Hệ điều hành

Một phần của tài liệu Giáo trình tin học đại cương phần 1 đh sư phạm TP HCM (Trang 39 - 42)

1.2 Tổng quan về máy tính và hệ điều hành:

1.2.2 Hệ điều hành

1.2.2.1 Khái niệm hệ điều hành

Phần mềm quan trọng nhất trên máy tính là hệ điều hành, nĩ đĩng vai trị như một người phiên dịch, cĩ thể giao tiếp với phần cứng cũng như hiểu các mệnh lệnh từ người dùng.

Nĩ điều khiển và quản lý phần cứng được kết nối vào máy tính của bạn đồng thời cung cấp một

giao diện (user interface) giúp cho bạn tương tác với máy tính. Một ví dụ về một trong những

hệ điều hành mới nhất là Windows Seven.

Giao diện ngƣời dùng (user interface) cĩ thể là dịng lệnh hay đồ họa. Phần lớn các hệ điều

hành đều cung cấp giao diện người dùng dạng đồ họa (GUI – Graphic User Interface), nĩ hiển thị hình ảnh cho phép bạn tương tác với máy tính một cách dễ dàng.

Bản quyền thuộc Khoa Cơng nghệ thơng tin Trang 35 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh

“trỏ đến và nhấp” cũng lần lượt được giới thiệu. Các hệ điều hành về sau như Apple Macintosh hay Microsoft Windows đều kế thừa những ý tưởng thiết kế này.

 Các hệ điều hành khơng sử dụng giao diện đồ họa, như là những phiên bản đầu của Unix,

Linux hay MS-DOS được gọi là các hệ điều hành dịng lệnh.

Các hệ điều hành Windows hiện nay đều cĩ giả lập chế độ dịng lệnh của MS- DOS, bạn cĩ thể thử nghiệm chế độ này trong Windows bằng cách nhấn phím Windows + R.

Phần cứng và hệ điều hành kết hợp với nhau được xem như là phần nềncho các phần mềm khác.Các phần mềm khác như chương trình soạn thảo văn bản, chat… sử dụng phần nền này để thực hiện các tác vụ.

Hardware

Operating System

Application software

User

Hình 1.6Mối quan hệ giữa phần cứng, phần mềm, ngƣời dùng

Phân loại hệ điều hành:

 Đơn nhiệm một người sử dụng: (Single tasking / Single user), ví dụ: MS DOS. Hệ điều hành này đơn giản và khơng địi hỏi máy tính phải cĩ bộ xử lý mạnh.

 Đa nhiệm một người sử dụng: (Multi tasking / Single User), ví dụ: Windows 95. Hệ điều hành này khá phức tạp và địi hỏi máy tính phải cĩ bộ xử lý đủ mạnh.

 Đa nhiệm nhiều người sử dụng: (Multi tasking / Multi user),ví dụ: Windows XP. Hệ điều hành loại này rất phức tạp, địi hỏi máy tính phải cĩ bộ vi xử lý mạnh, bộ nhớ trong lớn và thiết bị ngoại vi phong phú.

1.2.2.2 Các thành phần chủ yếu của hệ điều hành:

 Chương trình nạp khi khởi động (start) máy tính và thu dọn hệ thống trước khi tắt máy hay nạp lại (restart).

 Chương trình đảm bảo đối thoại giữa người sử dụng và hệ thống (dịng lệnh hoặc đồ họa)  Các tiện ích hệ thống

 Chương trình điều khiển thiết bị (driver).

 Chương trình quản lý tài nguyên, giám sát hệ thống.  Hệ thống quản lý tập tin.

1.2.2.3 Các hệ điều hành thơng dụng hiện nay

Hệ điều hành Windows

Là hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay do hãng phần mềm Microsoft phát triển. Microsoft

Window xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1985, được phát triển qua nhiều phiên bản và cho đến nay vẫn là sản phẩn chủ lực của Microsoft. Các phiên bản gần đây nhất là Windows XP, Windows Vista và Windows 7, trong đĩ Windows XP vẫn là hệ điều hành thơng dụng nhất.

Hệ điều hành Linux

Là hệ điều hành mã nguồn mở, miễn phí, đa nhiệm, đa người dùng được phát triển bởi Linus Torvalds vào năm 1991 trên nền hệ điều hành Unix. Từ nền tảng ban đầu đĩ, Linux đã được cộng đồng phát triển ra nhiều nhánh khác nhau: Ubuntu, Fedora, Google Chrome OS, Debian GNU/Linux…..

Phần mềm mã nguồn mở là những phần mềm được cung cấp dưới cả dạng mã

nhị phân (binary code) và mã nguồn (source code), thường là miễn phí về bản quyền; người dùng cĩ quyền sửa đổi, cải tiến, phát triển, nâng cấp, chỉ cần tuân theo một số nguyên tắc chung.

Linux cĩ tính bảo mật cao và được sử dụng nhiều cho các máy chủ. Tuy nhiên, nhiều phiên bản Linux hiện nay phát triển hướng đến người sử dụng bình thường với giao diện đồ họa thân thiện, như: Ubuntu, Fedora... đã và đang thu hút nhiều ngưởi sử dụng. Linux là hệ điều hành được nhiều chính phủ và tổ chức khuyến khích sử dụng.

Bản quyền thuộc Khoa Cơng nghệ thơng tin Trang 37 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Giáo trình tin học đại cương phần 1 đh sư phạm TP HCM (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)