Mạch lạc theo quan hệ không gian:

Một phần của tài liệu Mạch lạc trong thơ Phạm Tiến Duật (Trang 76 - 78)

5. Bố cục của luận văn

3.1.2. Mạch lạc theo quan hệ không gian:

Cũng như quan hệ thời gian, quan hệ không gian trong ngôn ngữ cần được sắp xếp theo trình tự logic để tạo nên mạch lạc cho văn bản. Nếu một văn bản trình bày không gian hợp logic thì người tiếp nhận dễ dàng tiếp nhận nội dung văn bản. Ngược lại, nếu quan hệ không gian được trình bày không

logic, người tiếp nhận sẽ gặp lúng túng và khó khăn nhất định. Vì vậy, việc trình bày quan hệ không gian theo trình tự logic hợp lý sẽ tạo nên mạch lạc trong mỗi văn bản.

Nghiên cứu về biểu hiện của mạch lạc qua quan hệ không gian đã có một số luận văn thạc sỹ như luận văn của Phạm Thị Hồng Thúy, Nguyễn Thị Phượng, … Trong các luận văn này, các tác giả đã chỉ ra một số biểu hiện về mạch lạc theo quan hệ không gian. Đó là các quan hệ không gian theo trình tự từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ chung đến riêng, từ rộng đến hẹp, …

Ở luận văn này chúng tôi cũng sẽ khai thác mạch lạc theo quan hệ không gian ở các mối quan hệ trên nhưng không theo cách nhìn hình tuyến mà ở thế đối lập giữa các yếu tố thời gian. Điều đó có nghĩa là quan hệ không gian không nhất thiết phải tuân thủ theo trình tự trước sau mà chủ yếu tuân thủ nguyên tắc đối lập. Chẳng hạn, khi trình bày về không gian trong văn bản theo chiều cao – thấp người tạo lập văn bản không nhất thiết phải tuân thủ nguyên tắc miêu tả từ cao xuống thấp hay từ thấp lên cao mà chỉ cần đáp ứng trình bày không gian theo thế đối lập cao – thấp. Nếu việc triển khai không gian theo hướng cao – hẹp sẽ không đảm bảo logic và gây khó khăn cho người tiếp nhận. Như vậy mạch lạc không gian trong văn bản được thiết lập từ các mối quan hệ đối lập: trong – ngoài, trên – dưới, xa –gần, chung – riêng, … Sự triển khai quan hệ không gian theo các yếu tố đối lập làm cho người tiếp nhận dễ hình dung về không gian được nói đến trong văn bản.

Ví dụ:

“ Đang ở trong đình kia, cách đó chừng bốn năm trăm thước. Đình ấy cũng ở trên mặt đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng không việc gì. Trong đình, đèn thắp sáng trưng; nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ, đi lại rộn ràng. Trên sập mới kê ở gian giữa, có một mình quan phụ mẫu, uy nghi chễm chện ngồi. Xung quanh sập, bắc bốn ghế mây, bắt đầu từ phía hữu quan, thì có thầy đề, rồi lần lượt đến thầy đội nhất, thầy thông nhì,

sau hết, giáp phía tay tả ngài, thì đến chánh tổng sở tại, cùng ngồi chầu bài”.

(Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn)

Trong đoạn trích trên, không gian trong văn bản được triển khai theo hướng đối lập trong - ngoài (từ ngoài đình vào trong đình) , giữa - xung quanh (quan phụ mẫu ngồi giữa, xung quanh bắc bốn ghế), hữu - tả (phía hữu quan đến phía tay tả ngài). Cách triển khai từ các hướng đối lập như trên tạo cho người đọc dễ hình dung về không gian trong văn bản.

Một phần của tài liệu Mạch lạc trong thơ Phạm Tiến Duật (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)