Quan hệ thời gian đơn tuyến:

Một phần của tài liệu Mạch lạc trong thơ Phạm Tiến Duật (Trang 40 - 51)

5. Bố cục của luận văn

2.2.1.1Quan hệ thời gian đơn tuyến:

Quan hệ thời gian đơn tuyến là quan hệ thời gian được biểu hiện qua kiểu quan hệ trước – sau và đồng thời. Đây là kiểu quan hệ thời gian chiếm phần đa trong mối quan hệ thời gian trình tự.

* Quan hệ thời gian đồng thời:

Quan hệ thời gian đồng thời trong thơ Phạm Tiến Duật được biểu hiện qua các sự kiện mà ông phản ánh trong cùng một khoảng thời gian. Có hai hình thức biểu hiện của quan hệ thời gian đồng thời là: quan hệ có từ đánh dấu thời gian và quan hệ không có từ đánh dấu về thời gian.

- Quan hệ đồng thời có từ đánh dấu:

Để diễn đạt quan hệ thời gian đồng thời trong thơ mình, có khi Phạm Tiến Duật dùng các từ ngữ đánh dấu để biểu thị rõ hơn quan hệ đồng thời đó. Việc dùng các từ đánh dấu thời gian theo quan hệ đồng thời giúp ta dễ dàng nhận diện loại quan hệ thời gian này và định vị thời gian xảy ra trong tác phẩm.

Ví dụ 1:

Gió heo may chớm sang

Trái hồng vừa trắng cát Vườn cam cũng hoe vàng”.

(Mùa cam trên đất Nghệ)

Trong ví dụ trên, các hoạt động của sự vật “mía’, “gió”, “trái hồng”, “vườn cam” diễn ra ở cùng một thời điểm. Hai câu đầu không có từ đánh dấu. Hai câu sau có cặp từ đánh dấu chỉ thời gian đồng thời là: “vừa” – “cũng”. Quan hệ thời gian đồng thời đã giúp tả giả tái hiện lại hình tượng tự nhiên khi mùa cam đến ở xứ Nghệ.

Ví dụ 2:

“Khi em ngồi nhớ anh ngày chủ nhật thẳm sâu

Anh đang lội bùn, trong rừng đầy lá mục,

Lúc em ngồi với học sinh là lúc

Anh đứng đỉnh đèo gió thổi mênh mông”.

(Một giờ và mười phút)

Hai câu đầu biểu thị hai sự kiện cùng một khoảng thời gian, hai câu sau diễn tả hai sự kiện biểu thị trong cùng một khoảng thời gian. Quan hệ thời gian này được đánh dấu là các cặp từ: “Khi”- “đang”, “lúc” – “là lúc”. Các cặp từ đánh dấu có vai trò thể hiện hai sự kiện đồng thời từ hai khoảng không gian khác nhau của nhân vật “anh”, “em”. Hai người ở hai chiến tuyến nhưng họ cùng hướng tới mục đích phục vụ tổ quốc. Nó thể hiện sự gắn bó giữa hậu phương với chiến trường, giữa nhiệm xây dựng miền Bắc với nhiệm vụ giải phóng miền Nam.

Ví dụ 3:

“Trong khi cầm sợi chỉ này

Em nhìn mẹ, lại vơi đầy nhìn anh”.

(Buộc chỉ cổ tay).

thời gian. Nó được đánh dấu bằng từ “trong khi”. Buộc chỉ cổ tay là một phong tục ở một bản Lào để bày tỏ tình cảm, sự chúc phúc khi đi xa. Quan hệ thời gian đồng thời của hai hành động “cầm sợi chỉ” và “nhìn mẹ”, “nhìn anh” thể hiện sự quyến luyến, bịn rịn giữa người đi người ở.

Tương tự, quan hệ thời gian đồng thời còn được Phạm Tiến Duật thể hiện bằng từ đánh dấu khác như:

Ví dụ 4:

“Trong lúc tầu bay Mỹ rú bên ngoài

Một tiếng vượn hú dài trong núi”.

