Bảng 4.11: Bảng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ROS giai đoạn 2011 – 2013 tại Công ty TNHH Nam Long
Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013
LNST Đồng 190.207.905 269.239.733 224.034.873
DT thuần Đồng 23.632.181.944 35.451.009.414 43.108.281.146
ROS % 0,80 0,76 0,52
Nguồn: Báo cáo tài chính công ty TNHH Nam Long giai đoạn 2011 – 2013
Qua bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, ta nhận thấy rằng tỷ suất này giảm đều qua các năm giai đoạn 2011 – 2013. Trong năm 2011, trung bình cứ 100 đồng doanh thu công ty đã tạo ra được 0,80 đồng lợi nhuận con số này là 0,76 đồng ở năm 2012 và tiếp tục giảm xuống trong năm 2013 với mức 100 đồng doanh thu công ty chỉ tạo ra được 0,52 đồng lợi nhuận. Nhìn chung qua 3 năm giai đoạn 2011 – 2013, công ty kinh doanh đều có lãi (do ROS mang giá trị dương) đều này cho thấy chiến lược kinh doanh của công ty hoàn toàn phù hợp trong tình hình kinh tế hiện nay.
Sở dĩ tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có sự sụt giảm cùng chiều như vậy nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2012 công ty ít phát sinh các hoạt động đầu tư tài chính do đó doanh thu hoạt động tài chính của công ty giảm sút nghiêm trọng đồng thời các khoản chi phí tài chính và chi phí quản lý kinh doanh đều tăng làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty giảm mạnh. Điều này cho thấy rằng tuy công ty có mức doanh thu bán hàng hằng năm tăng nhưng việc cắt giảm chi phí còn chưa thực sự hiệu quả. Trong năm 2013, tuy các khoản doanh thu và thu nhập khác đều tăng cộng với việc công ty cắt giảm được chi phí quản lý kinh doanh nhưng việc gia tăng quá lớn các khoản chi phí tài chính và chi phí khác làm lợi nhuận sau thuế của công ty giảm mạnh kéo theo ROS trong năm này cũng giảm mạnh. Do đó, để thúc đầy quá trình hoạt động kinh doanh và gia tăng khoản lợi nhuận thu được công ty cần cắt
giảm mạnh hơn nửa các khoản chi phí đặc biệt là chi phí tài chính và chi phí khác đồng thời chú trọng các khoản đầu tư tài chính để gia tăng lợi nhuận ở khoản mục này.
4.3.1.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 và 2014
Bảng 4.12: Bảng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ROS giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 – 2014 tại Công ty TNHH Nam Long
Chỉ tiêu ĐVT 6 tháng đấu năm
2013 6 tháng đầu năm 2014 LNST Đồng 106.323.747 182.344.571 DT thuần Đồng 18.421.547.122 23.145.214.511 ROS % 0,58 0,79
Nguồn: Báo cáo tài chính công ty TNHH Nam Long giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, 2014
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 6 tháng đầu năm 2014 tăng cao hơn so với 6 tháng đầu năm 2013 với mức tăng là 0.21%, đều này đồng nghĩa với việc lợi nhuận của 6 tháng này sẽ tăng cao hơn lợi nhuận của 6 tháng cùng kỳ. Nếu như trong 100 đồng doanh thu công ty đã tạo ra được 0,79 đồng lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm nay thì con số này là 0,58 đồng trong năm trước đó.
Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng này là do đóng góp nhiều nhất của khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Trong khi các khoản mục chi phí như chi phí giá vốn, chi phí tài chính, chi phí quản lý kinh doanh, chi phí khác đều tăng ở mức rất cao nhưng do khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có mức tăng vược bật hơn nên làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty tăng kéo theo sự gia tăng của ROS. Vì vậy, để tăng thêm khoản lợi nhuận sau thuế mà công ty nhận được trong 6 tháng còn lại thì việc cắt giảm chi phí là hết sức quan trọng và cần thiết.
