Thời gian trùng ứng:

Một phần của tài liệu Mạch lạc trong thơ Phạm Tiến Duật (Trang 66 - 71)

5. Bố cục của luận văn

2.2.3.2 Thời gian trùng ứng:

Quan hệ thời gian trùng ứng là kiểu quan hệ mà sự kiện chỉ xảy ra một lần duy nhất nhưng lại được trình bày hơn một lần trong bài. Mặc dù trong thơ Phạm Tiến Duật có khá nhiều cụm từ, câu thơ được lặp lại nhưng nó không biểu hiện quan hệ thời gian trùng ứng. Các yếu tố lặp lại này thường không phải là sự kiện hoặc nếu gắn với sự kiện thì chúng không phải chỉ diễn

ra một lần. Sự lặp lại các chi tiết thơ cũng không gắn với yếu tố thời gian nào mà chủ yếu là các thủ pháp điệp ngữ nhằm nhấn mạnh ý.

Ví dụ 1:

Trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, việc xe không có kính được lặp lại bốn lần để nhấn mạnh thông tin này.

- Lần 1: “Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi…”

- Lần 2: “Không có kính, ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như người già…” - Lần 3: “Không có kính, ừ thì ướt áo Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời…”

- Lần 4: “Không có kính, rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước…”.

Mặc dù được lặp lại đến 4 lần nhưng “xe không kính” không có quan hệ thời gian trùng ứng. Chúng ta cần phân biệt sự kiện xe bị bom làm vỡ kính khác với đặc trưng của xe là “không có kính”. Nếu bom giật làm vỡ kính xe là một sự kiện vì nó gắn với hành động “vỡ kính” và diễn ra tại một thời điểm thì việc “xe không kính” không gắn với hành động nào. Sau sự kiện bom làm vỡ kính xe thì hình ảnh chiếc xe không kính trở thành điều hiển nhiên, thiên về bộc lộ đặc điểm, tính chất chứ không thiên về trình bày diễn biến của truyện. Vì vậy, “xe không kính” chỉ là một thủ pháp điệp ngữ chứ không biểu đạt quan hệ thời gian trùng ứng.

Để thấy rõ hơn sự khác biệt của thủ pháp điệp ngữ với một quan hệ thời gian trùng ứng, ta hãy so sánh ví dụ trên với ví dụ về thời gian trùng ứng trong luận án của Trần Thị Vân Anh dưới đây:

Trong luận án của mình, Trần Thị Vân Anh cho rằng: “những sự kiện xảy ra trong đêm Thúy Kiều trao duyên cho Thúy Vân được kể 2 lần” [1, 38 ]. Cụ thể:

- Lần đầu do tác giả kể trong 74 câu thơ cuối hồi III (từ câu 693 đến câu 776).

- Lần 2 do Vương ông, Vương bà kể cho Kim Trọng nghe ở hồi VIII: “Dùng dằng khi bước chân ra

Cực trăm nghìn nổi dặn ba bốn lần Trót lời nặng với lang quân Mượn con em nó Thúy Vân thay lời

Gọi là trả trút nghĩa người, Sau này dằng dặc muôn đời chưa quên

Kiếp này duyên đã phụ duyên, Dạ đài còn biết sẽ đền lai sinh.

Mấy lời ký chủ đinh ninh, Ghi lòng, để dạ cất mình ra đi.”

(Truyện Kiều – Nguyễn Du).

Rõ ràng, sự kiện Thúy Kiều trao duyên cho Thúy Vân là một sự kiện có tính duy nhất trong truyện, có vai trò thiết yếu trong việc phát triển cốt truyện và điều quan trọng là không thể có sự kiện tương tự lặp lại trong truyện. Bởi vậy, sự kiện trên thuộc quan hệ thời gian trùng ứng. Còn việc xe không có kính không gắn với một thời điểm duy nhất mà kể từ sau khi bị vỡ nó đã trở thành đặc điểm của xe trong một thời gian dài. Vì vậy, “xe không kính” không có quan hệ thời gian tần số mà chỉ là phép điệp ngữ nhằm nhấn mạnh ý.

