Bài học kinh nghiệm rút ra đối với Ngân hàng thương mại Việt nam

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần quốc tế trên thị trường Việt nam (Trang 81 - 86)

2.3.3.1. Tăng quy mô vốn điều lệ theo đúng lộ trình gắn liền với đảm bảo độ an toàn tài chính một cách bền vững

Biện pháp hàng đầu nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh mà các ngân hàng thương mại đều áp dụng là nâng cao quy mô vốn điều lệ và đảm bảo tình trạng tài

chính ở phạm vi an toàn bằng hoặc trên mức Basel. Mỗi nước, mỗi ngân hàng thương mại, tùy vào thực trạng của mình mà sử dụng các tập hợp giải pháp khác nhau nhằm nâng cao quy mô vốn điều lệ và lành mạnh tình trạng tài chính. Nhưng các giải pháp phổ biến là:

- Chủ sở hữu tăng thêm vốn điều lệ bằng cách góp vốn hoặc phát hành chứng khoán thu hút vốn, phát hành trái phiếu chuyển đổi.

- Sát nhập nhiều ngân hàng nhỏ thành ngân hàng lớn có năng lực tài chính lớn hơn, năng lực cạnh tranh cao hơn.

- Tái cơ cấu bằng cách bán nợ, bán cổ phiếu cho các tổ chức mua nợ phù hợp, chú trọng bán nợ cho nhà đầu tư nước ngoài.

- Siết chặt kỷ luật cho vay và quy chế quy định về an toàn kinh doanh ngân hàng. Chính phủ và từng ngân hàng nghiêm túc thực hiện quy định ở mức cao của pháp luật về đảm bảo an toàn cho hoạt động của bản thân các ngân hàng, cho cả xã hội. Các ngân hàng chỉđược phép huy động vốn và cho vay ở một mức độ nào đó so với vốn tự có của ngân hàng theo quy chế của Ngân hàng trung ương.

- Cổ phần hóa ngân hàng thương mại quốc doanh để thu hút vốn tư nhân, tạo động lực thúc đẩy đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài hợp tác đầu tư với ngân hàng trong nước, đặc biệt là các cổđông chiến lược, cổđông là các ngân hàng lớn trên thế giới.

2.3.3.2. Mạnh dạn đầu tư hiện đại hoá công nghệ ngân hàng ở trình độ tiên tiến của thế giới

Hầu hết các ngân hàng thương mại đều mạnh dạn đổi mới quy trình và đầu tư hiện đại hóa công nghệ ngân hàng theo hướng:

- Ứng dụng công nghệ tin học và tự động hóa trong cả quy trình cung ứng dịch vụ ngân hàng hiểu theo nghĩa rộng gồm các thay đổi phương thức của toàn bộ quá trình cung ứng dịch vụ, tạo ra các quy trình mới, tự động hóa các khâu có thể, kết nối mạng nội bộ với khách hàng,…Các điều kiện để áp dụng thành công công nghệ mới được nhiều ngân hàng thương mại trải nghiệm là: chuẩn bị con người với kỹ năng nhất định; mua sắm máy móc thiết bị cần thiết; cải tổ cấu trúc tổ chức quản lý; cải tiến quy trình nghiệp vụ.

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, công nghệ cung ứng dịch vụ càng được các ngân hàng coi trọng sử dụng như một thứ vũ khí lợi hại, tạo nên lợi thế cạnh tranh. Với hàng loạt các giải pháp nhằm cải thiện công nghệ như trang thiết bị hiện đại, ứng dụng rộng rãi sản phẩm tin học đào tạo kỹ năng mới cho nhân viên, rút ngắn quy trình xử lý dịch vụ sắp xếp tổ chức hợp lý các ngân hàng thành công đã cải thiện được vị thế của mình trước khách hàng và trước đối thủ cạnh tranh.

2.3.3.3. Kiên quyết đổi mới và nâng cao năng lực quản trịđiều hành ngân hàng Hầu hết ngân hàng thành công đều làm tốt công tác nâng cao nhận thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên của ngân hàng. Lãnh đạo các ngân hàng này thường coi trọng việc giáo dục, bồi dưỡng nghiệp vụ, đạo đức hành nghề cho nhân viên. Đồng thời họ gây áp lực để giảm chi phí bằng cách sàng lọc, loại bỏ những nhân viên thừa, tìm mọi cách loại bỏ hư phí.

Quản trị ngân hàng hiện là tiêu chuẩn để tuyển chọn và sử dụng cán bộ, thậm chí nhiều ngân hàng còn thuê chuyên gia nước ngoài, thay thế cán bộ cũ và hợp tác để ngân hàng nước ngoài đưa chuyên gia vào quản lý ngân hàng nhằm tăng sức cạnh tranh và tăng hiệu quả hoạt động. Một số ngân hàng thành công của Nhât Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp cải cách quản trị ngân hàng sau đây:

- Thay đổi chiến lược kinh doanh và cạnh tranh theo hướng đa dạng, kinh doanh đa năng và toàn cầu.

- Tăng cường quy chế kiểm tra kiểm toán nội bộ và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn trong hoạt động ngân hàng. Tăng cường kiểm soát rủi ro và khống chế chặt chẽ mức trần nợ xấu, kiên quyết xử lý nợ khó đòi.

