Có nhiều tiêu thức được sử dụng làm căn cứ để phân loại cạnh tranh. Trong đó phổ biến thường dựa vào chủ thể tham gia thị trường, mức độ, tính chất cạnh tranh trên thị trường và phạm vi ngành.
Căn cứ các chủ thể tham gia trên thị trường cạnh tranh được chia làm 3 loại:
- Cạnh tranh giữa ngân hàng và các định chế tài chính phi ngân hàng: Định chế tài chính phi ngân hàng bao gồm các công ty tài chính và cho thuê tài chính, quỹđầu tư và công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán và bảo hiểm,… là các tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ, được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thương xuyên, nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn và làm dịch vụ thanh toán. Như vậy sự canh tranh ở đây đơn thuần chỉ là cạnh tranh về hoạt động cho vay, tuy nhiên các định chế tài chính phi ngân hàng không thể đủ sức cạnh tranh vì phạm vi hoạt động đã giới hạn hơn ngân hàng rất nhiều.
tế từ khi mở cửa thị trường tài chính đến nay thì sự cạnh tranh này mới phát sinh. Ban đầu, nhóm các NHNNg thường lựa chọn phục vụ cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt nam và tìm kiếm thị trường bán lẻ nội địa nhiều hơn (cho vay tiêu dùng, cho vay thẻ,…), thị phần thậm chí còn vượt hẳn so với các ngân hàng thương mại trong nước. Quy trình thực hiện rất bài bản và chuyên nghiệp, hoạt động kinh doanh hiệu quả và ít rủi ro hơn. Tuy nhiên, ngoài thị trường bán lẻ thì NHNNg không cạnh tranh được ở các hoạt động cho vay khác cũng như huy động vốn và cung cấp các dịch vụ thanh toán cho các doanh nghiệp trong nước.
- Cạnh tranh giữa các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước và các NHTMCP: Đây là cuộc cạnh tranh chủ yếu trên thị trường với tính gay go và khốc liệt, có ý nghĩa sống còn đối với các ngân hàng nhằm chiếm lĩnh thị phần, thu hút khách hàng và kết quả là sản phẩm dịch vụ gia tăng về chất lượng, tiện ích hơn nhưng giá cả lại thấp hơn và có lợi cho khách hàng hơn. Ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước có lợi thế về vốn, thường được thành lập trước các NHTMCP nên có quy mô hoạt động và mạng lưới rộng lớn, hệ thống khách hàng nhiều và đa dạng. Tuy nhiên kể từ khi hệ thống NHTMCP được thành lập mới và chuyển đổi từ ngân hàng nông thông lên thì sự cạnh tranh là rõ rệt.
Căn cứ vào hình thái và tính chất của cạnh tranh trên thị trường, cạnh tranh được chia làm hai loại:
- Cạnh tranh hoàn hảo: Là loại hình cạnh tranh có vô số ngân hàng phục vụ, khách hàng độc lập với nhau, sản phẩm dịch vụđồng nhất, thông tin đầy đủ và không có rào cản qui định. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, ngân hàng thương mại là người chấp nhận giá tức là hoàn toàn không có sức mạnh trên thị trường, mọi sản phẩm dịch vụ đều có thể bán hết ở mức giá hiện hành trên thị trường. Vì vậy, ngân hàng không thể bán được sản phẩm dịch vụở mức giá cao hơn vì các đối thủ của họ sẽ bán các sản phẩm dịch vụ cùng loại ở mức giá trên thị trường cho người tiêu dùng.
- Cạnh tranh không hoàn hảo: Bao gồm cạnh tranh mang tính độc quyền và độc quyền tập đoàn.
Cạnh tranh mang tính độc quyền là thị trường trong đó có nhiều ngân hàng bán những sản phẩm dịch vụ tương tự (thay thếđược cho nhau) nhưng được phân biệt khác nhau. Các ngân hàng cạnh tranh với nhau bằng việc bán sản phẩm dịch vụ khác nhau về nhãn hiệu, tiện ích, các điều kiện dịch vụ đi kèm, chất lượng và danh tiếng; mỗi
ngân hàng là người sản xuất duy nhất với sản phẩm dịch vụ của mình; hình thức cạnh tranh chủ yếu là thông qua thương hiệu và nhãn mác.
Cạnh tranh mang tính độc quyền tập đoàn: Khi đó thị trường chỉ có vài ngân hàng bán những sản phẩm đồng nhất (độc quyền tập đoàn thuần tuý) hoặc phân biệt (độc quyền tập đoàn phân biệt). Đặc điểm của độc quyền tập đoàn là chỉ có ít ngân hàng cạnh tranh trực tiếp, các ngân hàng phụ thuộc chặt chẽ, mỗi ngân hàng khi ra quyết định phải cân nhắc cẩn thận xem hành động của mình ảnh hưởng như thế nào tới đối thủ cạnh tranh và sẽ phải ứng xử như thế nào?
Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế có hai loại cạnh tranh:
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Là cạnh tranh giữa các nhà doanh nghiệp, giữa các NHTM trong cùng một ngành, cùng sản xuất, tiêu thụ một loại hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó, trong đó các chủ doanh nghiệp, chủ ngân hàng tìm mọi cách để thôn tính lẫn nhau, giành giật khách hàng về phía mình, chiếm lĩnh thị trường. Biện pháp cạnh tranh của hình thức này chủ yếu là cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, giá trị cá biệt (giá trị xã hội), thu lợi nhuận siêu ngạch. Kết quả cạnh tranh trong nội bộ ngành là làm cho kỹ thuật phát triển, điều kiện sản xuất trong một ngành thay đổi, giá trị hàng hoá được xác định lại, tỷ suất lợi nhuận giảm xuống và doanh nghiệp nào chiến thắng sẽ mở rộng được phạm vi hoạt động, doanh nghiệp thua sẽ mất thị phần, thu hẹp phạm vi hoạt động, thậm chí dẫn tới phá sản.
- Cạnh tranh giữa các ngành: Là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, các NHTM trong ngành kinh tế khác nhau nhằm mục đích đầu tư có lợi hơn. Biện pháp cạnh tranh của hình thức này là chuyển dịch vốn từ ngành ít lợi nhuận sang ngành có nhiều lợi nhuận hơn. Cạnh tranh giữa các ngành sẽ đem lại kết quả là các doanh nghiệp, các NHTM ở các ngành khác nhau với cùng một số vốn bỏ ra chỉ thu được lợi nhuận như nhau, tức là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân cho tất cả các ngành.