Quan hệ không gian theo thế đối lập trong – ngoài:

Một phần của tài liệu Mạch lạc trong thơ Phạm Tiến Duật (Trang 81 - 83)

5. Bố cục của luận văn

3.2.1 Quan hệ không gian theo thế đối lập trong – ngoài:

Quan hệ không gian thế đối lập trong – ngoài: là quan hệ không gian được trình bày, triển khai theo hướng miêu tả sự vật, hiện tượng trong thế tương xứng trong – ngoài.

Trong thơ Phạm Tiến Duật quan hệ không gian này không nhiều. Để diễn đạt quan hệ không gian trong – ngoài, nhà thơ thường dùng một số trạng ngữ chỉ nơi chốn. Đi kèm với thế đối lập không gian trên thường là những sự kiện có tính chất trái ngược nhau (như khắc nghiệt và lãng mạn, yên tĩnh và rộn ràng, …).

Ví dụ 1:

“Giặc nhằm bắn bốn bề lửa cháy

Cái buồng lái là buồng con gái

Vẫn cành hoa mềm mại cài ngang”. (Niềm tin có thật)

Trong đoạn thơ trên, ta có thể hình dung được một không gian mà bên ngoài buồng lái là lửa cháy bao quanh, còn trong buồng lái vẫn mang nét dịu dàng, thanh tao nữ tính bởi “cành hoa mềm mại cài ngang”. Thế đối lập không gian giữa trong buồng lái – ngoài buồng lái khiến người đọc dễ hình dung bối cảnh xung quanh cô gái lái xe. Tính chất sự kiện đi liền với hai hướng không gian cũng có tính đối ngược. Ở trong buồng lái là hình ảnh cành hoa dịu dàng, nữ tính biểu hiện cho sự lãng mạn, bình yên; đối ngược với nó là hình ảnh “lửa cháy” mang vẻ dữ dội, khắc nghiệt của chiến tranh. Từ sự đối lập đó, Phạm Tiến Duật đã xây dựng được hình tượng oai hùng của người lính lái xe. Tư thế ung dung, hiên ngang “nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng” không chỉ được biểu hiện ở những người lái xe nam mà ngay cả những cô gái tay yếu chân mềm khi cần vẫn có thể trở thành một người lính lái xe ung dung và kiên cường. Nét kiên cường đó không làm mờ đi vẻ đẹp nữ tính, ngược lại chính nét nữ tính từ “cành hoa mềm mại” giữa bộn bề khói lửa đã tạo nên tư thế người lái xe nữ anh hùng.

Ví dụ dưới đây, không gian cũng được triển khai theo hướng đối lập trong – ngoài:

Ví dụ 2:

“Ngoài đường phố rộn ràng người, xe tíu tít

Ở đây tĩnh mịch như rừng”.

(Ông già thuốc bắc).

Hai câu thơ tái hiện lại không gian đối lập giữa “ngoài đường phố” và “ở đây”. “Ở đây” là trạng ngữ nơi chốn biểu thị không gian trong quầy thuốc của Ông già thuốc bắc. Hai không gian ngoài đường phố và trong quầy thuốc tạo nên hai khung cảnh có tính chất đối ngược nhau: một bên thì “tĩnh mịch như rừng”, một bên lại “rộn ràng người, xe tíu tít”. Cách miêu tả không gian trong thế đối lập trong – ngoài này càng làm cho sự tĩnh mịch của không gian trong quầy thuốc trở nên đáng chú ý; bởi “ngoài kia” và “ trong này” chỉ cách nhau vài bước chân mà là hai thế giới hoàn toàn khác nhau. Một bên là sự náo nhiệt, sôi động của phố phường, biểu hiện của cuộc sống hiện đại còn một bên lại mang nét hoang sơ, tĩnh mịch của tự nhiên. Nét tĩnh mịch đó giữa thành phố sôi động không dễ có và đó là nét không gian độc đáo của cửa hàng thuốc bắc, nơi gắn với các loại thuốc quý từ cây cỏ tự nhiên, thậm chí là từ chốn hoang vu của rừng rậm về.

Một phần của tài liệu Mạch lạc trong thơ Phạm Tiến Duật (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)