b. Tăng cƣờng năng lực giám sát của NHNN Việt Nam
3.1.2.2. Những khó khăn, thách thức đối với hiệu lực thanh tra, giám sát ngân
Các TCTD hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng trong môi trường nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Tuy nhiên, do mới chuyển sang nền kinh tế
thị trường nên kinh nghiệm quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng ở nước ta vẫn còn hạn chế, hơn nữa hệ thống pháp luật chưa đầy đủ, ý thức chấp hành pháp luật chưa cao; việc cạnh tranh không lành mạnh, chạy theo lợi nhuận, suy thoái đạo đức đang tồn tại và tác động đến hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng của các TCTD. Điều này nếu không tăng cường hoạt động TTGS thường xuyên thì những sai phạm của các TCTD sẽ ngày càng tăng, trầm trọng và tất yếu sẽ dẫn hoạt động kinh doanh đến bờ vực phá sản.
Chuyển sang kinh doanh theo cơ chế thị trường, hoạt động của các TCTD không chỉ bó hẹp trong việc huy động vốn và cho vay mà còn phải có những bước phát triển mới nhằm thực hiện những mục tiêu của chính sách tiền tệ, nhiều nghiệp vụ mới đã và đang được các TCTD thực hiện như: bảo lãnh L/C nhập hàng trả chậm, cho thuê tài chính, làm dịch vụ mua bán chứng khoán, dịch vụ bao thanh toán, mở rộng các hình thức huy động vốn và thanh toán trong nền kinh tế. Điều này đòi hỏi cách thức quản lý nhà nước của NHNN đối với các TCTD càng phải chặt chẽ hơn, trước hết là phải tăng cường công tác TTGS để kịp thời phát hiện những vi phạm trong hoạt động của các TCTD, hạn chế tới mức thấp nhất rủi ro, làm cho hoạt động của các TCTD ngày càng lành mạnh.
Môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng đang trong quá trình chỉnh sửa, bổ sung nên vẫn còn nhiều quy định chưa phù hợp với thực tiễn, thiếu tính khả thi. Nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn chưa có cơ chế để giải quyết, tháo gỡ, một số quy định chưa tạo được sự thống nhất về nhận thức và hoạt động thực tiễn. Trong bối cảnh như thế, việc tăng cường và nâng cao hiệu lực hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng đối với các TCTD còn có vai trò quan trọng trong việc phát hiện và kiến nghị chỉnh sửa, bổ sung cơ chế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc hấp hành pháp luật của các TCTD. Thanh tra đối với các hoạt động của các TCTD không có mục đích nào khác ngoài việc giúp tổ chức đó hiểu và áp dụng đúng pháp luật; phát hiện những sơ hở, sai lệch so với yêu cầu quản lý để sửa chữa, bổ sung và hoàn thiện cơ chế quản lý. Trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần, có nhiều loại hình TCTD cùng tồn tại và phát triển như nước ta hiện nay, thì việc tăng cường và nâng cao hiệu lực TTGSNH không những đảm bảo cho sự an toàn của hệ thống mà còn phục vụ lợi ích của cả cộng đồng và của toàn xã hội.
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU LỰC THANH TRA, GIÁM SÁT NGÂN HÀNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2020