Thời gian thời hạn có các từ ngữ thời gian đánh dấu:

Một phần của tài liệu Mạch lạc trong thơ Phạm Tiến Duật (Trang 57 - 61)

5. Bố cục của luận văn

2.2.2.1 Thời gian thời hạn có các từ ngữ thời gian đánh dấu:

Thời gian thời hạn có các từ ngữ thời gian đánh dấu là quan hệ thời gian thời hạn có các từ ngữ chỉ thời gian để xác định khoảng thời gian xảy ra sự kiện như: 2 ngày, 2 giờ, một đêm, ….

Mối quan hệ thời gian này có thể được diễn ra ở những bài thơ có cốt truyện hoặc cả ở những bài thơ không có cốt truyện. Khoảng thời gian thời hạn có từ đánh dấu chủ yếu được tạo lập từ những sự kiện nhỏ, lẻ trong bài.

- Đánh dấu bằng khoảng thời gian xác định

Thời gian thời hạn được đánh dấu bằng khoảng thời gian xác định: là kiểu quan hệ thời gian thời hạn biểu thị các khoảng thời gian cụ thể, đo đếm được như: mười năm, mười ngày, hai tháng, …..

Ví dụ 1:

“Mười năm ta ở rừng

Mười năm đi tìm giặc

Mười năm xa con đường xa lắc

Có nỗi nhớ nào không một bóng trẻ con”. (Nhớ về lũ trẻ)

Khoảng thời gian “ mười năm” ở đầu mỗi câu được lặp lại nhiều lần bộc lộ khoảng thời gian chứa các sự kiện “ở rừng”, “đi tìm giặc”, “xa con đường xa lắc”. Yếu tố thời gian “mười năm” nêu lên sự hy sinh dài đằng đẵng của người lính. Để thực hiện nhiệm vụ, người lính đã phải gạt nhu cầu riêng tư, xa quê hương, khiến nỗi nhớ quê trở nên da diết. “Những đứa trẻ” gắn với sự hồn nhiên, tinh nghịch, sự bình yên nên việc “nhớ về lũ trẻ” là cao trào trong nỗi nhớ quê hương.

Yếu tố thời gian thời hạn trong những câu thơ này đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng hình tượng thơ. Để thấy được vai trò của thời gian thời hạn, chúng ta thử xem xét biến thể sau:

“Mười ngày ta ở rừng

Mười ngày đi tìm giặc

Mười ngày xa con đường xa lắc

Có nỗi nhớ nào không một bóng trẻ con”.

“Mười ngày” là một khoảng thời gian ngắn nên nó không bộc lộ được bản chất sự thật, mặt khác nó không thể hiện được sự hy sinh vì cách mạng và nỗi nhớ quê hương của người lính. Rõ ràng, nếu ta thay đổi yếu tố thời gian “mười năm” bằng một yếu tố thời gian khác ngắn hơn thì hình tượng thơ sẽ giảm sút. Vì vậy, quan hệ thời gian thời hạn vừa có vai trò bộc lộ sự hy sinh, lại vừa thể hiện nỗi nhớ da diết đang kìm nén của người lính về quê hương.

Ví dụ 2:

“Suốt mười năm bạn có nhớ không nào

Cơn sốt Trường Sơn hai ta cùng nếm trải, Bom đạn Mỹ đã làm ta sát lại

Ăn chung củ sắn lùi, điếu thuốc cũng chung nhau”.

(Đất nước Lào ơi, một mùa khô lại đến)

Đây là một trong những câu thơ hay về tình cảm đồng đội. Quan hệ thời gian thời hạn được biểu thị qua cụm từ “suốt mười năm”. Khoảng thời gian này có vai trò thể hiện sự gắn bó, chia ngọt sẻ bùi của hai người lính. Từ đó càng khắc sâu tình cảm đồng đội giữa họ.

Nếu những ví dụ trên thời gian thời hạn được biểu đạt qua khoảng thời gian dài, thì dưới đây, thời gian thời hạn lại được biểu đạt qua khoảng thời gian ngắn:

Ví dụ 3:

Mười bảy trận bom Mỹ giội một ngày”

(Tiếng cười của đồng chí coi kho).

Quan hệ thời gian thời hạn được đánh dấu qua cụm từ chỉ thời gian “một ngày”. Chỉ một ngày ít ỏi nhưng đồng chí coi kho phải chứng kiến và hứng chịu 17 trận bom Mỹ giội xuống. Thông qua quan hệ thời gian thời hạn, tác giả đã tái hiện lại hiện thực ác liệt của chiến tranh, đồng thời cho ta thấy rõ hơn sự nguy hiểm mà đồng chí coi kho phải đối mặt khi thực hiện nhiệm vụ. Nếu chúng ta thay đổi cụm từ “một ngày” bằng cụm từ “một tháng”, “một năm”, … thì mức độ ác liệt của cuộc chiến tranh sẽ giảm xuống rất nhiều. Vì vậy, quan hệ thời gian thời hạn không chỉ là công cụ truyền tải đắc lực hiện thực chiến tranh mà qua đó còn góp phần lớn trong việc xây dựng hình tượng thơ.