(Ngủ ở Ăng-Khăm nghe tiếng vượn)

Sự kiện tầu bay Mỹ rú bên ngoài diễn ra cùng thời điểm với tiếng vượn hú dài trong núi. Vì vậy, hai câu thơ trên có quan hệ thời gian theo kiểu đồng thời. Quan hệ này, được nhà thơ Phạm Tiến Duật đánh dấu bằng từ: “Trong lúc”. Câu thơ kể về một hiện thực có thật trong quá trình nhà thơ tham gia chiến đấu. Hai tiếng động xảy ra đồng thời từ tiếng tầu bay “rú” và tiếng vượn “hú” tạo nên một cảm nhận mạnh bởi sự đối lập: một bên là âm thanh rất đỗi xa xưa và thanh bình còn một bên lại là âm thanh hiện đại mang theo sự tàn phá.

- Quan hệ đồng thời không có từ đánh dấu:

Trong các tác phẩm của mình, quan hệ thời gian đồng thời chỉ được diễn đạt bằng các sự kiện mà không có các từ đánh dấu để định vị quan hệ thời gian đồng thời này.

Ví dụ 1: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Chi bộ họp trong đêm, bom Mỹ giội trên đầu Hơi bom lung lay ngọn đèn dầu”.

(Ngọn đèn chi bộ)

Chi bộ họp khẩn trong đêm ngay trong khi tiếng máy bay Mỹ gầm rú, tiếng bom giội trên đầu. Buổi họp không có ánh điện, không có không gian

sang trọng mà chỉ có ngọn đèn dầu đang lung lay bởi tiếng bom giội. Hai sự kiện chi bộ họp và bom Mỹ giội diễn ra cùng một thời điểm nhưng không có từ đánh dấu. Quan hệ thời gian đồng thời này khiến ta thấy được sự khẩn trương của buổi họp và sự ác liệt của cuộc chiến tranh trong thời điểm cuộc họp diễn ra.

Ví dụ 2:

“Bom đập liên hồi Lỗ tai máu chảy Xông lên vá đường Mặc cho máu chảy

Anh vẫn đứng đấy Gọi mà không thưa Tay cầm cái xẻng Đổ đất như mưa”.

(Ngãng thân yêu).

Ta nhận thấy 4 câu đầu tả các hoạt động trong cùng một khoảng thời gian. Các sự kiện bom đập, lỗ tai chảy máu, xông lên vá đường đều diễn ra trong một khoảng thời gian. Bốn câu sau đó lại diễn tả các hành động: “vẫn đứng đấy”, gọi không thưa, “đổ đất” xảy ra trong cùng một khoảng thời gian khác. Ở các câu diễn đạt mối quan hệ thời gian đồng thời này không có các từ ngữ đánh dấu. (4 câu đầu có quan hệ với 4 câu sau theo quan hệ trước sau).

Trước hiểm nguy, trước cái chết có thể đến bất cứ lúc nào theo tiếng “bom đập liên hồi”, bản thân đã bị thương tích (lỗ tai máu chảy) nhưng Ngãng vẫn mặc hiểm nguy, quên thân mình để xông lên vá đường. Trong tình thế cấp bách, đối với anh chỉ còn sự hối thúc của nhiệm vụ. Sự vội vã, tập trung của Ngãng được thể hiện qua hành động “đổ đất như mưa”. Bằng việc sử dụng

quan hệ thời gian đồng thời, những câu thơ được cụ thể như lát cắt từ phim tài liệu nhằm tái hiện lại hoạt động của người chiến sĩ trong chiến trận.

Ví dụ 3:

“Anh lên xe, trời đổ cơn mưa Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ; Em xuống núi nắng về rực rỡ Cái nhành cây gạt mối riêng tư”.

(Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây) Sự kiện diễn ra ở hai câu đầu cùng thời điểm với sự kiện diễn ra ở hai câu sau. Bên anh thì “trời đổ cơn mưa”; cùng thời điểm đó, bên em lại “nắng về rực rỡ”. Hai bên dãy Trường Sơn đối ngược nhau về thời tiết trong cùng một thời điểm. Cùng lúc nhớ nhau, cùng lúc làm nhiệm vụ, nhưng cả anh và em đều phải tập trung vào công việc, lấy công việc để nguôi ngoai đi nỗi nhớ. “Cái gạt nước”, “cái nhành cây” vừa là biểu tượng trong sự liên tưởng có tính trực quan, vừa là biểu tượng cho công việc. Khi làm nhiệm vụ thì tạm thời anh và em phải “xua”, phải “gạt” đi nỗi nhớ riêng tư để tập trung cho công việc. Trong đoạn thơ trên hai sự kiện đồng thời đó không cần có từ chỉ thời gian đánh dấu.

* Quan hệ thời gian trước – sau:

Ngoài việc sử dụng quan hệ thời gian đồng thời, trong quan hệ mạch lạc theo quan hệ thời gian đơn tuyến, Phạm Tiến Duật còn sử dụng quan hệ thời gian theo quan hệ trước – sau. Đây là kiểu quan hệ thời gian được trình bày theo thứ tự từ trước đến sau. Sự kiện nào xảy ra trước được trình bày trước, sự kiện nào xảy ra sau được trình bày sau theo quy luật trình tự của thời gian khách quan. Số bài có chứa mối quan hệ thời gian này chiếm tới 60% tổng số bài xuất hiện quan hệ thời gian.

Để thấy được mối quan hệ thời gian trước – sau trong thơ Phạm Tiến Duật, chúng ta cùng xem xét những ví dụ dưới đây:

Ví dụ 1:

Anh đi bộ đội mười năm trước Em mới lon ton tóc buộc đuôi gà Em lớn lúc nào, anh chẳng biết Bỗng thành cô văn công hát ca…

(Em gái văn công)

Sự kiện từ mười năm trước em còn buộc tóc đuôi gà là thời điểm có trước, xảy ra trước nên được trình bày trước. Sự kiện em lớn, trở thành cô văn công xảy ra sau được trình bày sau. Tác giả đã tường thuật lại việc trưởng thành của cô văn công theo trình tự thời gian từ trước đến sau theo trật tự thời gian vật lý.

Ví dụ 2:

“Giặc tàn sát buôn làng và các em bé chạy Những đứa trẻ mồ côi lạc giữa rừng già”.

(Gửi các em bé ở trường văn hóa Tây Nguyên). Hai câu thơ trên tái hiện lại cảnh hiện thực trong chiến tranh, từ đó tố cáo tội ác của giặc Mỹ. Những em bé ngây thơ, non dại đang sống trong một gia đình yên ổn thì bị giặc cướp tổ ấm qua một trận càn quét. Trong phút chốc chúng trở thành những đứa trẻ mồ côi, không nơi nương tựa, hoảng loạn chạy giữa rừng già. Sự kiện giặc tàn sát buôn làng xảy ra trước nên được kể trước, tiếp đó sự kiện các em bé mồ côi chạy giữa rừng già diễn ra sau nên được kể sau. Các sự kiện trước – sau được trình bày theo đúng trật tự thời gian khách quan. Qua việc thiết lập thời gian theo quan hệ trước – sau này tác giả đã phản ánh được sự mất mát và nổi đau của con người trong chiến tranh cũng như tội ác dã man của giặc.

Ví dụ 3:

Để diễn đạt thời gian theo hệ trước – sau, Phạm Tiến Duật thường xuyên sử dụng các trạng ngữ thời gian để biểu đạt nó.

Ngày trước phải làm cho giặc Pháp

Khổ trăm đường khổ, nhục trăm chiều Cũng tiếng còi tàu, xưa nức nở

Nay nghe hồ hởi biết bao nhiêu.

