Một số quan hệ không gian khác:

Một phần của tài liệu Mạch lạc trong thơ Phạm Tiến Duật (Trang 89 - 127)

5. Bố cục của luận văn

3.2.5 Một số quan hệ không gian khác:

Ngoài một số quan hệ không gian nêu trên, quan hệ không gian trong thơ Phạm Tiến Duật còn được biểu hiện ở một số quan hệ đối lập khác.

Ví dụ 1:

“Như anh với em như Nam với Bắc Như đông với tây một dải rừng liền”.

(Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây).

Tình yêu quê hương, đất nước trong thơ Phạm Tiến Duật được khéo léo đan cài với tình yêu trai gái. Tình cảm riêng tư không làm giảm đi sức nặng về nhiệm vụ chung. Ngược lại cái riêng hòa quện với cái chung càng làm cho tình yêu quê hương đất nước trở nên nồng nàn. Mối quan hệ máu thịt giữa các “anh” – “em”, Nam – Bắc, đông – tây được ví như không gian gắn liền, không tách rời của một “mảnh rừng liền”. Quan hệ không gian đối lập qua sự đối xứng: Bắc – Nam, đông – tây. Việc triển khai không gian trong ví dụ trên gắn với bút pháp kể.

Ví dụ dưới đây, quan hệ không gian cũng được thiết lập từ sự đối xứng đông – tây:

Ví dụ 2:

“Ðông sang tây không phải đường thư:

Ðường chuyển đạn và đường chuyển gạo

Ðông Trường Sơn, cô gái "ba sẵn sàng" xanh áo Tây Trường Sơn bộ đội áo màu xanh”.

Các câu thơ trên tái hiện lại một không gian của những con đường chuyển gạo và chuyển đạn từ đông sang tây. Đoạn thơ vẽ ra hai không gian tràn ngập áo xanh của những cô gái, chàng trai ở chiến trường. Đó là màu xanh của hy vọng, màu xanh nhiệt huyết của một thế hệ gắn liền với con đường Trường Sơn huyền thoại. Từ những không gian màu xanh đó, tác giả đã truyền vào những câu thơ khí thế hừng hực của không khí chiến trường. Quan hệ không gian ở đây được thể hiện theo chiều đối xứng: đông – tây và được triển khai theo bút pháp tả.

Ví dụ 3:

Toàn thành phố thu mình trong báo động Hố cá nhân ôm trẻ con như tổ ong ôm nhộng.

(Ông già thuốc bắc)

Cảnh Hà Nội thời chiến được Phạm Tiến Duật miêu tả theo trình tự từ chung đến riêng. Không gian thời chiến ở Hà Nội được tác giả bao quát trong phạm vi toàn thành phố để thấy được không khí chung, bao trùm. Mặt khác, để diễn tả sự gấp rút và ác liệt của chiến tranh, ông lại tiếp tục tập trung miêu tả không gian riêng, nhỏ hơn từ những “hố cá nhân”. Các từ thế hiện rõ vị trí không gian là: “toàn thành phố” và “hố cá nhân”. Việc triển khai không gian như vậy tạo nên mạch lạc không gian theo hướng từ chung đến riêng, từ đó nêu bật lên sự gấp rút, tập trung của thành phố khi có chiến sự.

Ví dụ 4:

“Trời đang cao biết mấy

Đất đang bày những hòn nhỏ hòn to Bến vận tải tắm trong câu hò”.

(Nghe hò đêm bốc vác)

chung đến riêng. Hai câu đầu miêu tả khoảng không gian lớn, bao quát của trời đất. Nhưng câu thứ ba lại thu về không gian hẹp của bến vận tải. Ngoài ra, các câu thơ trên còn có quan hệ theo hướng đối lập cao – thấp (trời – đất). Bến vận tải, nơi lao động gắn với những câu hò bốc vác được đặt trong thế đối xứng với không gian rộng lớn của trời đất nhưng không vì thế mà trở nên nhỏ bé, đơn độc. Ngược lại, chính thế đối lập giữa cái chung mênh mông với cái riêng nhỏ khi được “tắm trong câu hò” đã mang đến một khí thế chủ động, rộn rã cho không gian bến vận tải. Đó là khí thế lao động hăng say, nhiệt huyết của những con người kháng chiến. Đoạn thơ chủ yếu sử đụng bút pháp tả khi nói về không gian này.