4.3.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
4.3.2.1 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) giai doạn 2011-2013
Bảng 4.13: Bảng tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROA giai đoạn 2011 – 2013 tại Công ty TNHH Nam Long
Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 LNST Đồng 190.207.905 269.239.733 224.034.873 Tổng tài sản Đồng 15.175.090.328 17.732.428.705 19.828.512.779 ROA % 1,25 1,52 1,13
Nguồn: Báo cáo tài chính công ty TNHH Nam Long giai đoạn 2011 – 2013
Qua bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, ta thấy rằng qua 3 năm giai đoạn 2011 – 2013 công ty đều kinh doanh có lãi (do ROA lớn hơn 0). Nếu như trong năm 2011 cứ 100 đồng tài sản của công ty dùng vào hoạt động kinh doanh thì tạo ra được 1,25 đồng lợi nhuận con số này tăng lên ở năm 2012 là 1,52 đồng tăng 0,27 đồng so với năm 2011 và giảm ở năm 2013 ở mức 1,13 đồng giảm 0,39 đồng so với năm 2012.
Tuy tỷ suất ROA có sự tăng giảm thất thường nhưng nhìn chung công ty đều kinh doanh có lãi và không rơi vào tình trạng khó khăn, thua lỗ nhưng không vì thế mà công ty không tiếp tục tìm ra các chiến lược kinh doanh mới, biện pháp sử dụng hợp lý tài sản, chuyển đổi mô hình sản xuất và kinh doanh phù hợp với thực trạng công ty mình và điều kiện kinh tế hiện nay.
4.3.1.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 và 2014 đầu năm 2013 và 2014
Bảng 4.14: Bảng tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROA giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 – 2014 tại Công ty TNHH Nam Long
Chỉ tiêu ĐVT 6 tháng đầu năm
2013 6 tháng đầu năm 2014 LNST Đồng 106.323.747 182.344.571 Tổng tài sản Đồng 19.246.318.496 17.625.129.348 ROA % 0,56 1,03
Nguồn: Báo cáo tài chính công ty TNHH Nam Long giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, 2014
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROA 6 tháng đầu năm 2014 là 1,03%, điều này đồng nghĩa với 100 đồng tài sản công ty đưa vào hoạt động kinh doanh thì tạo ra được 1,03 đồng lợi nhuận cao hơn 0,47% so với 6 tháng đầu năm 2013. Tỷ suất ROA tăng mạnh là do lợi nhuận sau thuế của công ty trong 6 tháng đầu năm nay tăng cao với mức tăng khoảng 71,50% đồng thời cộng với sự sụt giảm nhẹ trong tổng tài sản của công ty.
Điều này là tín hiệu đáng mừng đối với công ty khi mà hiệu quả sử dụng tài sản của công ty luôn được nâng cao và tạo ra được nhiều lợi nhuận hơn. Tuy nhiên cùng với việc sử dụng hiệu quả tài sản của mình công ty cũng cần phải xem xét lại khía cạnh sự giảm xút trong tổng tài sản của công ty để có giải pháp hợp lý thúc đẩy nhanh hơn nửa quá trình hoạt động kinh doanh đồng thời tiết giảm chi phí và nâng cao mức doanh thu nhận được, có như thế mới đảm bảo được hoạt động kinh doanh bền vững của công ty.
4.3.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
4.3.3.1 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Bảng 4.15: Bảng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE giai đoạn 2011 – 2013 tại Công ty TNHH Nam Long
Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 LNST Đồng 190.207.905 269.239.733 224.034.873 Vốn chủ sở hữu Đồng 2.329.387.014 2.609.857.196 2.510.063.062 ROE % 8,17 10,32 8,93
Nguồn: Báo cáo tài chính công ty TNHH Nam Long giai đoạn 2011 – 2013
Trong năm 2011, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì thu được 8,17 đồng lợi nhuận, tỷ suất này tăng cao trong năm 2012 với mức tăng là 1,71% tương ứng với mức 10,32 đồng. Tuy nhiên trong năm 2013, tỷ suất ROE lại giảm so với năm 2012 với mức giảm 1,39 đồng tương ứng với mức 8,93% điều này đồng nghĩa với 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào hoạt động kinh doanh thì thu được 8,93 đồng lợi nhuận.