(Ga xép) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số phận người làm ở ga tàu thay đổi theo trật tự thời gian từ trước đến sau. Trước đây, ông làm cho giặc Pháp khổ nhục trăm chiều. Thời điểm đó được đánh dấu bằng trạng từ thời gian: “ngày trước”. Khi làm dưới sự lãnh đạo của cách mạng cộng sản, số phận ông thay đổi theo chiều hướng đi lên. Mốc thời gian đánh dấu sự thay đổi đó là từ “nay”. Quan hệ thời gian trước – sau giúp tác giả khái quát được số phận trước và sau cách mạng của người coi ga xép và cũng là sự thay đổi chung của số phận con người sau cách mạng.

Trong ví dụ dưới đây, ta cũng thấy quan hệ thời gian thay đổi theo trình tự trước – sau như các ví dụ trên:

- Thời gian nối tiếp trực tiếp:

Thời gian nối tiếp trực tiếp: là một biểu hiện của thời gian theo quan hệ trước – sau. Đây là kiểu thời gian biểu thị sự hoạt động liên tục của một sự kiện, hoặc các sự kiện khác nhau theo trình tự trước – sau, hoạt động này nối tiếp ngay sau hoạt động kia mà không có sự ngắt quãng về thời gian.

Trong thơ Phạm Tiến Duật, dạng quan hệ thời gian này có nhưng xuất hiện không nhiều.

Ví dụ 1:

“Cao xạ thình lình điểm đầu canh ba Giật mình thức giấc nhìn lên mái nhà

Ngói vỡ bởi bom rung hở một mảnh trời nho nhỏ”.

(Qua một mảnh trời nhớ thành phố Vinh) Trong ví dụ trên, các sự kiện là tiếng cao xạ - giật mình -tỉnh giấc- nhìn lên mái- nhận ra mái nhà bị vỡ xảy ra liên tục theo cảm nhận của chủ thể từ

trước đến sau. Sự kiện này nối tiếp sự kiện kia theo quan hệ nhân quả. Giữa chúng không có thời gian ngắt quãng hay có sự kiện khác chen ngang vào. Quan hệ thời gian nối tiếp trực tiếp có tác dụng liên kết các sự kiện khác nhau nhằm tái hiện lại một hiện thực khắc nghiệt thời chiến khi địch tấn công ta.

Ví dụ 2:

Nửa đêm thức dậy Ngãng ơi, Ngãng ơi! Giường không bỏ đó Ngãng ra đường rồi.

(Ngãng thân yêu)

Các sự kiện trong các câu trên diễn ra theo trình tự nhận thức của chủ thể một cách liên tục, không bị ngắt quãng. Quan hệ thời gian lúc này có vai trò bộc lộ sự bất ngờ, ngỡ ngàng của chủ thể trước việc Ngãng ra ngoài chiến đấu giữa đêm khuya.

Bên cạnh việc trình bày quan hệ thời gian nối tiếp trực tiếp thông qua trình tự nhận thức theo chiều trước-sau, việc diễn tả các hành động khác nhau theo chiều trước – sau cũng tạo nên quan hệ thời gian này.

Ví dụ 3:

Ta bật đèn pha ô tô trong chớp lòe ánh đạn Rồi tắt đèn quay xe

Đánh lạc hướng giặc rồi ta lại lái xe đi… (Lửa đèn).

Các hành động: bật đèn pha – tắt đèn – quay xe – lái xe đi diễn ra theo trình tự trước- sau một cách liên tục mà không bị gián đoạn bởi một khoảng thời gian trống hay bị hành động khác chen ngang vào. Các hành động liên tục đó thể hiện sự khôn khéo của người lính lái xe khi làm nhiệm vụ.

