Quan hệ thời gian đa tuyến:

Một phần của tài liệu Mạch lạc trong thơ Phạm Tiến Duật (Trang 51 - 56)

5. Bố cục của luận văn

2.2.1.2Quan hệ thời gian đa tuyến:

Quan hệ thời gian đa tuyến là quan hệ thời gian được trình bày theo kiểu lồng vào nhau, đan xen nhau nhằm mục đích nhấn mạnh thông tin. Quan hệ thời gian này có thể được biểu hiện qua trình tự xảy ra của các sự kiện nhỏ kề nhau, có thể được biểu hiện qua các khổ thơ, các đoạn thơ khác nhau. Kiểu thời gian này trong thơ Phạm Tiến Duật xuất hiện không nhiều. Chúng chỉ chiếm 16% trong tổng số bài xuất hiện quan hệ thời gian.

Ví dụ 1:

“Khi lên xe chúng ta chưa quen nhau (4) Lúc xuống xe đã thành bè bạn (5)

Ta tựa lưng vào bốn năm tấn đạn (6) Chúng ta đi đường dài”.

(Chúng ta đi đường dài)

Trong ví dụ trên thì sự kiện (6) là sự kiện xảy ra sau sự kiện (4) nhưng trước sự kiện (5). Trình tự các sự kiện sẽ diễn ra theo trật tự (4) – (6) – (5): những người lính lái xe lên xe khi chưa quen nhau – ngồi trên xe tựa lưng vào đạn – xuống xe thành bạn bè. Sở dĩ tác giả trình bày sự kiện (5) ngay sau sự kiện (4) là vì ông muốn nhấn mạnh đến vai trò của việc kết nối tình bạn của việc đi đường dài trên chuyến xe chở hàng chiến. Những người hoàn toàn xa lạ nhưng khi có sự gắn bó về môi trường, nhiệm vụ và cùng hướng đến một lý tưởng thì dễ dàng trở thành bạn bè thân thiết.

Ví dụ 2:

“Nhớ câu nói của mẹ, câu nói như chắt từ nước mắt - Thà ăn muối suốt đời

Còn hơn là có giặc”.

(Nhớ bà mẹ ở Nam Hoành).

Hoạt động “nhớ” là hành động xảy ra sau hoạt động nói của bà mẹ ở Nam Hoành. Cách xây dựng thời gian này cho thấy tác giả đang ở thời điểm hiện tại để hồi tưởng lại quá khứ và từ đó cho thấy những câu nói của mẹ có sức ám ảnh thế nào đối với chủ thể. Chấp nhận “Thà ăn muối suốt đời còn hơn là có giặc”, câu nói của mẹ thể hiện sự căm ghét, mệt mỏi đến tột cùng trước sự khốc liệt của chiến tranh mà giặc Mỹ gây ra cho dân tộc.

Bên cạnh những sự kiện nhỏ trong bài, quan hệ thời gian đa tuyến còn được thể hiện qua quan hệ giữa các phần, các đoạn ở những bài thơ có cốt truyện.

Ví dụ 3:

Bài thơ “Công việc hôm nay” trình bày về sự kiện hoàn thành bộ thông sử đầu tiên của dân tộc trong những ngày kháng chiến. Trong rất nhiều công việc trình thủ tướng đọc, có việc hoàn thành bộ thông sử đầu tiên này. Hành trình hoàn thành bộ thông sử trước khi trình thủ tướng được kể lại như sau: Bộ thông sử được hoàn thành tại hầm trú ẩn rồi được chở qua các trận địa, sau đó đến nhà máy in, nơi có in nhiều tài liệu quan trọng. Bộ thông sử đầu tiên này đã ghi nhận được nhiều chiến công vĩ đại của dân tộc trong những năm tháng chống Mỹ nhưng có những điều rất bình dị từ công việc hàng ngày mặc dù không được ghi vào đó nhưng nó có vai trò quan trọng trong việc tạo nên những chiến tích lớn lao của dân tộc.

Bố cục bài thơ bao gồm:

- Phần (I): Bộ thông sử được trình thủ tướng đọc trong đêm: “Cục Tác chiến báo sang tin cuối cùng

Về số máy bay rơi trong ngày và tàu chiến cháy, Nha khí tượng báo tin cơn bão tan,

Bộ nông nghiệp báo tình hình vụ cấy…

Trong những tờ trình Thủ tướng đọc trong đêm Còn có việc hoàn thành bộ thông sử đầu tiên”. - Phần (II): Quá trình bộ thông sử hoàn thành:

“Bộ thông sử hoàn thành

Trang cuối cùng viết trong hầm trú ẩn Chồng bản thảo rời khu sơ tán

Chở trên xe xích lô

Lọc cọc xe qua trần đồi cao xạ ………..”.

- Phần (III): Những điều mà bộ thông sử đã ghi lại và chưa ghi lại: “Kỳ diệu thay đất nước mình đây

Nhiều việc, nghìn năm xưa không làm xuể Ta lại hoàn thành giữa những năm đánh Mỹ. Bộ sử in rồi để lại mai sau

Nhưng công việc ngày này sách chưa kịp ghi đâu, In đôi ba vết ngón tay,

Lấm đầu súng hay đất hầm trú ẩn

Là dấu ấn tình cờ về công việc hôm nay”.