Sau khi khảo sát mạch lạc theo quan hệ không gian trong thơ Phạm Tiến Duật, chúng tôi thấy tỉ lệ mạch lạc theo quan hệ không gian trong

thơ ông như sau: Số lượng

Bài thơ Số bài Tỷ lệ (%)

Bài thơ khảo sát 67 100

Bài thơ có mạch lạc theo quan hệ không gian

13 19

Trong đó, tỉ lệ những bài sử dụng thao bút pháp và thao bút pháp như sau:

Số lượng

Bút pháp Số bài Tỷ lệ (%)

Bút pháp kể 3 23

Bút pháp tả 10 77

Tiểu kết chương III:

Qua việc khảo sát quan hệ không gian trong thơ Phạm Tiến Duật, chúng tôi thấy một số điểm sau:

- Không gian trong thơ Phạm Tiến Duật chủ yếu được trình bày qua bút pháp tả mà không sử dụng bút pháp kể nhiều như trong văn bản báo chí. Điều này phù hợp với đặc điểm ngôn ngữ giàu tính tạo hình của văn bản văn nghệ thuật nói chung và trong thơ nói riêng.

- Quan hệ không gian trong thơ Phạm Tiến Duật chiếm tỉ lệ ít trong tổng số các bài thơ được khảo sát. Điều này cho thấy Phạm Tiến Duật ít vận dụng bút pháp tả trong quá trình triển khai đề tài của thơ mình. Sở dĩ như vậy là do ông thường tập trung miêu tả tình tiết sự kiện theo diễn biến hơn là miêu tả không gian của sự kiện. Nó hoàn toàn phù hợp với phong cách thơ thiên về sự kiện của Phạm Tiến Duật.

- Quan hệ không gian trong thơ Phạm Tiến Duật đã góp phần đáng kể trong việc truyền tải hiện thực kháng chiến, và bộc lộ hình tượng nhân vật. Thông qua cách triển khai mạch lạc theo quan hệ không gian, bức tranh về chiến tranh và hình tượng con người kháng chiến được khắc họa sinh động.

PHẦN KẾT LUẬN

Qua việc khảo sát mạch lạc thời gian và không gian trong thơ Phạm Tiến Duật, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1.Về tính mạch lạc trong văn bản nghệ thuật:

- Tuy mạch lạc là yếu tố có ở tất cả các dạng văn bản chức năng nhưng ở mỗi thể loại văn bản chức năng khác nhau mạch lạc có biểu hiện khác nhau. Trong thơ, do đặc thù thể loại thiên về cảm xúc cá nhân, giàu tính hình tượng, có nhịp điệu, … nên mạch lạc của thơ khó nắm bắt hơn mạch lạc văn xuôi.

- Cũng như đặc trưng chung của mạch lạc trong thơ, mạch lạc theo quan hệ thời gian trong thơ khó nắm bắt hơn trong truyện. Do đặc trưng của thơ thường không có cốt truyện và được lắp ghép theo “mảng miếng” nên mạch lạc theo quan hệ thời gian chủ yếu được nhận biết ở các sự kiện nhỏ trong bài. Các sự kiện lớn được trình bày theo từng đoạn, từng phần có quan hệ thời gian với các đoạn, các phần khác trong bài thơ không nhiều.

- Mạch lạc theo quan hệ không gian trong thơ ngoài tác dụng tạo sự nối kết giữa các khoảng không gian, nó còn có vai trò góp phần tạo nên tính thẩm mỹ trong quá trình tiếp nhận. Mạch lạc theo quan hệ không gian không chỉ biểu thị những không gian hiện thực, cụ thể mà còn là những không gian có tính họa, được biểu hiện thông qua ngôn ngữ hàm xúc và giàu tạo hình.

- Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy trong văn bản nghệ thuật, mạch lạc và nội dung, mạch lạc và phong cách người tạo lập văn bản có mối quan hệ khăng khít, tác động qua lại với nhau. Nội dung tác phẩm và phong cách nhà thơ có vai trò lớn trong việc quyết định sử dụng loại mạch lạc nào là chủ yếu trong văn bản nghệ thuật. Ngược lại, mỗi loại mạch lạc thường được sử dụng để diễn đạt mỗi dạng nội dung riêng. Chẳng hạn mạch lạc theo quan hệ thời gian thường diễn đạt nội dung giàu tính sự kiện, mạch lạc theo quan hệ không gian diễn đạt nội dung giàu tính tạo hình, …

2.Về mạch lạc trong thơ Phạm Tiến Duật:

- Mạch lạc theo quan hệ thời gian xuất hiện trong thơ Phạm Tiến Duật chiếm tỉ lệ khá cao trong tổng số bài thơ được khảo sát. Nguyên nhân khiến thơ ông có nhiều quan hệ thời gian như vậy là do nội dung trong thơ rất giàu sự kiện từ hiện thực kháng chiến chống Mỹ. Vì vậy để trần thuật lại các sự kiện từ hiện thực đó, nhà thơ sử dụng quan hệ thời gian nhằm nối kết chúng, giúp người đọc hình dung được diễn biến của các sự kiện. Có thể nói yêu cầu nội dung là yếu tố ảnh hưởng đến cách thức xây dựng mạch lạc trong thơ ông, ngược lại chính cách xây dựng mạch lạc chứa nhiều quan hệ thời gian đã giúp Phạm Tiến Duật truyền tải tốt hơn các sự kiện từ hiện thực kháng chiến vào thơ mình.

- Qua việc khảo sát mạch lạc theo quan hệ thời gian trong thơ Phạm Tiến Duật, chúng tôi thấy nó có quan hệ chặt chẽ với phong cách thơ ông. Thơ Phạm Tiến Duật thường gắn liền với các sự kiện, bởi vậy ông được xem là nhà thơ của sự kiện. Quan hệ thời gian trong thơ ông xuất hiện nhiều chính bởi thơ ông giàu sự kiện. Như vậy, quan hệ thời gian là yếu tố thiết yếu để triển khai lối thơ theo phong cách tự sự.

- Mạch lạc theo quan hệ không gian trong thơ Phạm Tiến Duật chiếm tỉ lệ không nhiều. Việc ít dùng mạch lạc theo quan hệ không gian cho thấy thơ Phạm Tiến Duật ít sử dụng búp pháp miêu tả. Điều này phù hợp với nhận định ông là “nhà thơ của sự kiện” như đã phân tích ở trên. Thơ ông chủ yếu tập trung vào việc trần thuật các sự kiện mà không chú trọng việc miêu tả không gian.

- Phương thức triển khai mạch lạc theo quan hệ thời gian và mạch lạc theo quan hệ không gian trong thơ Phạm Tiến Duật có vai trò đáng kể trong việc phản ánh hiện thực chiến tranh một cách chân thực, sinh động. Đồng thời, nó còn có tác dụng xây dựng nên những hình tượng thơ đẹp. Chính điều này đã tạo nên tên tuổi nhà thơ Phạm Tiến Duật, giúp ông trở thành cây bút

tiêu biểu trong kháng chiến chống Mỹ và được xem là nhà thơ gắn liền với con đường Trường Sơn huyền thoại.

3.Trong quá trình thực hiện luận văn, mặc dù chúng tôi rất cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi hy vọng nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các nhà nghiên cứu để đề tài này hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thị Vân Anh (2004), Mạch lạc theo quan hệ thời gian- một biểu

hiện của thiên tài Nguyễn Du trong nghệ thuật bố cục truyện Kiều, Tạp chí

Ngôn ngữ số 5.