2.3.3.4. Giữ vững thương hiệu và củng cố uy tín

Thực tiễn đã chỉ ra rằng, danh tiếng, uy tín ngân hàng thuộc nguồn lực vô hình song có giá trị rất lớn trong việc tạo nên sức cạnh tranh cho các ngân hàng thương mại. Chính vì thế, trong chừng mực có thể, cả chính phủ lẫn chủ đầu tư và giới quản trị ngân hàng đều nỗ lực hỗ trợ để các ngân hàng danh tiếng trụđược qua thời điểm khó khăn. Đồng thời chính phủ, ngân hàng trung ương (NHTW), cơ quan giám sát và quản lý ngân hàng, hiệp hội ngành nghề của ngân hàng thương mại cần xử phạt nghiêm

khắc các ngân hàng thương mại làm ăn thiếu thận trọng, cạnh tranh thiếu lành mạnh, thiếu minh bạch.

2.3.3.5. Có chiến lược đúng đắn về mở rộng thị phần và phát triển mạng lưới Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gia tăng, tùy theo khả năng của mình, các ngân hàng thương mại đều cố gắng giữ thị phần đã có, mở rộng thị phần trong nước và quốc tế thông qua nhiều giải pháp đa dạng như đa dạng hóa dịch vụ cung ứng, tạo thêm tiện ích cho khách hàng, mở thêm các điểm giao dịch ở các khu dân cư đô thị mới, khu công nghiệp, chú trọng thực hiện các chiến lược marketing.

Đặc biệt, giải pháp mà nhiều ngân hàng thương mại ưa thích sử dụng là liên doanh, liên kết, hợp tác với ngân hàng trong và ngoài nước để tranh thủ thị trường của họ. Xác định đúng phân khúc khách hàng trọng tâm với phù hợp với năng lực hiện tại để triển khai .

2.3.3.6. Có kế hoạch cụ thể đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Khái quát lại có thể thấy, các ngân hàng được đề cập ở phần trên cần có 5 biện pháp cụ thể để nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ tiện ích và hiện đại cho khách hàng:

Một là, để nâng cao năng lực cạnh tranh, các ngân hàng thương mại Việt nam cần căn cứ vào tình hình thực tếđể có giải pháp phát triển dịch vụ phù hợp với nhu cầu của thị trường, của các đối tượng khách hàng cụ thể và trang bị máy móc thiết bị, công nghệ tương ứng. Việc phát triển phải bao gồm cả chiều rộng và chiều sâu của sản phẩm dịch vụ.

Hai là, để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ có hiệu quả, mỗi ngân hàng thương mại Việt nam cần có chiến lược phát triển tốt, nhạy bén, năng động trong quản trịđiều hành đựa trên cơ sở nền tảng công nghệ tiên tiến, không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đẩy mạnh hoạt động marketing.

Ba là, vốn đóng vai trò rất quan trọng, có lộ trình tăng vốn điều lệ trên cơ sở đó có điều kiện đầu tư tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, hiện đại hoá công nghệ. Song quan trọng hơn là phải sử dụng vốn có hiệu quả, tức là đầu tư vào những lĩnh vực gì phù hợp với trình độ chung và xu hướng phát triển của khu vực.

Bốn là, cạnh tranh dịch vụ phải gắn liền với tăng cường hợp tác cùng phát triển. Thông qua hợp tác, liên kết, giữa các ngân hàng tận dụng được công nghệ, thương hiệu, uy tín và trình độ quản trị điều hành từng mảng dịch vụ lẫn nhau, có như vậy vừa tiết kiệm được chi phí, vừa nâng cao được năng lực cạnh tranh.

Năm là, sản phẩm dịch vụ cần đa dạng phù hợp với nhu cầu thị trường trong nước nhưng cần có sản phẩm đặc thù .

Kết lun chương 2

Thực hiện mục tiêu nghiên cứu đề ra, trong chương 2 luận án đã hoàn thành các nội dung chính sau đây:

Khẳng định, từ trước đến nay có khá nhiều quan điểm, cơ sở lý luận, các vấn đề lý thuyết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và của các ngân hàng thương mại nói riêng được đưa ra. Đối với riêng ngân hàng thương mại có những tính chất, đặc điểm đặc thù về cạnh tranh.

Các quan điểm về nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cũng có nhiều cơ sở lý thuyết khác nhau. Trên cơ sở tổng hợp, nghiên cứu, luận án đã đưa ra quan điểm riêng về nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại.

Để đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại có một hệ thống chỉ tiêu khác nhau, từ năng lực tài chính, đến công nghệ, sản phẩm dịch vụ, chất lượng nguồn nhân lực và màng lưới hoạt động.

Có rất nhiều nhân tố khác nhau ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại, bao gồm các nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan, nhân tố trong nước và nhân tố ngoài nước. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, các nhân tố khách quan ngoài nước ngày càng trở nên quan trọng.

Từ thực tiễn kinh nghiệm quốc tế có thể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam hiện nay.

Chương 3

THC TRNG NĂNG LC CNH TRANH CA NGÂN HÀNG THƯƠNG MI C PHN QUC T

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần quốc tế trên thị trường Việt nam (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)