Nếu như những ví dụ trên, quan hệ thời gian nối tiếp trực tiếp được biểu thị từ sự kiện nhỏ qua các câu thơ thì ở ví dụ dưới đây nó lại được biểu

hiện qua những khổ thơ và được nối kết giữa các khoảng thời gian khác nhau trong một bài thơ có cốt truyện:

Ví dụ 4:

Không có kính, ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như người già

Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Không có kính ừ thì ướt áo Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi”.

Hai khổ thơ trên có quan hệ thời gian nối tiếp trực tiếp. Sự kiện diễn ra giữa hai khổ biểu thị thời gian trước mưa và sau mưa. Hai khoảng thời gian này là liên tục, không có sự kiện khác chen vào. Từ đó thể hiện thái độ ung dung, tư thế lạc quan, điềm tĩnh của người lính lái xe trước mọi tình huống. Kính vỡ thể hiện hiểm nguy đang cận kề với người lái xe bởi khoảng cách giữa kính và nơi các anh ngồi chỉ cách nhau gang tấc. Kính vỡ khiến các anh gặp khó khăn bội phần bởi mất đi công cụ che mưa, che bụi. Vậy mà trước muôn vàn hiểm nguy, vất vả đó, các anh vẫn “cười ha ha” vẫn lạc quan rằng “gió lùa khô mau thôi”. Quan hệ thời gian nối tiếp trực tiếp thông qua việc miêu tả và nối kết các sự kiện đã giúp nhà thơ tái hiện lại tư thế ung dung, làm chủ của những người lính lái xe trước và sau mưa.

- Thời gian nối tiếp gián cách:

Thời gian nối tiếp gián cách là kiểu thời gian diễn ra theo trình tự trước – sau. Nhưng thời gian này khác với thời gian nối tiếp trực tiếp ở chỗ nó tái hiện lại các hành động, sự kiện xảy ra không liên tục mà giữa chúng có khoảng cách thời gian bị ngắt quãng.

Kiểu thời gian này được thể hiện trong thơ Phạm Tiến Duật khá phổ biến. Ví dụ 1:

“Bom bi nổ chậm trên đỉnh đồi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lốm đốm nền trời những quầng lửa đỏ

Một lát sau cũng từ phía đó

Trăng lên”.

(Vầng trăng và những quầng lửa)

Trong ví dụ trên các sự kiện xảy ra theo trình tự: bom bi nổ - quầng lửa đỏ - trăng lên. Sự kiện thứ nhất và thứ hai ở hai câu đầu xảy ra liên tục nên thuộc thời gian nối tiếp trực tiếp. Còn sự kiện “trăng lên” ở câu cuối diễn ra không liên tục sau hai sự kiện đầu. Vì vậy mối quan hệ giữa hai sự kiện đầu và sự kiện “trăng lên” là mối quan hệ theo thời gian nối tiếp gián cách. Mối quan hệ này được đánh dấu bằng trạng ngữ thời gian: “Một lát sau”. Việc xây dựng quan hệ thời gian từ những sự kiện có tính chất đối lập giữa một bên đại diện cho sức mạnh hủy diệt (bom bi nổ), một bên đại diện cho vẻ đẹp thơ mộng, bình yên (trăng lên) đã tạo ra một hình tượng thơ ấn tượng. Ngay trong lòng chiến sự, nơi gắn với sự hủy diệt, vẻ đẹp thơ mộng, bình yên vẫn hiện hữu, bom đạn giặc thù không thể che lấp nổi.

Ví dụ 2:

“Dừng chân mắc võng ngủ liền Kệ cho gió thổi bốn bên rừng dày

Giật mình sáng dậy nào hay

Rung rinh rừng quế hương bay một vùng”. (Ngủ rừng)

Sự kiện dừng chân – mắc võng – ngủ liền xảy ra liên tục nhưng sự kiện sau đó là “giật mình” thì không xảy ra ngay sau các sự kiện trước đó. Vì vậy hai câu đầu và hai câu sau có quan hệ theo kiểu thời gian nối tiếp

Một phần của tài liệu Mạch lạc trong thơ Phạm Tiến Duật (Trang 40 - 51)