Nhìn chung tỷ suất ROE qua các năm của công ty tương đối cao hay nói cách khác là khi chủ sở hữu bỏ tiền ra đầu tư thì thu được lợi nhuận khá cao điều này cho thấy sự hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của công ty. Trong thời gian tới, công ty cần nâng cao hơn nửa mức lợi nhuận thu được nhằm góp
phần tăng thêm tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu vì đây là tỷ suất quan trọng có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các chủ sở hữu khác.
4.3.3.2 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Bảng 4.16: Bảng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 – 2014 tại Công ty TNHH Nam Long
Chỉ tiêu ĐVT 6 tháng đầu năm
2013 6 tháng đầu năm 2014 LNST Đồng 106.323.747 182.344.571 Vốn chủ sở hữu Đồng 2.201.670.101 2.540.581.799 ROE % 4,83 7,18
Nguồn: Báo cáo tài chính công ty TNHH Nam Long giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, 2014
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE 6 tháng đầu năm 2014 tương đối cao so với 6 tháng cùng kỳ. Cụ thể là trong 6 tháng đầu năm 2014, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào hoạt động kinh doanh thì tạo ra được 7,18 đồng lợi nhuận, con số này là 4,83 đồng trong 6 tháng đầu năm 2013 thấp hơn 2,35% so với 6 tháng đầu năm 2014.
Qua bảng phân tích, ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng là do lợi nhuận sau thuế của công ty tăng mạnh trong khi đó vốn chủ sở hữu cũng tăng với mức tăng khoảng 338.911.698 tương ứng khoản 15,39%. Điều này chứng minh rằng hiệu quả sử dụng đồng vốn của công ty rất tốt, khi đầu tư càng nhiều vốn vào hoạt động kinh doanh thì thu được càng nhiều lợi nhuận đồng thời nó cũng là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đã dần đi vào ổn định, là điều kiện thuận lợi cho công ty nói riêng và các doanh nghiệp nói chung thúc đẩy sản xuất và mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH NAM
LONG 5.1 NHẬN XÉT CHUNG
5.1.1 Về thực hiện chế độ kế toán
Việc công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính là hoàn toàn phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh tại công ty. Đồng thời kế toán công ty TNHH Nam Long cũng đã tuân thủ những quy định chung về chế độ kế toán, áp dụng thống nhất và nhất quán các chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành trong công tác kế toán tại công ty.
Ngoài ra, kế toán công ty cũng đã tuân thủ nghiêm ngặt các quy định chung trong việc lựa chọn kỳ kế toán là kỳ kế toán năm bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch, công khai và nộp đúng các loại báo cáo tài chính theo quy định và trong thời hạn cho phép, việc bảo quản và lưu trữ các loại tài liệu kế toán được thực hiện theo quy định chung của chế độ kế toán và luật kế toán đang áp dụng tại công ty.
5.1.2 Về việc tổ chức công tác kế toán
* Ưu điểm
Bộ máy kế toán công ty được tổ chức tin gọn, tối ưu hóa khả năng làm việc của mỗi kế toán viên cùng với sự hỗ trợ của phần mềm kế toán và các trang thiết bị tin học hiện đại khác, nhờ đó việc tổ chức công tác kế toán ở công ty được thực hiện tương đối dễ dàng.
Với mô hình tổ chức kế toán tập trung, khối lượng nghiệp vụ diễn ra lớn, việc tổ chức thu nhận, xử lý và hệ thống hóa toàn bộ thông tin kế toán được thực hiện tại phòng kế toán của công ty nhưng nhờ việc tổ chức công tác kế toán một cách khoa học và hợp lý nên phòng kế toán tại công ty luôn hoàn thành tốt và đúng hạn công việc kế toán được giao, góp phần vào sự phát triển chung trong toàn công ty.
Với đội ngủ nhân viên kế toán giỏi, trình độ cao (đại học) và có kinh nghiệm trong việc thực hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty nhờ đó công tác kế toán của công ty luôn được thực hiện tốt và trôi chảy.
