Ngân hàng nước ngoài tại Việt nam

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần quốc tế trên thị trường Việt nam (Trang 80 - 81)

Điều dễ nhận thấy là các NHNNg ở Việt Nam có chiến lược hoạt động khá rõ ràng và có thể chia thành một số nhóm khác nhau như: ngân hàng đầu tư, ngân hàng bán lẻ, ngân hàng tài trợ cho hoạt động thương mại, hỗ trợ các DN FDI tại Việt Nam...

Nhóm ngân hàng đầu tư bao gồm các cái tên quen thuộc như: Standard Chartered

Bank, Credit Suisse, Deutsche Bank, Morgan Stanley, HSBC, ING, CitiGroup và một số cái tên lớn khác nhưng chưa nổi ở Việt Nam như: Goldman Sachs, JP Morgan

Chase, Barclays, Bank of America Merrill Lynch, UBS. Nhóm ngân hàng này tập trung chủ yếu vào việc tài trợ vốn cho các DN, các cá nhân và thậm chí cả các chính phủ trong và ngoài nước với nhiều loại hình cấp vốn như: IPO cổ phần và nợ, chào bán trái phiếu, M&A, quản lý danh mục đầu tư...Nhìn chung, nhóm này thường tập trung vào các khách hàng lớn và những vụ có tầm cỡ khu vực và thế giới, giúp khách hàng tiếp cận vốn từ khắp các nước.

Nhóm ngân hàng tập trung vào mảng ngân hàng bán lẻ : đầy tiềm năng và hứa hẹn sẽ phát triển vượt bậc" của Việt Nam như ANZ, HSBC, CitiBank,... với trọng điểm, nhắm tới nhóm khách hàng cao cấp và nhóm khách hàng triển vọng có nhu cầu đa dạng cùng với những đòi hỏi chất lượng dịch vụ cao. Với những bước đi khôn ngoan và kết nối trực tiếp tới khách hàng, chính sách tốt cho các đối tác liên kết đã giúp các NH này nhanh chóng chiếm lĩnh một thị phần lớn tại Việt Nam [5],[10],[32],[36],[58].

Một số ngân hàng nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam tập trung vào việc tài trợ cho hoạt động thương mại, hỗ trợ các DN FDI tại Việt Nam như Korea Exchange Bank, Industrial Bank of Korea, Woori, Taipei Fubon, Malayan Banking Berhad, Bank of China, ICBC, China Construction Bank, Mizuho... Nổi bật trong nhóm này là các ngân hàng đến từ Hàn Quốc. Hoạt động đầu tư và thương mại mạnh mẽ, cũng như cộng đồng DN Hàn tại Việt Nam rất đông đã tạo nên một chiến lược kinh doanh biệt lập của nhóm các ngân hàng này.

Có thể thấy, với hàng loạt các hiệp định tự do thương mại và kinh tế có hiệu lực hoặc được ký kết trong năm 2015 như AEC, Việt Nam - EU, ASEAN + 6, RCEP, TPP, cam kết WTO..., các ngân hàng nước ngoài, nhất là các ngân hàng khu vực sẽ tập trung nhiều hơn vào Việt Nam. Quy mô, chiến lược kinh doanh bài bản của họ sẽ là một thách thức lớn đối với các ngân hàng trong nước ngay trên thị trường nội địa.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần quốc tế trên thị trường Việt nam (Trang 80 - 81)