Quan hệ thời hạn không có từ đánh dấu:

Một phần của tài liệu Mạch lạc trong thơ Phạm Tiến Duật (Trang 61 - 64)

5. Bố cục của luận văn

2.2.2.2 Quan hệ thời hạn không có từ đánh dấu:

Quan hệ thời hạn không có từ đánh dấu: là kiểu quan hệ thời hạn không có các cụm từ như: 2 ngày, 1 tuần, một giờ, … để xác định khoảng thời gian xảy ra sự kiện. Quan hệ thời hạn lúc này được nhận diện qua diễn biến của sự kiện qua từng phân đoạn như: khổ thơ, đoạn thơ, …

Quan hệ thời gian thời hạn này chỉ xuất hiện trong những bài thơ có cốt truyện, tức là các sự kiện, hiện tượng trong truyện có diễn biến, phát triển

theo trình tự thời gian, theo đó chúng có mối liên hệ thời gian với nhau.

Ví dụ 1:

Trong bài “Áo của người hôm nào, người của hôm nay” kể về những suy đoán, trầm tư của tác giả khi nhận ra chiếc áo quen thuộc của một người bạn cũ. Gặp lại chủ áo chính là người quen, nhân vật “tôi” đã giải tỏa được những suy đoán ban đầu. Cô thanh niên xung phong - chủ nhân của chiếc áo xưa mở đường nay lại đảm nhận công việc mới là khai hoang nông trường. Dù nhiệm vụ khác nhưng cô vẫn đóng góp cho kháng chiến những thành công ý nghĩa trên “mặt trận màu xanh”.

Các phần có quan hệ thời hạn diễn ra trong một thời gian nhất định gắn với sự kiện nhất định. Các phân đoạn này được tác giả phân chia và tự đặt tên cho từng phần.

Phần I: Thấy áo:

“Áo thanh niên xung phong phơi ở nông trường Cái túi chéo làm sao mà lẫn được

Nhìn cái áo phơi thương thương như thủa trước Trời sắp mưa rồi, người bỏ áo đi đâu

(…) Cái hôm con đường chiến dịch mới mở xong Bộ đội với thanh niên nhìn nhau cười mặt lấm, Áo khét thuốc bom, áo nồng bụi bậm

Giờ áo giặt rồi, hơi cũ khó tìm ra.

………..” Phần II: Gặp người:

“Người của áo về rồi, các cô gái công nhân Vẫn là những người làm đường độ ấy Một câu trách làm tan bao áy náy

Tôi tìm ra khuôn mặt hôm nào.

Em bảo với tôi rằng: Nay nghề mới trồng dâu

Xưa ngụy trang cho đường, nay ngụy trang cho núi, Xưa vội mở đường, nay khai hoang cũng vội

Lấp hố bom rồi nghe đất gọi lên đây.

………”.

Mỗi phần thơ tái hiện lại hình ảnh cô thanh niên xung phong theo từng khoảng thời gian, gắn với mỗi nhiệm vụ khác nhau. Dù ở nhiệm vụ nào, hình tượng cô thanh niên xung phong cũng thể hiện sự đóng góp nhiệt tình, hăng say khi phục vụ kháng chiến.

Ví dụ 2:

Bài thơ “Ông già thuốc bắc” kể về sự thay đổi của ông già làm nghề thuốc bắc gia truyền nổi tiếng trước và sau cách mạng. Trước cách mạng người dân khổ cực trăm bề, có bệnh đành “gói bệnh trong da”, thuốc Tây hay thuốc Bắc chỉ để phục vụ người giàu. Khi bom Mỹ rơi Hà Nội, ông giải nghệ, “thuốc Bắc rời nhà, tủ làm ụ súng”, ông hăng hái trực tiếp tham gia cách mạng. Bố cục bài thơ gồm 3 phần:

- Phần (I): Giới thiệu về ông già thuốc bắc: “Tủ thuốc Bắc ba mươi tư ngăn

Hương quế hương hồi bay vấn vít

Ngoài đường phố rộn ràng người, xe tíu tít Ở đây tĩnh mịch xưa như rừng

Ông già bán thuốc bảy mươi tuổi

Nghề nghiệp gia truyền của Hải Thượng Lãn Ông Bấy nhiêu năm ngủ kê sách thuốc

………..”.

- Phần (II): Nói về sự khốn khổ của con người trước cách mạng khi chữa bệnh:

“Sâm quy thục thơm một mùi ốm yếu Hà Nội xưa bệnh tật náu tường hoa

Thuốc Tây về phố Tây, thuốc Bắc thuốc Nam lại về

nhà cao xóm nam xóm bắc Người nghèo đành gói bệnh trong da”.

Phần (III): Sự thay đổi của người dân khi giặc Mỹ ném bom Hà Nội: “Người ta bảo đời người như vỏ quýt

Gió nắng dạn dày thành thuốc hay

Thế mà đúng, những kiếp xưa vất vưởng Bỗng ngẩng đầu đỏ một lá cờ bay.

Hôm nay bom Mỹ rơi Hà Nội Ông già ra trực ngã tư đường Phòng thuốc rời nhà, tủ làm ụ súng Mắt ông già lấp lánh như gương. ………...”.

Phần (I) có quan hệ thời gian không rõ ràng, còn phần (II) và phần (III) có quan hệ thời gian thời hạn vì chúng trình bày lại những sự kiện gắn với một khoảng thời gian nhất định. Qua việc miêu tả sự kiện trong từng khoảng thời gian, tác giả đã cho thấy sự chuyển mình của Hà Nội nói chung, của từng con người nói riêng trong giờ phút lịch sử của dân tộc. Ông già thuốc Bắc, một con người vốn chỉ gắn với việc bốc thuốc nhưng trước vận mệnh của đất nước đã sẵn sàng tạm hoãn công việc, “đeo băng đỏ” để tham gia kháng chiến.

Một phần của tài liệu Mạch lạc trong thơ Phạm Tiến Duật (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)