Căn cứ vào các tiêu chí đo lường năng lực cạnh tranh đã nói trên, tác giảđánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của VIB theo các nhóm:
3.2.2.1. Nhóm sức mạnh nội tại:
a. Năng lực tài chính :
Tổng tài sản [16], [20], [22].
Bắt đầu từ năm 2008 là khoảng thời gian đầy biến động của nền kinh tế thế giới và trong nước, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, tạo ra nhiều khó khăn và thách thức đối với VIB. Ban lãnh đạo VIB đã chọn phương án tăng trưởng an toàn và bền vững, tập trung cho quản trị rủi ro và tăng trưởng hiệu quả hoạt động thay vì mở rộng thị phần như những năm trước đây, điều chỉnh chính sách, định hướng kinh doanh phù hợp với diễn biến của thị trường .
Biểu đố 3.10: Tổng tài sản của VIB qua các năm Đơn vị tính : Tỷđồng .0 10000.0 20000.0 30000.0 40000.0 50000.0 60000.0 70000.0 8994.0 19525.0 39305.0 40025.0 50240.0 93827.0 96950.0 65023.0 76875.0
Nguồn: Báo cáo thường niên các năm 2005 - 2013 của VIB [20]
Tính đến 31/12/2013, tổng tài sản của VIB đạt 76.875 tỷ đồng, tăng gần 20% so với năm 2012. Các năm kinh doanh VIB gần nhưđều vượt kế hoạch ở hầu hết các chỉ tiêu.
Biểu đồ 3.11 a: So sánh các NHTMCP Việt Nam theo tổng tài sản 2006 - 2008
Đơn vị tính : Tỷđồng
Như vậy, nếu xét về tổng tài sản, tính đến hết năm 2008, VIB hiện xếp thứ 7 trong số các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, hạ 2 bậc so với năm 2006, nhưng vẫn đứng trong nhóm 10 ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô lớn nhất Việt Nam.
Biểu đồ 3.11 b: So sánh các NHTMCP Việt Nam theo tổng tài sản đến 30/06/2014
Đơn vị tính :Tỷđồng
Nguồn: http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/xep-hang-tong-tai-san-cua-cac-ngan- hang-hien-nay-ra-sao-201408291007123500ca34.chn
Như vậy với mục tiêu chiến lược kinh doanh trong giai đoạn 2008 - 2013, mặc dù VIB đã rất cố gắng và nỗ lực, phấn đấu không những không nằm trong TOP 3 ngân hàng thương mại cổ phần lớn như đã đề ra mà còn tụt hạng rất nhiều về quy mô tổng tài sản, đứng thứ 19 trên bảng xếp hạng và xếp sau một loạt các Ngân hàng có quy mô nhỏ hơn trước kia: VPB, PVCombank, HDBank, DongABank, Seabank, SHB, MSB, Lienvietpostbank,... Nguyên nhân do VIB đã chủđộng giảm thiểu trên thị trường liên ngân hàng thông qua việc giảm các hoạt động và số dư của thị trường liên ngân hàng, giảm dư nợ trên thị trường 1 phù hợp với khẩu vị rủi ro mới, khiến cho cả dư nợ và huy động đều giảm mạnh. Việc giảm quy mô của tài sản rủi ro trong bối cảnh nợ xấu toàn hệ thống tăng cao như hiện nay không phải là xấu mà sẽ tăng thêm sựổn định cho ngân hàng, tối thiểu hóa những ảnh hưởng tiêu cực cho giá trị bên vững của ngân hàng trong bối cảnh kinh tế hết sức ảm đạm với rất nhiều bất chắc. Đây là tín hiệu tốt cho sự phát triển về lâu dài.
Hoạt động huy động vốn:
Thị trường vốn năm 2010 - 2011 khả quan hơn năm 2009, tuy nhiên tăng trưởng huy động vốn chậm dần vào những tháng cuối năm khi các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất huy động. Trong năm 2012 huy động vốn đã giảm 30% so với năm 2011, việc huy động giảm là do VIB tuân thủ quy định về trần lãi suất huy động theo quy định của NHNN song vẫn đảm bảo được khả năng thanh khoản và đáp ứng hợp lý nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh với khẩu vị tín dụng mới. Sang năm 2013 đã có tăng nhẹ trở lại gần 10%. Biểu đồ 3.12: Tăng trưởng vốn huy động các năm 2009 - 2013 Đơn vị tính : Tỷđồng 32365 59563 57489 40062 43239 .0 20000.0 40000.0 60000.0 80000.0 2009 2010 2011 2012 2013
Thị trường vốn huy động mấy năm vềđây gặp nhiều khó khăn khi lãi suất nhiều lần đảo chiều, những tháng cuối năm các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất huy động, NHNN áp dung nhiều biện pháp để ổn định thị trường. Trước tình hình đó ngân hàng đã đưa ra các quyết định điều chỉnh lãi suất theo hướng linh hoạt để phù hợp với thị trường, triển khai nhiều chương trình tiếp thị, khuyến mãi. Cùng với hiệu quả từ việc triển khai mô hình kinh doanh và dịch vụ mới, đầu tư vào cơ sở vật chất, xây dựng thương hiệu và phát triển chất lượng dịch vụ ngân hàng đã giúp VIB vừa đảm bảo thanh khoản vừa tiếp tục tối ưu hóa nguồn vốn phục vụ cho kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng. Tính đến 31/12/2010, tổng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế đạt 59.563 tỷ đồng tăng hơn 74% so với năm 2009 và vượt kế hoạch 12% cao hơn so với mức tăng truởng của toàn ngành ngân hàng (24%). Trong đó huy động dân cư tăng 44%, huy động khách hàng doanh nghiệp tăng 37%, ngoài ra năm 2010 VIB còn phát hành thành công 12.000 tỷđồng trái phiếu. Đồng thời với sự tăng trưởng về nguồn vốn, VIB đã duy chì và phát triển được một lượng khách hàng lớn trong năm qua. Năm 2011, có giảm nhẹ so với năm 2010 ở mức 57.489 tỷ đồng và tiếp tục giảm trong năm 2012 song cũng là một kết quảđáng ghi nhận trong thị trường tiền tệ luôn biến động và cạnh tranh gay gắt. Sang năm 2013 đã có tăng nhẹ trở lại gần 10%.
