Mạch lạc theo quan hệ thời gian trong thơ Phạm Tiến Duật

Một phần của tài liệu Mạch lạc trong thơ Phạm Tiến Duật (Trang 38 - 40)

5. Bố cục của luận văn

2.2 Mạch lạc theo quan hệ thời gian trong thơ Phạm Tiến Duật

Để triển khai chủ đề của một văn bản, người tạo lập có nhiều cách trình khác nhau. Lựa chọn cách viết như thế nào, cách triển khai mạch lạc ra sao phụ thuộc vào mục đích mà tác giả muốn nhấn mạnh và một phần rất quan trọng nữa là phụ thuộc vào phong cách nhà thơ. Bởi vậy, nghiên cứu mạch lạc trong tác phẩm văn học nghệ thuật, ngoài việc tìm ra cách thức triển khai mạch lạc trong mỗi văn bản, nó còn có vai trò tìm ra phương thức xây dựng hình tượng thơ, đồng thời góp phần tìm ra phong cách của người tạo lập văn bản.

Trong hai tập thơ: “Vầng trăng quầng lửa” và “Ở hai đầu núi” có tổng cộng 67 bài thơ. Ngoài mạch lạc theo quan hệ thời gian, mạch lạc trong các bài thơ còn được triển khai theo nhiều hướng khác như: mạch lạc không gian, mạch lạc nguyên nhân, mạch lạc suy lý, …Bởi vậy, không phải bài thơ nào cũng xuất hiện quan hệ thời gian. Ở mỗi khổ thơ, đoạn thơ có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện mạch lạc theo quan hệ thời gian. Khảo sát mạch lạc theo quan hệ thời gian trong thơ Phạm Tiến Duật, có thể thấy được mức độ sử dụng mạch lạc theo quan hệ thời gian nói chung cũng như mức độ sử dụng từng loại mạch lạc thời gian cụ thể trong thơ ông nói riêng. Trên cơ sở đó, luận văn có thể tìm hiểu phong cách nhà thơ từ góc độ ngôn ngữ học.

Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể về biểu hiện của mạch lạc thời gian trong thơ Phạm Tiến Duật.

Sau khảo sát chúng tôi nhận thấy số bài thơ có chứa mạch lạc theo quan hệ thời gian trong thơ Phạm Tiến Duật chiếm tới 94% trong tổng số bài thơ được khảo sát. Đây là một con số rất cao.

Dưới đây là bảng số liệu về số bài thơ có mạch lạc theo quan hệ thời gian trong thơ Phạm Tiến Duật:

Bài thơ

Số lượng

Bài thơ khảo sát Bài thơ có quan hệ thời gian

Tỉ lệ (%) 100 94

Một phần của tài liệu Mạch lạc trong thơ Phạm Tiến Duật (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)