Thời gian đơn ứng:

Một phần của tài liệu Mạch lạc trong thơ Phạm Tiến Duật (Trang 65 - 66)

5. Bố cục của luận văn

2.2.3.1.Thời gian đơn ứng:

Thời gian đơn ứng là kiểu thời gian diễn đạt lại một sự kiện chỉ xảy ra một lần và được kể lại tương ứng một lần trong bài. Loại quan hệ thời gian này xuất hiện rất nhiều trong các bài thơ của Phạm Tiến Duật.

Ví dụ 1:

“Tranh thủ có ánh sáng đèn dù

Anh vội nhìn em và bạn em khắp lượt Mọi người cũng tò mò nhìn anh Rồi bóng tối lại khép vào bóng tối”.

(Gửi em, cô thanh niên xung phong)

Hình ảnh nhật vật “anh” tranh thủ nhìn các cô gái thanh niên xung phong khi có ánh sáng đèn dù và mọi người cũng tò mò nhìn lại “anh” thể hiện một tình huống rất thật mà tinh tế từ hiện thực. Sự tò mò, hấp dẫn giữa người lính lái xe và các cô thanh niên xung phong đã được Phạm Tiến Duật miêu tả lại qua tình huống tinh tế này. Sự kiện chỉ diễn ra một lần và được kể

lại một lần duy nhất trong bài thơ. Ví dụ 2:

“Đang thiu thiu ngủ trong nắng gió Lào Bỗng một giọt nước rơi vào cổ anh Vẫn ngỡ tiếng mưa

Hóa ra là giọng hò em đấy”

(Nghe hò đêm bốc vác)

Những câu thơ trên một mặt có quan hệ thời gian đồng thời, mặt khác khi đặt trong quan hệ tần số, chúng thuộc dạng thời gian đơn ứng. Sự kiện tác giả đang ngủ thì bị tỉnh giấc và giật mình rồi nghe thấy tiếng hò chỉ diễn ra một lần và được kể lại một lần trong bài thơ. Việc giật mình được ví như cảm giác một giọt nước lạnh rơi vào cổ. Đây là một trong những câu thơ có cách diễn đạt mới lạ, gây ấn tượng mạnh nhờ sự chuyển đổi giác quan đặc biệt.

Ví dụ 3:

“Đang nhìn trời nhìn đất mênh mông Tốp pháo thủ bỗng trở nên huyên náo, Khi một con chồn con chạy qua hầm pháo Bị vỏ đạn đồng nóng bỏng vây quanh”.

(Buổi chiều ở trong hầm đại bác).

Sự kiện một con chồn chạy qua hầm pháo chỉ diễn ra duy nhất một lần trong bài và không được lặp lại lần nào khác. Đoạn thơ miêu tả lại những phút nghỉ ngơi rất đời thường của các chiến sĩ ở mặt trận.

Một phần của tài liệu Mạch lạc trong thơ Phạm Tiến Duật (Trang 65 - 66)