Bảng 3.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động từ dân cư và các TCKT của VIB
Chỉ tiêu 2009 (Tỷ đồng) 2010 (Tỷ đồng) 2011 (Tỷ đồng) 2012 (Tỷ đồng) 2013 (Tỷ đồng) Huy động vốn dân cư 18.893 38.211 35.539 23.038 26.018 Huy động vốn các TCKT 15.317 21.352 21.950 17.024 17.221 Tổng vốn huy động 34.210 59.563 57.489 40.062 43.239
Nguồn : Báo cáo thường niên các năm 2009 - 2013 của VIB [20]
Nhìn vào hoạt động huy động vốn có thể thấy so với bình quân toàn ngành và các ngân hàng cạnh tranh trực tiếp : HDBank, SHB, ACB, Techcombank, MBBank, VPBank, MartimeBank…VIB đang có xu hướng tăng chậm lại, thậm chí sụt giảm so với cùng kỳ các năm trước. Trong khi các Ngân hàng này vẫn tăng đều ở mức 1 con số từ 5 – 9%, đây chính là điểm yếu ảnh hưởng đến cạnh tranh mà VIB đang thua kém cần phải khắc phục. Nguồn vốn tăng trưởng mà tốt sẽ là cơ sở đảm bảo cho khả năng thanh khoản và thúc đầy các hoạt động cho vay gia tăng. Có thể kểđến nguyên nhân
sụt giảm là do công tác phát triển các sản phẩm huy động và quản lý dòng tiền không kỳ hạn chưa tốt khiến cho lãi suất huy động cũng bị động không đủ sức cạnh tranh,…
Hoạt động tín dụng và bảo lãnh
Hoạt động tín dụng ngành năm 2010 tăng trưởng chậm trong những tháng đầu năm do ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế và các biện pháp kiểm soát của NHNN. Thực hiện chủ trương thắt chặt tín dụng, nâng cao độ an toàn trong hoạt động ngân hàng, NHNN ban hành Thông tư 13 hiệu lực từ 01/10/2010 về hạn chế tăng trưởng tài sản có sinh lời cũng như tăng trưởng tín dụng. Với việc tăng vốn điều lệ kịp thời từ Ngân hàng CBA và các chính sách tín dụng linh hoạt, VIB đã đạt được mức tăng trưởng dư nợ tốt trong 4 tháng cuối năm. Tính đến 31/12/2010, tổng dư nợ tín dụng của VIB đạt 41.731 tỷ đồng tăng 52,6% so với năm 2009, cao hơn mức tăng trưởng chung của ngành ngân hàng (27%). Cùng với tăng trưởng tín dụng, VIB chú trọng đên chất lượng tín dụng, tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay nhờ đó các khoản vay được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo tính ổn định và bền vững, nợ xấu của VIB ở mức 1.59%, thấp hơn mức 2,2% của toàn ngành ngân hàng. Sang năm 2011, dư nợ tín dụng của VIB tiếp tục tăng trưởng. Tính đến cuối năm 2011, tổng dư nợ tín dụng của VIB đạt 43.497 tỷ đồng, tăng nhẹ so với 31/12/2010. Tuy nhiên sang năm 2012 dư nợ cho vay giảm 22% so với năm 2011 do VIB đã tập trung duy chì và phát triển dư nợ cho vay đối với các lĩnh vực được ưu tiên, đồng thời giảm mạnh dư nợ ở các lĩnh vực và nhóm khách hàng có rủi ro tiềm ẩn cao. Năm 2013 có tăng nhẹ.
