Đặc điểm về quan hệ thời gian trong thơ:

Một phần của tài liệu Mạch lạc trong thơ Phạm Tiến Duật (Trang 34 - 38)

5. Bố cục của luận văn

2.1.3 Đặc điểm về quan hệ thời gian trong thơ:

Mỗi thể loại văn bản có cách triển khai đề tài và đặc trưng ngôn ngữ khác nhau. Bởi vậy, biểu hiện mạch lạc nói chung và mạch lạc theo quan hệ thời gian nói riêng ở mỗi thể loại cũng khác nhau. Nghiên cứu mạch lạc theo

quan hệ thời gian trong thơ, chúng ta phải luôn đặt các quan hệ thời gian trong đặc trưng riêng của thể loại để tìm ra nét riêng của nó so với các loại văn bản khác.

Cùng là những văn bản nghệ thuật có vai trò tái hiện bức tranh hiện thực cuộc sống một cách sinh động nhưng truyện và thơ có những cách tái hiện riêng. Nếu như truyện thiên về tái hiện cuộc sống một cách khách quan, từ đó kín đáo lồng vào quan điểm nhà văn thì thơ lại thường trực tiếp biểu hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả. Bởi thế người ta cho rằng thơ là tiếng lòng, là tiếng nói tri âm giữa độc giả và thi sĩ.

Chính bởi đặc trưng về phương thức tổ chức nên quan hệ thời gian trong thơ và truyện cũng có điểm khác. Ở mỗi tác phẩm truyện thường có cốt truyện, bởi vậy dù tác giả có cách thức triển khai thời gian thế nào, người đọc vẫn có thể hình dung diễn biến của một sự kiện theo trình tự thời gian từ trước đến sau. Chẳng hạn, trong truyện Chí Phèo, ta có thể hình dung được cuộc đời Chí Phèo theo chuỗi các sự kiện trình tự: Chí Phèo bị bỏ rơi ở lò gạch – Chí Phèo đi ở - năm 20 tuổi, Chí Phèo đi tù – Chí Phèo ra tù – Chí Phèo gặp Thị Nở - Chí Phèo bị Thị Nở từ chối – Chí Phèo giết Bá Kiến và tự tử.

Ngược lại, trong thơ việc hình dung các sự kiện theo quan hệ thời gian không phải khi nào cũng dễ dàng. Ở mỗi tác phẩm thơ, việc triển khai đề tài thường không gắn với diễn biến của một sự kiện mà thường theo trình tự cảm xúc cá nhân của tác giả. Bởi vậy, rất nhiều bài thơ không có cốt truyện. Chúng được lắp ghép từ các “mảng miếng” bởi các sự kiện nhỏ lẻ, rời rạc theo cảm xúc chủ quan của tác giả. Trong bài viết “Đặc điểm phong cách thơ và ca dao: nhìn từ góc độ giao tiếp”, tác giả Hữu Đạt cho rằng: “Thơ là loại văn bản nghệ thuật có tổ chức ngôn ngữ bằng cách lắp ghép các mảng cảm xúc và hình tượng” [13.tr63]. Chẳng hạn, đọc bài “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên rất hiếm gặp các sự kiện theo quan hệ thời gian mà chủ yếu là hình tượng thơ và mạch cảm xúc cá nhân của tác giả về vùng đất Tây Bắc, về cảm

hứng xây dựng tổ quốc nói chung.

Ở một số bài thơ, tuy không có cốt truyện, không có quan hệ thời gian tổng thể nhưng vẫn có quan hệ thời gian từ những sự kiện nhỏ lẻ. Chẳng hạn, đọc bài thơ “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây” ta có thể hình dung được sự đối lập mà gắn bó giữa hai con đường nhưng ta không thể hình dung được diễn biến của sự kiện trong toàn bài theo quan hệ thời gian. Bởi thế, bài thơ không có cốt truyện, nó chủ yếu bộc lộ tình cảm và sự suy tư của tác giả về hai con đường kháng chiến của dân tộc. Mặc dù vậy, “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây” vẫn có một số quan hệ thời gian từ những sự kiện nhỏ lẻ như:

-Quan hệ thời gian đồng thời 1:

“Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn Hai đứa ở hai đầu xa thẳm”

- Quan hệ thời gian đồng thời 2: “Anh lên xe, trời đổ cơn mưa Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ; Em xuống núi nắng về rực rỡ Cái nhành cây gạt mối riêng tư”.

