho vay do thanh tra tại chỗ phát hiện được tổng hợp qua Hình 2.4:
Nguồn: Báo cáo công tác TTGS của NHNN Quảng Trị từ năm 2010-2014
Hình 2.4: Diễn biến số trường hợp vi phạm vi phạm về quy trình cho vay
Đáng chú ý, các vi phạm sau đây thường xuyên lặp đi lặp lại đối với nhiều TCTD đó là:
- Hồ sơ pháp lý cho vay doanh nghiệp chưa đầy đủ; hồ sơ kinh tế thiếu báo cáo tài chính; hồ sơ bảo đảm thiếu giấy tờ cần thiết; báo cáo đề xuất tín dụng thiếu tính cập nhật, dẫn đến nhận xét, đánh giá khách hàng và đề xuất cấp tín dụng không chính xác; xác định vốn tự có tham gia vào vốn lưu động, làm cơ sở xác định hạn mức tín dụng thiếu chính xác; xác định thời hạn chưa phù hợp với vòng quay vốn lưu động.
- Thế chấp tài sản nhưng không đăng ký giao dịch đảm bảo theo quy định; bảo hiểm dân sự bắt buộc và bảo hiểm vật chất tự nguyện không mua hoặc có mua nhưng hết hạn mà không mua bổ sung đối với các hợp đồng thế chấp tài sản là động sản theo quy định của pháp luật và do 2 bên thỏa thuận.
- Thiếu chữ ký theo quy định trong hồ sơ vay vốn; thiếu giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn hoặc có giấy tờ nhưng việc chứng minh mục đích sử dụng vốn không hợp lệ; không ghi, hoặc ghi sai các yếu tố cần thiết trên các giấy tờ trong hồ sơ cho vay vốn; thiếu biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay hoặc có biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay nhưng chỉ mang hình thức, không có ngày tháng, nội dung kiểm tra và nhận xét của cán bộ tín dụng
- Thiếu giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập để trả nợ; khách hàng không thực hiện đúng cam kết về tỷ lệ vốn tự có tham gia vào dự án; cho vay gửi vào tài khoản tiền gửi có kỳ hạn để cầm cố bảo lãnh thanh toán.
- Giấy xác nhận sở hữu tài sản kiêm giấy ủy quyền thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng thiếu ủy quyền của nững người đồng sở hữu trong hộ gia đình (trên 15 tuổi, sai sót này là rất phổ biến); giá trị tài sản thế chấp theo sở sách tại khách hàng nhỏ hơn giá trị tài sản thế chấp thỏa thuận trên hợp đồng tài sản; khách hàng vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng về quản lý nguồn thu nhập của khách hàng; khách hàng sử dụng tiền vay sai mục đích; chưa thực hiện chuyển quyền sở hữu đối với tài sản thế chấp thuộc sở hữu của bên thế chấp hoặc tài sản hình thành từ nguồn vốn vay ngân hàng.
- Khách hàng sử dụng vốn lưu động (vốn vay ngắn hạn) để đầu tư mua sắm TSCĐ; gia hạn hợp đồng sai định mức quy định; công tác kiểm tra, thẩm định, đánh giá, chấm điểm, xếp hạng khách hàng sơ sài, thiếu chính xác; cho vay hộ kinh doanh thiếu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận hết hiệu lực; địa điểm đăng ký kinh doanh không đúng với giấy phép đăng ký kinh doanh.
- Thực hiện chưa đúng việc phân loại nợ theo Quyết định số 493/QĐ-NHNN và Quyết định số 18/QĐ-NHNN như trích thiếu dự phòng rủi ro do phân loại nợ chưa đúng quy định hoặc xử lý rủi ro sai quy định
- Không thực hiện giảm lãi suất đối với các đối tượng vay tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống nông thôn theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP; vi phạm quy định sử dụng các phương tiện thanh toán giải ngân vốn cho vay bằng tiền mặt theo Thông tư 09/2012/TT-NHNN.
