Mạch lạc theo quan hệ thời gian:

Một phần của tài liệu Mạch lạc trong thơ Phạm Tiến Duật (Trang 25 - 29)

5. Bố cục của luận văn

2.1.2. Mạch lạc theo quan hệ thời gian:

Trong mỗi văn bản, việc sắp xếp, diễn đạt thời gian có vai trò quan trọng. Nếu các yếu tố thời gian được trình bày rõ ràng, hợp logic sẽ tạo tiếp

nhận dễ dàng cho người đọc. Ngược lại, các yếu tố thời gian nếu trình bày lộn xộn, không hợp logic sẽ gây cho người đọc khó nắm bắt nội dung văn bản. Bởi vậy, mạch lạc qua quan hệ thời gian là một yếu tố quan trọng khi triển khai văn bản. Để triển khai loại mạch lạc này cần có những yếu tố ngôn ngữ biểu thị thời gian như đã phân tích ở trên.

Mạch lạc theo quan hệ thời gian đã được một số công trình nghiên cứu đề cập đến. Gerad Gentte [1, tr35] đã phân thời gian vật lý thành 3 loại: thời gian trình tự, thời gian thời hạn và thời gian tần số.

Quan hệ trình tự: được biểu thị trong thời gian qua hai quan hệ chính là quan hệ trước sau (trực tiếp, gián cách) và quan hệ đồng thời (cùng lúc). Quan hệ thời hạn: là quãng thời gian kéo dài diễn ra sự kiện như 2 ngày, hai giờ, …Thời hạn này trên văn bản có thể được đánh dấu bằng chương, hồi, màn, cảnh, …Quan hệ tần số được chia làm 3 trường hợp: đơn ứng, trùng ứng và hội ứng. Quan điểm này đã được tác giả Trần Thị Vân Anh kế thừa và vận dụng trong luận án “Mạch lạc trong truyện Kiều của Nguyễn Du” [2].

Tác giả Lê Thị Kim Dung [10;tr 63 -83] xem xét mối quan hệ thời gian trong văn bản qua hai mối quan hệ: mạch lạc thời gian theo quan hệ trình tự và mạch lạc thời gian theo quan hệ tần số. Trong đó mạch lạc thời gian theo trình tự được phân thành thời gian nối tiếp trực tiếp và thời gian nối tiếp gián cách; thời gian đồng thời (sự việc diễn ra có từ ngữ đánh dấu và sự việc diễn ra không có từ nối đánh dấu). Quan hệ tần số được tác giả chia làm 3 loại: thời gian đơn ứng, thời gian trùng ứng và thời gian hội ứng.

Nguyễn Thị Hồng Thúy [29, tr73-78], khi nghiên cứu về quan hệ thời gian trong mạch lạc đã chia thời gian trong văn bản thành 2 loại: mạch lạc theo quan hệ thời gian đơn tuyến và mạch lạc theo quan hệ thời gian đa tuyến. Trong mạch lạc thời gian đơn tuyến, tác giả chia thành 2 loại nhỏ là quan hệ thời gian trước – sau và quan hệ thời gian đồng thời. Thời gian đa tuyến là dạng quan hệ thời gian lồng vào nhau.

luận văn “Mạch lạc theo quan hệ thời gian và không gian trong các bài đọc sách giáo khoa tiếng Việt tiểu học” [23, tr28] cũng cho rằng mạch lạc thời gian trong văn bản gồm 3 mối quan hệ là: quan hệ trình tự, quan hệ thời hạn và quan hệ tần số nhưng có một số điểm chỉnh lý và bổ sung so với các quan niệm trước đó.

Quan hệ thời gian trình tự gồm 2 loại là: thời gian đơn tuyến và thời gian đa tuyến (mối quan hệ thời gian lồng vào nhau). Trong thời gian đơn tuyến có hai loại quan hệ thời gian nhỏ hơn là quan hệ thời gian trước- sau và quan hệ thời gian đồng thời. Tiếp đó quan hệ thời gian trước –sau lại bao gồm thời gian nối tiếp trực tiếp và thời gian nối tiếp gián cách.

Quan hệ thời gian thời hạn bao gồm: thời gian thời hạn có từ đánh dấu và thời gian thời hạn không có từ đánh dấu.

Quan hệ thời gian tần số bao gồm: thời gian đơn ứng, thời gian trùng ứng và thời gian hội ứng.

Trong luận văn này, mạch lạc theo quan hệ thời gian được chúng tôi phân chia theo quan điểm của Nguyễn Thị Phượng. Có thể hình dung mối quan hệ thời gian trong mạch lạc như sau:

Mặc dù quan hệ thời gian trong văn bản được chia làm 3 loại như trên nhưng đó là 3 loại xét ở các phương diện khác nhau dựa vào các tiêu chí khác nhau. Thời gian trình tự dựa vào tiêu chí quan hệ giữa trình tự trình bày thời gian trong văn bản và trình tự thời gian theo diễn biến sự kiện; thời gian thời hạn dựa vào tiêu chí trình bày thời gian theo dung lượng và sự kiện lớn; còn thời gian tần số dựa vào tiêu chí quan hệ giữa tần suất xuất hiện sự kiện và tần suất trình bày sự kiện trong bài. Vì vậy, một sự kiện khi thuộc một trong 3 quan hệ thời gian đã nêu không có nghĩa là chúng không thuộc quan hệ thời gian khác. Điều đó có nghĩa là một sự kiện có thể vừa có quan hệ thời gian đồng thời vừa có quan hệ thời gian đơn ứng, hoặc một sự kiện lại vừa có quan hệ thời gian thời hạn vừa có quan hệ thời gian trước – sau với sự kiện khác. Bởi vậy Trần Thị Vân Anh đã nhận định về quan hệ thời gian trong “truyện Kiều” rằng: “Về quan hệ thời gian, trừ hồi I không có tính sự kiện, 7 hồi còn lại của Truyện Kiều đều có quan hệ thời gian với nhau theo cả ba kiểu quan hệ thời gian là: quan hệ thời hạn, quan hệ trật tự trong thời gian và quan hệ

tần số” [1.tr36].

Cả 3 loại thời gian trình tự, thời hạn, tần số đều có vai trò nhất định trong việc thiết lập mạch lạc trong văn bản. Thời gian trình tự có vai trò kết nối các sự kiện, giúp ta nhận diện được sự kiện nào xảy ra trước, sự kiện nào xảy ra sau từ đó thiết lập được logic diễn biến của sự kiện. Thời gian thời hạn có vai trò xác định thời gian xảy ra sự kiện là bao lâu để ta có thể hình dung và đánh giá ý nghĩa sự kiện trong mối liên hệ với các sự kiện khác và với phạm vi toàn bài; đồng thời nó còn giúp ta nhận diện được các mốc sự kiện lớn có ý nghĩa trong bài. Cuối cùng, thời gian tần số có vai trò xác định mức độ quan trọng của các sự kiện đối với chủ thể được nói đến, đối với diễn biến chung của toàn bộ văn bản. Tóm lại, bằng các cách khác nhau, cả ba loại quan hệ thời gian trên đều tạo liên hệ, gắn kết giữa các sự kiện, các khối sự kiện với nhau. Bởi vậy, chúng có vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo mạch lạc, nhờ chúng mà việc tiếp nhận nội dung của văn bản trở nên dễ dàng.

Để hiểu rõ hơn về các quan hệ thời gian trong mạch lạc, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu về từng loại quan hệ thời gian cụ thể.

Một phần của tài liệu Mạch lạc trong thơ Phạm Tiến Duật (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)