Xu hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại trong điều

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần quốc tế trên thị trường Việt nam (Trang 158 - 160)

trong điu kin hi nhp kinh tế quc tế trên th trường ni địa

4.1.5.1. Xu hướng hiện đại hóa công nghệ ngân hàng nhằm tăng năng lực cạnh tranh

Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày càng nhanh chóng, thuận tiện nhằm thu hút khách hàng, các ngân hàng đã đua nhau đưa công nghệ mới vào hoạt động ngân hàng, cho phép khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng một cách thuận tiện, nhanh chóng và chính xác hơn trước.

Xu hướng công nghiệp hóa dịch vụ vừa đáp ứng mục tiêu tăng năng suất lao động, giảm sự tham gia của con người vào quá trình cung ứng dịch vụ, làm cho chất lượng dịch vụđồng đều và ít sai sót hơn. Nói cách khác, công nghiệp hóa dịch vụđã thay đổi về tổ chức hoạt động, về cấu trúc cung ứng dịch vụ ngân hàng. Công nghệ hoá dịch vụ chính là phương thức được ưu tiên hàng đầu nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong hoạt động của các ngân hàng thương mại hiện đại trong quá trình hội nhập.

4.1.5.2. Xu hướng đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng

Dưới áp lực cạnh tranh, các ngân hàng và định chế tài chính phi ngân hàng đã sáng tạo ra hàng loạt các sản phẩm, dịch vụ tài chính để thoả mãn nhu cầu của khách hàng và khuyến khích khách hàng đưa ra những nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ tài

chính mới. Để có thể nâng cao sức cạnh tranh, các ngân hàng tìm cách xâm nhập vào các lĩnh vực dịch vụ tài chính khác mà trước đây họ không được phép tham gia như: Cung cấp dịch vụ bảo hiểm, môi giới đầu tư,…nhằm mục đích phân tán và giảm rủi ro, nâng dần tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu, góp phần tăng thu nhập cho ngân hàng, thu hút được khách hàng, chiếm lĩnh thị phần, tăng khả năng cạnh tranh của NHTM trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.

4.1.5.3. Xu hướng cơ cấu lại mô hình tổ chức và quản lý nội bộ ngân hàng

Trong quá trình phát triển của kinh doanh ngân hàng, mô hình tổ chức của các ngân hàng cũng thay đổi theo từng giai đoạn phát triển khác nhau đểđáp ứng nhu cầu dịch vụ tài chính của công chúng và thực hiện các vai trò của mình. Mô hình tổ chức của các ngân hàng tuỳ thuộc vào các chức năng và vai trò của ngân hàng cũng như phụ thuộc vào qui mô của ngân hàng và qui định của chính phủ. Trước đây hầu hết các ngân hàng đều mang tính chất ngân hàng đơn vị hoặc có chi nhánh ở mức độ thấp và đơn lẻ, nhưng kể từ cuối thế kỷ XX đến nay, cùng với sự thay đổi nhanh của bối cảnh kinh tế, khoa học - kỹ thuật và áp lực cạnh tranh các ngân hàng đã phát triển thành những tổ chức tài chính lớn đa năng, có cấu trúc phức tạp hơn cho phép thích ứng với hoàn cảnh và nhanh chóng đưa ra các dịch vụ mới cũng như mở rộng mạng lưới hoạt động. Ngoài ra các ngân hàng còn áp dụng nhiều kỹ thuật quản lý mới để đo lường rủi ro và áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro mới như : sử dụng khe hở nhạy cảm của lãi suất, khe hở thời lượng, các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tài chính phát sinh như hợp đồng quyền chọn để quản lý và phòng chống rủi ro lãi suất.

4.1.5.4. Xu hướng tăng khả năng tiếp cận sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng

Để giữ khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới, các ngân hàng có xu hướng cung cấp thêm các địa điểm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc sử dụng dịch vụ ngân hàng thông qua việc mở rộng mạng lưới chi nhánh trong các siêu thị, trung tâm mua sắm hoặc gia tăng sự hiện diện của ngân hàng thông qua việc thiết lập hệ thống máy ATM. Ngoài ra, các NHTM còn kết hợp cả hệ thống mạng lưới chi nhánh hữu hình cùng với việc triển khai quá trình cung cấp dịch vụ ngân hàng Online qua điện thoại hoặc mạng Internet giúp các ngân hàng đáp ứng các nhu cầu của khách hàng vào mọi lúc, mọi nơi.

4.1.5.5 Xu hướng mở rộng mạng lưới kinh doanh quốc tế

Dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cũng phải mở rộng phạm vi kinh doanh của mình ra phạm vi toàn cầu. Do đó, các ngân hàng có qui mô lớn thường mở rộng hoạt động của mình sang mô hình đa và xuyên quốc gia nhằm “đi theo” khách hàng của mình trong việc quốc tế hóa hoạt động của họ hoặc“mở đường” cho khách hàng của mình trong quá trình xâm nhập và phát triển tại các thị trường mới nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Ngân hàng hiện đang kinh doanh toàn cầu mạnh có thể kểđến là Citigroup (Hoa Kỳ), BNP Paribas Group(Pháp).

4.1.5.6. Xu hướng tái cơ cấu thông qua việc hợp nhất, sát nhập và mua lại ngân hàng

Để đa dạng hoá danh mục đầu tư, giảm rủi ro, tăng khả năng cạnh tranh, tăng lợi nhuận, cắt giảm chi phí, hiện nay các ngân hàng hàng đầu thế giới đang thực hiện quá trình sát nhập, mua lại không chỉ trong từng quốc gia mà còn thực hiện những vụ sát nhập xuyên quốc gia. Quá trình này đã tạo nên những đế chế về tài chính mới nhằm tận dụng, khai thác các lợi thế về vốn, địa bàn kinh doanh, năng lực và kinh nghiệm quản lý ngân hàng cũng nhưđội ngũ nhân viên lành nghề cùng với công nghệ hiện đại và xây dựng các đế chế mang tính độc quyền tự nhiên trong kinh doanh dịch vụ tài chính ngân hàng. Thông qua quá trình hợp nhất, sát nhập các ngân hàng với các định chế tài chính phi ngân hàng khác đã hình thành những tập đoàn tài chính ngân hàng có qui mô tài sản lên đến hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ USD.

4.1.6. Ch trương và định hướng ca ngân hàng nhà nước v cơ cu li ngân hàng thương mi nâng cao năng lc cnh tranh

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần quốc tế trên thị trường Việt nam (Trang 158 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)