2. Trần Thị Vân Anh (2009), Mạch lạc trong truyện Kiều của Nguyễn Du.

Luận án tiến sỹ, Viện Ngôn ngữ học.

3. Diệp Quang Ban (1998), Về mạch lạc trong văn bản, Tạp chí Ngôn ngữ

số 1/1998, tr 47 -55.

4. Diệp Quang Ban (1999), Hai giai đoạn của ngôn ngữ học văn bản và tên

gọi “phân tích diễn ngôn”, Tạp chí Ngôn ngữ số 2.

5. Diệp Quang Ban (2002), Giao tiếp - văn bản – mạch lạc – liên kết – đoạn

văn; Nxb Khoa học Xã hội.

6. Diệp Quang Ban (2005), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Nxb Giáo

Dục.

7. Nguyễn Đức Dân (1996), Biểu hiện và nhận diện thời gian trong tiếng

Việt; Tạp chí Ngôn ngữ số 3/1996, tr5-13.

8. Nguyễn Đức Dân (2005), Những giới từ không gian: sự chuyển nghĩa và

ẩn dụ. Tạp chí Ngôn ngữ, số 9 /2005, tr42-50.

9. Nguyễn Thị Diệp (2014), Đề tài chiến tranh trong thơ Phạm Tiến Duật,

Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu; LVThS Văn học, Đại học Khoa học Xã hội

và Nhân văn Hà Nội.

10.Lê Thị Kim Dung (2003), Mạch lạc theo quan hệ nguyên nhân và thời

gian qua các bài đọc văn xuôi sách ngữ văn lớp 6, lớp 7; LVThS Khoa

học Ngữ văn, trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.

11.Hữu Đạt, (2001) Phong cách học Tiếng Việt; Nxb Đại học Quốc Gia Hà

12.Hữu Đạt (2000), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội.

13.Hữu Đạt (1996), Đặc điểm phong cách thơ và ca dao: nhìn từ góc độ

giao tiếp, Tạp chí ngôn ngữ số 4/ 1996 (tr 58-63).

14.Hữu Đạt, Mạng nghĩa và tính mạch lạc của văn bản nghệ thuật, Tạp chí

Từ điển và Bách khoa thư, số 5/ 2013.

15.Đặng Thị Thu Hà (1997), Mạch lạc trong một số kiểu truyện ngắn hiện

đại; LVThS khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

16.Lê Thị Tuyết Hạnh, (1997)Thời gian nghệ thuật như một nhân tố cấu

trúc văn bản nghệ thuật; Luận án PTS khoa học Ngữ văn, trường Đại học

Sư phạm Hà Nội.

17.Phan Văn Hòa (1998), Phương tiện liên kết câu, đối chiếu ngữ liệu Anh –

Việt, Luận án tiến sĩ Ngữ văn.

18.Nguyễn Hòa (2003), Phân tích diễn ngôn: Một số vấn đề về lý luận và

phương pháp; Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.

19.Nguyễn Thị Hồng Nga (2005), Mạch lạc trong một số truyện ngắn;

LVThS Ngôn ngữ học, trường Đại học KHXHNV Hà Nội.

20.Đỗ Ngọc Ngân (1998), Đặc điểm định vị không gian trong tiếng Việt; Tạp

chí Ngôn ngữ, số 2/1998.

21.Hoàng Bích Ngọc (2014), Khảo sát tính mạch lạc trong thơ Vi Thùy Linh;

LVThS Ngôn ngữ học, Đại học KHXHNV Hà Nội.

22.Hoàng Phê (1992 ), Từ điển tiếng Việt – Nxb Trung tâm từ Điển Ngôn ngữ.

23.Nguyễn Thị Phượng (2008), Mạch lạc theo quan hệ thời gian và không

gian trong các bài đọc sách giáo khoa tiếng Việt tiểu học; LVThS Ngôn

ngữ học, Đại học KHXHNV Hà Nội.