Công ty thực hiện tốt nhiệm vụ của công tác kế toán từ khâu lập chứng từ đến khâu lập báo cáo tài chính, các số liệu được ghi chép đầy đủ chính xác vào sổ, định khoản rõ ràng, trung thực, phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở hiện tại và tương lai.
Các thông tư, nghị định, luật kế toán sửa đổi, bổ sung của Bộ tài chính đều được bộ phận kế toán của doanh nghiệp cập nhật kịp thời, áp dụng phù hợp và thống nhất theo quy định của Bộ tài chính.
Nhìn chung các loại chứng từ kế toán, sổ kế toán và các báo cáo tài chính mà công ty đang áp dụng đều thực hiện theo đúng quy định về biểu mẫu và nội dung. Ngoài ra việc in và nộp các loại Báo cáo tài chính, Báo cáo thuế GTGT, Báo cáo Thuế TNDN,… đều đúng thời hạn và nộp đúng cho các cơ quản lý có thẩm quyền.
Công ty đã tuân thủ quy định trong việc lựa chọn hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại công ty, thống nhất về mã số, tên gọi, nội dung, kết cấu và phương pháp kế toán của từng loại tài khoản kế toán.
* Nhược điểm
Đối với các hóa đơn bán hàng công ty dùng phần lớn tiền mặt làm phương thức thanh toán chính, ít sử dụng phương thức thanh toán qua ngân hàng. Chỉ riêng đối với các khoản chi trên 20 triệu đồng thì công ty mới bắt buộc thanh toán qua ngân hàng. Điều này gây khó khăn cho các giao dịch phát sinh có khối lượng lớn và dễ dẫn đến các gian lận, biển thủ làm thất thoát tài sản của công ty.
Với khối lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh lớn nhưng công ty chỉ phân công phụ trách 4 kế toán viên thì mỗi kế toán viên phải đảm bảo nhiều hơn các công việc kế toán cùng một lúc. Do đó dẫn đến việc quá tải và sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ kế toán tại công ty. Ngoài ra, trong phòng ban kế toán, kế toán công nợ còn kiêm luôn chức năng thủ quỷ do đó chưa có sự phân chia trách nhiệm đầy đủ. Điều này dễ dẫn đến các rủi ro có thể xảy ra đối với đơn vị.
Quá trình lưu chuyển chứng từ diễn ra không thực sự rõ ràng do các phòng ban bao gồm cả phòng hành chính, phòng kế toán – tài chính được tổ chức chung với nhau. Điều này gây khó khăn trong quá trình xử lý và kiểm soát chứng kế toán khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Việc không áp dụng các hình thức bán hàng có chiết khấu, giảm giá hàng bán cũng gây khó khăn cho đầu ra của sản phẩm công ty khi mà sức ép cạnh tranh thị trường ngày càng lớn.
Tại Công ty TNHH Nam Long, kế toán không lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho mỗi kỳ kế toán - Tài khoản 1593 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”. Điều này dẫn đến vi phạm nguyên tắc “Thận trọng” theo chuẩn mực kế toán số 01 “Chuẩn mực chung”, Chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2002. Đồng thời với việc không lập khoản dự phòng này nên công ty không giảm được các thiệt hại xuống mức thấp nhất có thể khi giá trị hàng tồn kho biến động.
5.1.3 Về kết quả hoạt động kinh doanh
5.1.3.1 Về kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011-2013
Tình hình hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Nam Long giai đoạn 2011-2013 diễn ra theo chiều hướng tốt. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ liên tục tăng trong giai đoạn này tuy giá vốn cũng có chiều hướng gia tăng nhưng với mức có thể kiểm soát được. Hơn thế nữa, lợi nhuận sau thuế Thu nhập doanh nghiệp của công ty không ngừng nâng cao trong 3 năm gần đây mặc dù các chi phí như chi phí tài chính, chi phí khác không ngừng tăng. Điều này cho thấy, công ty đang kinh doanh có hiệu quả và cần phát huy hơn nữa