Tương tự, khoảng thời gian ngắn dưới đây cũng có vai trò lớn trong việc xây dựng hình tượng thơ:

Ví dụ 4:

“Những chiếc xe từ đất lửa về đây

Hai phút trên đầu một lượt máy bay

Lá ngụy trang như còn bốc khói”

(Nghe hò đêm bốc vác).

Cụm từ chỉ thời gian “hai phút” gắn với sự kiện “một lượt máy bay”. Như vậy, quan hệ thời gian thời hạn có vai trò diễn đạt tần suất đánh phá cao của máy bay Mỹ. Những người lính lái xe phải làm việc trong môi trường cực kỳ hiểm nguy, luôn phải đối mặt với cái chết khi máy bay gầm rú liên tục trên đầu. Chúng quyết tâm tiêu diệt xe hàng của ta đến cùng nhưng các chiến sỹ vẫn đánh liều tính mạng để đưa hàng vào tiền tuyến an toàn. Nếu yếu tố thời gian thời hạn được thay bằng một yếu tố thời gian khác lớn hơn thì tác giả sẽ không phản ánh đúng hiện thực ác liệt ở chiến trường, từ đó vẻ đẹp hình tượng thơ cũng bị giảm sút.

thời gian xác định ta thấy kiểu thời gian này một mặt có vai trò định hình thời gian trong truyện, phản ánh đúng hiện thực vốn có, mặt khác nó có vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng hình tượng trong thơ. Nếu thay đổi từ đánh dấu trong thời gian thời hạn thì rất có thể hình tượng thơ bị giảm sút hoặc bị vỡ.

- Đánh dấu bằng khoảng thời gian không xác định:

Thời gian thời hạn được đánh dấu bằng khoảng thời gian không xác định: là quan hệ thời gian thời hạn biểu thị các khoảng thời gian không gắn với dung lượng cụ thể, có đo đếm cụ thể bằng con số mà chỉ có tính ước chừng như: vài ngày, mấy chục năm, dăm ba tuần lễ, ….

Ví dụ 1:

Đi biểu diễn dăm ba tuần lễ

Ngày về nhiều thư, đọc một thể

“Thư bạn thư bè!” Em có dối anh không “Thống nhất Bắc Nam em mới lấy chồng”.

(Em gái văn công)

Sự kiện đi biểu diễn của cô văn công diễn ra trong khoảng thời gian không cụ thể: “dăm ba tuần lễ”. Cụm từ “dăm ba tuần lễ” giúp ta xác nhận và định vị được khoảng thời gian xảy ra sự kiện đi biểu diễn. Từ đó xác định được quan hệ thời gian giữa những câu trên là quan hệ thời hạn.

Quan hệ thời gian thời hạn có vai trò thể hiện sức hút lớn của cô gái văn công. Chỉ trong vòng “vài ba tuần lễ” mà thư cô nhận được từ những người quan tâm khá nhiều. Hình tượng cô gái văn công vì vậy được bộc lộ rõ hơn qua nhiều khía cạnh.

Quan hệ thời hạn dưới đây cũng được thiết lập từ yếu tố thời gian không cụ thể:

“Mấy hôm nghỉ phép về thăm mẹ

Suốt ngày bếp lửa tiếng mèo kêu Rồi đi lấp suối và san núi

Ngồi lên bom còn vẳng tiếng mèo”.

(Bài thơ không tên)

Trong ví dụ trên, sự kiện nhân vật chủ thể trữ tình nghỉ phép về quê được giới hạn trong khoảng thời gian. Vì vậy, những câu thơ trên có quan hệ thời gian thời hạn. Cụm từ thời gian “mấy hôm” là yếu tố thời gian không cụ thể , có vai trò giới hạn quãng thời gian xảy ra sự kiện “nghỉ phép về thăm mẹ”.

Ví dụ 3:

“Ôi nước Lào ta bấy nhiêu năm đội đá

Đã hết rồi rợ Thái, giặc Tây

Chỉ có tiếng vượn hú, tiếng voi đi, nai tác Rừng âm thanh lấp lánh muôn cây”.

(Ngủ ở Ăng-Khăm nghe tiếng vượn)

Quan hệ thời gian thời hạn được đánh dấu qua cụm từ chỉ thời gian không xác định “bấy nhiêu năm đội đá”. Khoảng thời gian đó gợi về sự lầm than, cơ cực của nhân dân Lào trước sự lồng hành của rợ Thái, giặc Tây.

Một phần của tài liệu Mạch lạc trong thơ Phạm Tiến Duật (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)