Bài thơ “lửa đèn” chủ yếu được xây dựng từ các hình tượng và cảm xúc suy tư cá nhân của tác giả. Các sự kiện không có quan hệ với nhau về mặt thời gian mà được gắn kết thông qua mạch cảm xúc, suy tư của nhà thơ. Bởi vậy, bài thơ cũng không có các mối quan hệ thời gian tổng quát trong phạm vi toàn bài nhưng vẫn có các quan hệ thời gian từ các sự kiện nhỏ.

Ví dụ:

-Thời gian trước –sau:

“Ta bật đèn pha ô tô trong chớp lòe ánh đạn Rồi tắt đèn quay xe

Việc không có cốt truyện và không có mối quan hệ thời gian xuyên suốt trong phạm vi tổng quát văn bản khiến việc xác định mối quan hệ thời gian giữa các sự kiện, các khổ thơ, đoạn thơ trở nên khó khăn.

Đối với những bài thơ có cốt truyện, mối liên hệ thời gian giữa các sự kiện trong tác phẩm cũng không rõ ràng như trong truyện bởi những suy tư, cảm xúc cá nhân của nhà thơ thường đan xen vào các tình tiết khá nhiều.

Ví dụ:

Bài thơ “Những mảnh tàn lá” kể về một cuộc chiến đấu của quân ta trên mặt trận theo diễn biến trình tự của sự kiện: trong lúc quân ta đang chờ xung phong thì giặc bắn phá bên kia đỉnh đồi – quân ta tiến hành bao vây địch – súng lệnh nổ quân ta tiến công tiêu diệt giặc thù. Dưới đây là một đoạn thơ trong bài:

“Quân ta bao vây đã dày như nêm

Giặc không biết đâu, chúng đang đốt rừng cho nứa nổ Nơi im lặng sắp bùng lên bão lửa

Chỗ ồn ào đang hóa than rơi. (I)

“Bên kia đỉnh đồi chúng nó là ai

Là Ngụy ở Đông Dương hay là giặc Mỹ Khi cái ác đã biến thành chủ nghĩa Rất nhiều thứ màu đen hiện hình. (II)

Đứng ngồi không yên vẫn đồng chí bộ binh Chờ dăm phút nữa thôi, có lâu là mấy Những mảnh tàn rơi trên đầu ta đấy Đã từng rơi từ mấy nghìn năm.(III)

Tai họa nhân gian đã chịu bao lần Như nạn cháy nhà, làng nào chả có Còn giặc giã là còn tàn lá cọ

Còn ngửa mặt lên trời để thấy than đen”. (IV) (Những mảnh tàn lá).

Đoạn thơ trên kể về giai đoạn quân ta tiến hành bao vây giặc để tiến công nhưng chúng không hề biết điều đó mà đang tiến hành đốt nứa. Những người lính tham gia trận đánh đang hồi hộp và sốt ruột chờ lệnh tiến công. Khổ (I) và khổ (III) kể về diễn biến trận đánh với sự kiện cụ thể, còn khổ (II) và khổ (IV) lại đan xen vào những bình luận, liên tưởng cá nhân của tác giả. Vì vậy, ta có thể xác định được quan hệ thời gian của khổ (I) và khổ (III) với các khổ thơ khác trong bài nhưng không thể xác định được quan hệ thời gian của khổ (II) và khổ (IV) với các khổ khác.

Ngay cả ở khổ thơ xác lập được quan hệ thời gian như khổ (III) thì cảm xúc và bình luận của nhà thơ cũng được lồng vào diễn biến sự kiện. Hai câu đầu của khổ (III) là nói về tâm trạng của người lính trước trận đánh:

“Đứng ngồi không yên vẫn đồng chí bộ binh Chờ dăm phút nữa thôi, có lâu là mấy”

Nhưng hai câu sau lại là bình luận cá nhân của nhà thơ: “Những mảnh tàn rơi trên đầu ta đấy

Đã từng rơi từ mấy nghìn năm”.

Tóm lại: Việc xác định quan hệ thời gian trong phạm vi giữa các đoạn, các khổ thơ không hề đơn giản bởi trong thơ không phải khi nào sự kiện cũng được triển khai theo sát diễn biến của nó. Chúng được cấu tạo từ “mảng miếng” và được triển khai theo cảm xúc cá nhân của nhà thơ. Chính đặc điểm này khiến quan hệ thời gian trong thơ phức tạp hơn so với quan hệ thời gian trong truyện.

Một phần của tài liệu Mạch lạc trong thơ Phạm Tiến Duật (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)