24.Nguyễn Thị Việt Thanh (1999), Hệ thống liên kết lời nói; Nxb Giáo Dục

25.Trần Ngọc Thêm (1981, Văn bản như một đơn vị giao tiếp, Tạp chí Ngôn

26.Trần Ngọc Thêm (1999), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Nxb Giáo

Dục.

27.Nguyễn Thị Thìn (2003), Về mạch lạc của văn bản viết; Tạp chí Ngôn

ngữ, số 3/2003, tr44-57.

28.Nguyễn Thị Thung (2008), Phong cách thơ Phạm Tiến Duật; LVThS

Văn học, Đại học Thái Nguyên.

29.Nguyễn Thị Hồng Thúy (2004), Trật tự câu trong vai trò liên kết và tạo

mạch lạc cho văn bản; LVThS Ngôn ngữ học, trường Đại học KHXHNV.

30.Nguyễn Thị Hải Yến (2010), Khảo sát ngôn ngữ thơ văn xuôi Việt Nam

hiện đại, LVThS Ngôn ngữ học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Hà Nội.

31.Mark Halliday (2004), Dẫn nhập ngữ pháp chức năng (Hoàng Văn Vân

dịch), Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.

32.David Nunan (1998), Dẫn nhập phân tích diễn ngôn, Nxb Giáo Dục.

33.O.J.Moskalskaja (1996), Ngữ pháp văn bản (Trần Ngọc Thêm dịch);

Nxb Giáo Dục.

34.Lê Thị Lan Anh, Mạch lạc trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc

Tử, website khoa Ngữ văn Đại học SP Hà Nội; dẫn tại:

http://nguvan.hnue.edu.vn/Nghiencuu/Ngonngu/tabid/100/newstab/318/De

fault.aspx (đăng ngày 05/06/2014).

35.Nguyễn Sĩ Đại, Phạm Tiến Duật: Người mang chân dung một thời đại.

website báo điện tử Dân Trí; dẫn tại: http://dantri.com.vn/van-hoa/pham-

tien-duat-nguoi-mang-chan-dung-mot-thoi-dai-875371.htm (đăng ngày

17.5.2014).

36.Lê Bích Hồng - Về thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống

Mỹ cứu nước, Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam. Dẫn tại:

http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=10093

37.Nguyễn Văn Long, Thơ Kháng chiến chống Mĩ trong tiến trình thơ hiện

đại Việt Nam, tạp chí Văn nghệ Quân đội điện tử. Dẫn tại:

http://vannghequandoi.com.vn/802/news-detail/1355183/phe-binh-van- nghe/tho-khang-chien-chong-mi-trong-tien-trinh-tho-hien-dai-viet-

Phụ lục mạch lạc theo quan hệ thời gian STT Tên bài thơ Loại quan hệ thời gian Trích đoạn

1 Cái cầu Thời gian

đa tuyến

Cha gửi cho con hình ảnh cái cầu Cha vừa bắc xong qua dòng sông sâu; Xe lửa sắp qua, thư cha nói thế, Con cho mẹ xem cho xem hơi lâu

2 Chuyện hàng cây yêu đương Thời gian trước - sau Đã ngã xuống rồi Hàng cây tình tự Hơi thở yêu đương Còn thơm mùi nhựa.

Thời gian đa tuyến

Gỗ xẻ làm cầu Sắc hồng như máu

Cây nằm xuống nối đường đi chiến đấu Cây xưa làm ô cho lũ trẻ che đầu.

3 Công việc hôm nay

Thời gian thời hạn

Cục Tác chiến báo sang tin cuối cùng Về số máy bay rơi trong ngày và tàu chiến cháy,

Nha khí tượng báo tin cơn bão tan,

Một phần của tài liệu Mạch lạc trong thơ Phạm Tiến Duật (Trang 89 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)