Biểu hiện không gian trong ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Mạch lạc trong thơ Phạm Tiến Duật (Trang 75 - 76)

5. Bố cục của luận văn

3.1.1. Biểu hiện không gian trong ngôn ngữ

Cùng với thời gian, không gian là cũng một hình thức để con người nhận diện về sự tồn tại của vật chất ở thế giới khách quan. Trong “Từ điển tiếng Việt” của Hoàng Phê, không gian được định nghĩa là: “khoảng không bao trùm lên tất cả sự vật, hiện tượng xung quanh đời sống con người” [22, tr63]. Không gian đó được phản ánh vào nhận thức của con người, giúp con người nhận diện được sự tồn tại của sự vật.

Trong ngôn ngữ, không gian được nhận diện qua một số từ ngữ có tính biểu thị không gian. Tiếng Việt có một số từ ngữ biểu thị quan hệ không gian khá phong phú. Lớp thứ nhất gồm những từ biểu thị sự định vị vị trí không gian trong thế đối lập: trên – dưới, trong – ngoài, trái – phải, trước – sau, đầu – cuối, giữa – xung quanh, …Chúng được gọi là các giới từ. Lớp thứ hai diễn tả chuyển động của sự vật hiện tượng: ra, vào, lên, xuống, qua, … Chúng được gọi là các từ chỉ hướng.

Ví dụ 1:

“Ngoài kia tuy mưa gió ầm ầm dân phu rối rít; nhưng trong này xem

chừng tĩnh mịch nghiêm trang lắm, trừ quan phụ mẫu ra, mọi người không ai dám to tiếng”.

(Sống chết mặc bay, Phạm Duy Tốn).

Trong ví dụ trên, quan hệ không gian được nhận diện thông qua các giới từ: “ngoài kia” và “trong này”. Nhờ hai từ này mà chúng ta định vị được không gian được nói đến trong quá trình giao tiếp.

Ví dụ 2:

“Anh lên xe, trời đổ cơn mưa

Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ

Em xuống núi, nắng về rực rỡ

Cái nhành cây gạt mối riêng tư”.

(Trường Sơn Đông , Trường Sơn Tây – Phạm Tiến Duật). Biểu hiện không gian trong các câu trên thể hiện thông qua các từ chỉ hướng: “lên”, “xuống”. Nhờ những từ chỉ hướng này mà ta định vị được sự thay đổi không gian của đối tượng được nói đến là “anh” và “em”.

Ngoài ra, quan hệ không gian còn được thể hiện trong các từ chỉ địa danh, địa điểm cụ thể như: Hồ Gươm, Ba Vì, thư viện Quốc gia, ….

Ví dụ 3:

“Tin vui chiến thắng trăm miền

Hoà Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về

Vui từ Ðồng Tháp, An Khê Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”.

(Việt Bắc – Tố Hữu)

Trong ví dụ trên nhờ các địa danh “Hoà Bình”, “Tây Bắc”, “Ðiện Biên”, “Ðồng Tháp”, “An Khê” , “Việt Bắc”, “đèo De”, “núi Hồng” mà ta xác định được không gian xảy ra sự kiện “tin vui chiến thắng”.

Tóm lại, trong ngôn ngữ biểu hiện không gian được thể hiện qua các từ ngữ là: các giới từ, các từ chỉ hướng, các từ chỉ địa danh, địa điểm.

Một phần của tài liệu Mạch lạc trong thơ Phạm Tiến Duật (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)