Hội nhập quốc tế và yêu cầu phải cạnh tranh đối với ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần quốc tế trên thị trường Việt nam (Trang 152 - 153)

Việt Nam đang thực hiện lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ tài chính theo cam kết gia nhập WTO và đang đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP - Trans Pacific Strategic Economic Partnership Agreements). Điều đó cho thấy áp lực cạnh tranh trong nước cũng như cạnh tranh hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng đang rất lớn đối với VIB cũng như cộng đồng ngân hàng trong nước. Quá trình cam kết mở cửa trong lĩnh vực ngân hàng theo quy định của WTO bao gồm các nội dung:

Một là, trừ khi có quy định trong danh mục cam kết cụ thể, các thành viên không được ban hành thêm hay áp dụng những biện pháp được nêu dưới đây, dù ở quy mô vùng hay trên toàn lãnh thổ: Hạn chế số lượng nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng dưới hình thức quota theo số lượng, độc quyền, toàn quyền cung cấp dịch vụ ngân hàng hoặc yêu cầu đáp ứng những nhu cầu kinh tế ; Hạn chế về tổng số các hoạt động tác nghiệp hay tổng số lượng dịch vụ ngân hàng đầu ra tính theo số lượng đơn vị dưới hình thức quota theo số lượng hay yêu cầu phải đáp ứng các nhu cầu kinh tế ; Hạn chế về tổng trị giá các giao dịch về dịch vụ ngân hàng và tài sản dù dưới hình thức quota theo số lượng hay yêu cầu phải đáp ứng các nhu cầu kinh tế và hạn chế tổng số người được tuyển dụng trong lĩnh vực cụ thể hay một nhà cung cấp dịch vụđược phép tuyển dụng và những người cần thiết liên quan trực tiếp tới việc cung cấp dịch vụ ngân hàng dưới hình thức quota theo số lượng hay phải đáp ứng nhu cầu kinh tế.

Hai là, mỗi thành viên sẽ dành cho dịch vụ ngân hàng hay nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng của bất kỳ thành viên nào khác sựđãi ngộ không kém phần thuận lợi hơn sự

đãi ngộ với những điều kiện, điều khoản và những hạn chế đã được thỏa thuận và quy định trên danh mục cam kết cụ thể của các thành viên mới.

Ba là, trừ khi gặp phải tình huống phải bảo vệ cán cân thanh toán, một thành viên sẽ không áp dụng hạn chế về thanh toán và chuyển tiền quốc tế cho các dịch vụ vãng lai liên quan đến cam kết cụ thể của mình.

Bốn là, một nước thành viên sẽ cho phép người cung cấp dịch vụ ngân hàng của các nước thành viên khác được đưa ra các dịch vụ mới trên lãnh thổ của mình.

Năm là, mỗi nước thành viên sẽ dành cho người cung cấp dịch vụ ngân hàng của bất kỳ nước thành viên nào khác quyền được thành lập, mở rộng hoạt động trong lãnh thổ nước mình kể cả việc mua lại các doanh nghiệp hiện tại hay tổ chức thương mại.

Sáu là, mỗi nước thành viên sẽ cho phép người cung cấp dịch vụ ngân hàng tiếp cận hệ thống thanh toán bù trừ do nhà nước điều hành và tiếp cận các thể thức cấp vốn và tái cấp vốn trong quá trình kinh doanh thông thường.

Bảy là, các thành viên cam kết rằng trong những trường hợp nhất định, trợ cấp có thể tác động bóp méo dịch vụ thương mại, các thành viên sẽ tiến hành đàm phán nhằm định ra những quy tắc đa biên cần thiết để tránh những bóp méo đó.

Tám là, mỗi thành viên sẽ trả lời không chậm trễ khi có yêu cầu của bất kỳ thành viên nào khác về những thông tin cụ thể về bất kỳ biện pháp nào được áp dụng chung hay về hiệp định quốc tế.

4.1.2. nh hưởng môi trường cnh tranh không lành mnh trong hot động ngân hàng Vit Nam tác động đến Ngân hàng thương mi c phn

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần quốc tế trên thị trường Việt nam (Trang 152 - 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)