Trong đó, phần (I) và phần (II) có quan hệ thời gian đa tuyến, còn phần (III) nói về nội dung của bộ thông sử, gắn với cảm xúc, suy tư của nhà thơ bởi vậy đoạn (III) có quan hệ thời gian không rõ ràng với các đoạn khác.

Ở đây, chúng ta chỉ tập trung vào mối quan hệ giữa đoạn (I) và đoạn (II). Hai đoạn thơ này có quan hệ thời gian đa tuyến vì sự kiện bộ thông sử trình thủ tướng đọc trong đêm là sự kiện xảy ra sau sự kiện quá trình hoàn thành bộ thông sử. Việc trình bày sự kiện theo kiểu thời gian đa tuyến này có tác dụng gây sự chú ý. Vai trò của bộ thông sử phải lớn thế nào nó mới được trình thủ tướng đọc. Bởi vai trò lớn đó nên người ta sẽ chú ý đến quá trình hoàn thành nó hơn. Phần (I) vừa có tính thông tin vừa tạo đòn bẩy thu hút sự chú ý cho phần (II). Việc xây dựng quan hệ thời gian đa tuyến giữa các phần trong bài thơ có vai trò nghệ thuật nhất định trong việc thể hiện quá trình hoàn thành bộ thông sử vất vả giữa chiến trường.

Ví dụ 4: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bài thơ “Gửi em, cô thanh niên xung phong” kể về việc người lính lái xe gặp cô thanh niên xung phong trên chiến trường. Sự tinh nghịch, hồn nhiên và dũng cảm của cô đã gây ấn tượng mạnh với người lính lái xe. Từ đó, anh đã tìm cô trên khắp chặng đường hành quân nhưng không thấy. Nhưng đối với anh cô thanh niên xung phong đó đã trở thành biểu tượng chung cho thế hệ thanh niên xung phong những ngày chống Mỹ.

đến sau mà đan lồng vào nhau:

- Phần (I): Cảm xúc của người lính lái xe về cô thanh niên xung phong: “Có lẽ nào anh lại mê em,

Một cô gái không nhìn rõ mặt Đại đội thanh niên đi lấp hố bom Áo em hình như trắng nhất”.

- Phần (II): Những sự kiện trong đêm người lính lái xe gặp cô thanh niên xung phong đi lấp hố bom:

“Người tinh nghịch là anh dễ thân Bởi vì thế có em đứng gần.

Em ở Thạch Kim sao lại lừa anh nói là “Thạch nhọn”; Đêm ranh mãnh đưa cái nhìn đưa đón,

Em đóng cọc rào quanh hố bom

Cái miệng em ngoa cho bạn em cười giòn Tiếng Hà Tĩnh nghe buồn cười đáo để ………”.

- Phần (III): Người lính lái xe tìm kiếm cô thanh niên xung phong trên mọi chặng đường hành quân:

“Anh đã tìm em, rất lâu, rất lâu Cô gái ở Thạch Kim Thạch Nhọn

Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều ……….”.

- Phần (IV): Những câu chuyện nghe kể về cô thanh niên xung phong trong đêm lấp hố bom:

“ (…) “Cạnh giếng nước có bom từ trường Em không rửa, ngủ ngày chân lấm

Đêm nằm mơ nói vớ vang nhà…”

Thương em, thương em, thương em biết mấy”.

- Phần (V): Cô thanh niên xung phong trở thành biểu tượng đẹp của một thế hệ:

“ (…) Ơi cô gái chưa một lần rõ mặt Có lẽ nào anh lại mê em

Từ cái đêm “Thạch Nhọn, Thạch Kim” Tên em đã thành tên chung anh gọi Em là cô thanh niên xung phong”.

Trong bài thơ, một số đoạn có quan hệ với nhau theo thời gian đa tuyến. Cụ thể như sau:

Phần (I) và phần (II), (III), (IV) có quan hệ thời gian đa tuyến vì phần (I) xuất phát điểm từ cảm xúc hiện tại của tác giả: “Có lẽ nào anh lại mê em…”. Các phần (II), (III), (IV) diễn tả khoảng thời gian xảy ra trước phần (I).

Phần (III) và phần (IV) có quan hệ thời gian đa tuyến vì sự việc anh lính tìm kiếm cô thanh niên xung phong xảy ra sau sự kiện anh nghe chuyện về cô thanh niên xung phong trong đêm lấp hố bom.

Việc triển khai nội dung trong bài với nhiều khoảng thời gian đan xen nhau phụ thuộc vào cảm xúc nhà thơ về hình tượng cô thanh niên xung phong lém lỉnh, kiên cường. Nó hoàn toàn phù hợp với đặc trưng cấu tạo theo mảng miếng của thơ.

Một phần của tài liệu Mạch lạc trong thơ Phạm Tiến Duật (Trang 51 - 56)