Cạnh tranh phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử dựa trên nền tảng công nghệ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần quốc tế trên thị trường Việt nam (Trang 91 - 93)

3.1.5.1. Phát triển hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng

Hệ thống thanh toán liên ngân hàng là hệ thống thanh toán điện tử trực tuyến online hiện đại nhất từ trước tới nay, được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống gồm 3 cấu phần: Luồng thanh toán giá trị cao; luồng thanh toán giá trị thấp và xử lý quyết toán vốn. Thanh toán giá trị cao theo quy định hiện hành là những khoản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên và những thanh toán khẩn. Luồng thanh toán giá trị thấp xử lý các món thanh toán theo lô có giá trị dưới 500 triệu đồng. Thời gian thực hiện một lệnh thanh toán chỉ diễn ra không quá 10 giây. Trong thiết kế kỹ thuật hệ thống thanh toán liên ngân hàng đã đáp ứng giải pháp mở, cho phép thực hiện xử lý tình trạng thiếu vốn trong thanh toán thông qua cơ chế thấu chi, cho vay qua đêm theo lãi suất quy định của ngân hàng Nhà nước [15].

3.1.5.2. Phát triển hệ thống tập trung hóa tài khoản kế toán (Core-Banking) Năm 2005, chỉ có 7 ngân hàng triển khai hệ thống Core Banking, nhưng đến năm 2012 đã có 44 ngân hàng thương mại trong nước triển khai hệ thống này. Cùng với việc ứng dụng Core Banking, các ngân hàng đã đẩy nhanh việc thanh toán thông qua hệ thống Internet. Bên cạnh đó, đã có 18 ngân hàng triển khai hệ thống chữ ký điện tử. Để thanh toán điện tửđược an toàn cao, đã có 25 ngân hàng triển khai các trung tâm lưu trữ và dự phòng thảm họa tại chỗ, hoặc cách xa trung tâm đến 45km [15].

3.1.5.3. Phát triển triển dịch vụ thẻ ngân hàng

a. Phát hành thẻ ghi nợ nội địa: Với xu thế không dùng tiền mặt ngày càng trở nên phổ biến cùng với chỉ thị 20/2007/CP-TTg của Thủ tướng chính phủ, phần lớn các công ty đều tiến hành trả lương qua thẻ ATM, chính vì thế, số lượng thẻ ATM đã tăng đột biến trong thời gian qua. Tính đến hết tháng 12/2012, số lượng thẻ ghi nợ nội địa đã đạt hơn 35 triệu thẻ, toàn hệ thống ngân hàng đang có 37,3 triệu tài khoản tiền gửi

cá nhân với tổng số dư là 68,52 tỷ đồng và 13.920 thiết bị ATM trên cả nước đã thực hiện gần 130 triệu giao dịch thanh toán với tổng giá trị giao dịch đạt gần 200.000 tỷđồng. Biểu đồ 3.5: Thị phần thẻ ghi nợ nội địa tại Việt Nam đến tháng 12/2012 VCB 18% Agribank 20% BIDV 10% Đông Á 19% Vietinbank 17% TCB 4% Khác12%

Nguồn : Báo cáo tổng kết của Hiệp hội thẻ Việt nam năm 2012[6]

b. Phát hành thẻ tín dụng quốc tế: Hiện nay, ở Việt nam, trong tổng số 40 tổ chức tham gia thị trường thẻ, có 16 ngân hàng phát hành thẻ quốc tế, bao gồm thẻ tín dụng quốc tế và thẻ ghi nợ quốc tế. Tính đến hết tháng 12/2012, số lượng thẻ tín dụng quốc tếđã đạt hơn 571.000 thẻ, tăng hơn 70.000 chủ thẻ so với cuối năm 2010.

Biểu đồ 3.6: Thị phần thẻ tín dụng quốc tế tại Việt Nam đến tháng 12/2012

c. Phát hành thẻ ghi nợ quốc tế

Tính đến hết tháng 12/2012, số lượng thẻ ghi nợ quốc tế đã đạt hơn 1.3 triệu thẻ, tăng gần 250.000 chủ thẻ so với cuối năm 2009. Biểu đồ 3.7: Thị phần thẻ ghi nợ quốc tế tại Việt Nam đến tháng 12/2012 VCB 32% Sacombank 10% Á Châu 29% Techcombank 8% Agribank 3% Eximbank 4% Khác 14%

Nguồn: Báo cáo tổng kết của hiệp hội thẻ Việt nam năm 2012[6]

3.1.5.4. Phát triển dịch vụ trả lương qua tài khoản làm thay đổi thói quen, tâm lý sử dụng tiền mặt

Việc trả lương qua tài khoản đã giúp phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với các dịch vụ cung ứng điện, nước, điện thoại, viễn thông, truyền hình,…Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đã tích cực hợp tác với một số công ty điện, viễn thông để triển khai dịch vụ thanh toán hóa đơn sinh hoạt qua tài khoản ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần quốc tế trên thị trường Việt nam (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)