* Về hạch toán kế toán, quản lý thu chi tài chính, an toàn kho quỹ:
Về cơ bản, các TCTD thực hiện khá tốt chế độ hạch toán, ghi chép, phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh kịp thời, chính xác; theo dõi, quản lý và sử dụng ấn chỉ có giá, lưu trữ và bảo quản chứng từ đúng nơi quy định. Thực hiện tương đối đầy đủ các thủ tục kế toán về cho vay và thu nợ, chế độ tiền gửi tiết kiệm theo quy định. Hồ sơ quyết toán được lập đầy đủ, đúng biểu mẫu quy định, đảm bảo tính pháp lý; tính và hạch toán khá đầy đủ các khoản phí vào trong năm tài chính; thực hiện đúng các khoản mục chi phí theo chế độ và Nghị quyết của Đại hội thành viên. Thực hiện phân loại nợ và trích lập rủi ro đầy đủ; công tác kho quỹ đảm bảo an toàn, có hệ thống phòng chữa cháy; mở đầy đủ sổ ra vào kho, sổ quỹ, sổ bàn giao chìa khóa kho, két, việc quản lý và bảo quản chìa khóa kho, két, chìa khóa dự phòng theo đúng chế
độ,...Tuy nhiên, số vụ vi phạm tăng cao đáng báo động vào các năm 2013-2014 tập trung vào công tác thu chi tài chính, điều này cần thiết phải tăng cường và chấn chỉnh hoạt động thu chi tài chính đối với các TCTD, đồng thời phải tập trung kiểm tra các kiến nghị sau thanh tra. Các sai sót tập trung vào việc hạch toán chi phí năm trước vào năm sau; chênh lệch số liệu giữa cân đối kế toán so với các báo biểu kế toán; tính và hạch toán các khoản dự thu, dự chi thiếu chính xác (thừa, thiếu); chi bảo hiểm tiền gửi vượt so với chế độ quy định, và chi sai chế độ. Nhiều QTDND thiếu chứng từ gốc hoặc có nhưng không đầy đủ; không ghi đầy đủ các yếu tố trên chứng từ ghi sổ (số chứng từ hoặc nội dung kinh tế phát sinh); chi trả lãi tiền gửi tiết kiệm sai quy định.
Tại một số TCTD có các khoản chi tiêu nội bộ như: chi phí làm thêm giờ, chi phí hoàn tất thủ tục lưu hành tài sản cố định, chi ủng hộ,…còn hạch toán chưa đúng tính chất tài khoản. Một số TCTD đã bất chấp nguyên tắc, cố tình vi phạm các quy định của Nhà nước, không ít hoạt động kinh doanh không được kiểm toán, kiểm soát nội bộ kiểm tra chặt chẽ. Qua đó cho thấy, vai trò của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với nhiều TCTD vẫn còn kém hiệu quả.
* Về hoạt động quản trị, điều hành:
Thanh tra hoạt động quản trị, điều hành tập trung chủ yếu vào các QTDND. Qua kết quả thanh tra tại chỗ, hoạt động quản trị, điều hành của các QTDND ngày càng được cải thiện, nâng cao hơn trước. Hội đồng quản trị, Ban điều hành đã dần hội đủ những điều kiện về uy tín, trình độ nghiệp vụ, năng lực, phẩm chất đạo đức, kinh nghiệm hoạt động Quỹ tín dụng theo quy định. Ban điều hành đã chấp hành các quy chế hoạt động và thực hiện triển khai nhiệm vụ và Nghị quyết về các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của QTDND. Ban kiểm soát đã xây dựng được quy chế hoạt động, thực hiện đầy đủ chương trình, kế hoạch hàng tháng, hàng quý, năm. Tuy nhiên, vi phạm về hoạt động quản trị điều hành của các QTDND có xu hướng tăng, tập trung vào các vi phạm như: ban hành quy chế hoạt động không phù hợp với quy định hiện hành; Hội đồng quản trị chưa thực hiện đúng nhiệm vụ trong kết nạp thành viên mới, không đúng Nghị quyết Đại hội thành viên; chưa xây dựng kế hoạch thu chi tài chính