Tương tự, ta xét ví dụ dưới đây:

Ví dụ 2:

Cụm từ “Tùng cốc, tùng cốc” được nhắc lại 6 lần trong bài thơ “Qua cầu Tùng cốc”:

“ Tùng cốc, tùng cốc

Qua cầu này rồi ta lên dốc…” - Lần 2:

“Tùng cốc, tùng cốc

Phía trước là ngã ba Đồng Lộc…” - Lần 3:

“Tùng cốc, tùng cốc

Ơi cây cầu như thể cuộc đời ta…” - Lần 4:

“Tùng cốc, tùng cốc

Mảnh đất này Xô Viết năm xưa Lại ào ào cuốn vào cơn lốc”. - Lần 5, lần 6:

“Tùng cốc, tùng cốc Lại Tùng cốc, tùng cốc

Tiếng trống tiếng mõ nổi lên rồi!”

Trong ví dụ trên “Tùng cốc, tùng cốc” được lặp lại như một tín hiệu nghệ thuật. Nó vừa là âm thanh phát ra khi xe đi trên chiếc cầu, vừa là tên của chiếc cầu mà chiếc xe đang đi qua. Như vậy “Tùng cốc, tùng cốc” không đơn thuần là tiếng gõ phát ra khi xe đi trên cầu. Mặt khác, tiếng gõ đó không chỉ phát ra một lần mà được lặp lại nhiều lần khi xe đi trên chiếc cầu. Bởi vậy, mặc dù được nhắc lại nhiều lần trong bài thơ nhưng “Tùng cốc, tùng cốc’ không phải là biểu hiện của quan hệ thời gian trùng ứng.

Ví dụ 3:

Câu thơ “Tớ là Din ba cầu” trong bài “Chiếc xe anh cả” được nhắc lại 3 lần - Lần 1:

Khỏe là Din ba cầu”. - Lần 2: “ Cứ kéo mặc kệ nó Tớ là Din ba cầu” - Lần 3: “ Cứ yên tâm, các bạn Tớ là Din ba cầu”.

Mặc dù được nhắc lại trong bài thơ đến 3 lần nhưng “Tớ là Din ba cầu” không biểu hiện cho quan hệ thời gian trùng ứng. Câu thơ này không diễn đạt một sự kiện diễn ra trong bài mà là một sự thật hiển nhiên, lời giới thiệu nhằm định danh đối tượng.

Ví dụ 4:

Câu thơ “Trước mùa xuân điều tôi muốn nói” trong bài thơ “Trước mùa xuân điều tôi muốn nói” được nhắc lại 4 lần trong bài:

- Lần 1:

“Trước mùa xuân điều tôi muốn nói Cứ ghìm trong lồng ngực tôi đây, Giặc trút bom B52

Hố bom giữa ruộng cày, hố bom trong thành phố, …” - Lần 2:

“Trước mùa xuân điều tôi muốn nói

Bỗng gặp chiều nay một cô bé mười lăm…” - Lần 3:

“Trước mùa xuân điều tôi muốn nói

Bỗng gặp chiều nay ông già ấy Quảng Bình…” - Lần 4:

Từ những nẻo đường đất nước tôi đi…”

Câu thơ “Trước mùa xuân điều tôi muốn nói” được lặp lại trong bài thơ 4 lần nhưng sau câu thơ đó các sự kiện xuất hiện khác nhau, không cùng một sự kiện đồng nhất. Mỗi lần tác giả “muốn nói” là mỗi nội dung khác nhau nên nó không phản ánh cùng một sự kiện. Bởi vậy, cách lặp lại như trên không làm nên quan hệ thời gian trùng ứng.

Như vậy, qua việc khảo sát thơ Phạm Tiến Duật, chúng tôi không thấy xuất hiện quan hệ thời gian trùng ứng. Mặc dù có một số chi tiết gần giống và dễ nhầm lẫn là quan hệ thời gian trùng ứng nhưng thực chất chúng không có quan hệ thời gian trùng ứng.

Sở dĩ thời gian trùng ứng trong các bài thơ khảo sát không nhiều vì đặc trưng thơ là thể loại có cấu tạo theo “mảng miếng”, ít bài có cốt truyện, bởi vậy hầu như các sự kiện không có vai trò trong việc triển khai và xây dựng cốt truyện. Phần đa các sự kiện trong bài là các sự kiện nhỏ lẻ nên chúng chỉ liên quan với các sự kiện bên cạnh nó và không liên quan đến những sự kiện cách xa nó trong kết cấu văn bản.

Một phần của tài liệu Mạch lạc trong thơ Phạm Tiến Duật (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)