Quan hệ tần số

Một phần của tài liệu Mạch lạc trong thơ Phạm Tiến Duật (Trang 33 - 34)

5. Bố cục của luận văn

2.1.2.3Quan hệ tần số

Quan hệ tần số là quan hệ thời gian gồm 3 quan hệ nhỏ hơn: quan hệ đơn ứng, quan hệ trùng ứng và quan hệ hội ứng. Kiểu quan hệ thời gian này có thể có một hoặc nhiều sự kiện tạo thành.

* Thời gian đơn ứng:

Thời gian đơn ứng: là kiểu thời gian xảy ra một lần và được kể lại duy nhất một lần trong văn bản.

Ví dụ:

“Chưa bao giờ Chí Phèo được thỏa thê đến thế! Hắn lấy làm lạ sao mãi đến hôm nay mới ngồi uống rượu với thằng cha Tự này. Chúng uống với nhau rất là nhiều. Và rất là nhiều. Người ta tưởng như cả làng Vũ Ðại phải nhịn uống để đủ rượu cho chúng uống”.

(Chí Phèo – Nam Cao)

Sự kiện Chí Phèo uống rượu cùng Tự Lãn chỉ diễn ra một lần và được kể duy nhất một lần trong truyện Chí Phèo.

* Thời gian trùng ứng:

Đây là loại thời gian mà sự kiện gắn với nó chỉ xảy ra một lần nhưng được nhắc lại hơn một lần trong văn bản.

Ví dụ: Trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao, sự kiện Thị Nở nấu cháo hành cho Chí Phèo chỉ xảy ra một lần nhưng nó được nhắc lại hơn một lần trong tác phẩm.

- Lần 1: Sau đêm Chí Phèo gặp Thị Nở ở vườn chuối “Thị vào cắp một

cái rổ, trong có một nồi gì đậy vung. Đó là một nồi cháo hành còn nóng

nguyên.”. (Chí Phèo – Nam Cao).

- Lần 2: Sau khi Chí Phèo bị Thị Nở trút giận “Thoáng một cái, hắn lại

như hít hít thấy nồi cháo hành. Hắn cứ ngồi ngẩn mặt, không nói gì”.

- Lần 3: Khi Thị Nở đã về, Chí Phèo uống rượu nhưng càng uống càng

tỉnh ra: “Hơi rượu không sặc sụa. Hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành”.

* Thời gian hội ứng:

Thời gian hội ứng là loại quan hệ thời gian diễn tả một sự kiện diễn ra nhiều lần nhưng chỉ được kể lại duy nhất một lần trong văn bản. Các từ ngữ đánh dấu thời gian này là: bao lần, hàng ngày, đêm đêm, bao ngày, …

Ví dụ:

“ Mỗi lần chị Binh đi lĩnh lương hay lĩnh măngđa của chồng, phải

mượn ông Lý đi nhận thực. Không ông lý nào vác nhà đi ăn mà nhận thực cho người ta, điều ấy đã cố nhiên.”

(Chí Phèo – Nam Cao).

Trong ví dụ trên, sự kiện chị Binh mượn ông Lý đi lĩnh lương và Măngđa của chồng diễn ra nhiều lần nhưng chỉ được kể một lần trong truyện.

Một phần của tài liệu Mạch lạc trong thơ Phạm Tiến Duật (Trang 33 - 34)