Biểu đồ 3.13: Tăng trưởng dư nợ cho vay của VIB
Đơn vị tính: Tỷđồng 27103.0 41257.0 42809.0 33313.0 34313.0 .0 10000.0 20000.0 30000.0 40000.0 50000.0 2009 2010 2011 2012 2013
Bảng 3.4 : Dư nợ cho vay của VIB Chỉ tiêu 2009 (Tỷđồng) 2010 (Tỷđồng) 2011 (Tỷđồng) 2012 (Tỷđồng) 2013 (Tỷđồng) Tổng dư nợ 27.103 41.257 42.809 33.313 34.313 Dư nợ KHCN 8.601 16.201 17.234 13.550 14.350 Dư nợ TCKT 18.502 25.056 25.575 19.763 19.963 Số lượng KH 20.201 42.966 46.534 43.241 48.358
Nguồn: Báo cáo thường niên các năm 2009 - 2013 của VIB [20]
Cũng giống như hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay của VIB thực sự đang mất đi lợi thế cạnh tranh so với bình quân toàn ngành và các ngân hàng cạnh tranh trực tiếp : Techcombank, MBBank, VPBank, MartimeBank, HDBank, DongABank, Seabank, SHB,…Trong thời gian này dư nợ toàn ngành đang tăng trưởng bình quân từ 8 – 12%, nhưng tỷ lệ của VIB rất thấp, chỉ đạt 3%. Như vậy cả huy động và dư nợ đều giảm là nguyên nhân chính khiến cho tổng tài sản và quy mô của ngân hàng giảm nhiều và năng lực tài chính cùng vì thế kém sức cạnh tranh.
Cùng với sự phát triển của thị trường và nền kinh tế, nhu cầu về các dịch vụ tài chính của khách hàng ngày càng phong phú, đa dạng hơn, xuất phát từ thực tếđó VIB đã nghiên cứu, xây dựng và cho ra đời thêm sản phẩm Bảo lãnh cá nhân trong nước nhằm hướng tới phục vụ khách hàng là cá nhân, hộ kinh doanh cá thể trong nước.
Với việc phát hành một văn bản cam kết về nghĩa vụ mà VIB – Bên bảo lãnh sẽ thực hiện thay cho khách hàng, VIB có thể đáp ứng các nhu cầu bảo lãnh khác nhau như: Bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn tạm ứng, bảo lãnh đối ứng. Qua đó sẽ góp phần thúc đẩy cho giao dịch của khách hàng được tiến hành nhanh chóng, thuận tiện đạt hiệu quả tối ưu.
Nghiệp vụ bảo lãnh phát sinh phí bảo lãnh giống như các nghiệp vụ tín dụng, tuy nhiên phía ngân hàng lại chưa phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và do đó nguồn vốn đó tiếp tục được sử dụng cho các mục đích sinh lời khác. Bên cạnh đó các hợp đồng bảo lãnh luôn đòi hỏi tỷ lệ quỹ nhất định đối với từng khách hàng từ 5% - 30%, số tiền ký quỹ này phía ngân hàng không phải chịu bất kỳ chi phí lãi tiền gửi nào, có thểđược coi là một nguồn huy động với chi phí bằng 0.
Trong điều kiện từđầu 2008 đến nay, khi NHNN thiết lập quản lý theo cơ chế lãi suất cơ bản, trần lãi suất tiền gửi, từ năm 2011 quy định lãi suất vay các đối tượng ưu tiên, cấm thu các loại phí liên quan tới hoạt động tín dụng làm tăng chi phí vay vốn thực tế của khách hàng, sản phẩm bảo lãnh ra đời đã có ý nghĩa đặc biệt trong việc tăng thu phí cho ngân hàng, khi sản phẩm tín dụng đơn thuần chi thu được lãi.
Bảng 3.5 : Doanh số và số lượng nghiệp vụ bảo lãnh tại VIB các năm 2008 - 2012
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
Số tiền bảo lãnh (nghìn tỷđồng) 9.428 16.223 21.129 24.597 23.212
Số lượng khách hàng 120 256 402 526 518
Tổng phí bảo lãnh (Tỷđồng) 25,284 46,8 51,1 123,357 119
Nguồn: Báo cáo tài chính của VIB các năm 2008 - 2012 [20]
Nhìn chung, các loại bảo lãnh VIB thực hiện cho khách hàng đã được đa dạng, tập trung vào bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng, thanh toán và tạm ứng, bảo hành. Tuy nhiên doanh sốđạt được còn rất khiêm tốn nếu so với các tổ chức tín dụng khác và cho thấy VIB cần nỗ lực hơn nữa đểđẩy mạnh sản phẩm này, nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và đem lại lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng.
b. Trình độ công nghệ ngân hàng [20], [22], [58]
Ebanking (Electronic–banking) – Dịch vụ Ngân hàng điện tử: Là một công cụ tiện ích cung câp các sản phẩm và dịch vụ bán lẻ mới lẫn truyền thống của ngân hàng thông qua các phuong tiện điện tử và các kênh truyền thông tương tác khác, bao gồm : Giao dịch ngân hàng, kiêm tra tài khoản, thanh toán các hóa đơn điện tử, cung cấp sản phẩm và các dịch vụ thanh toán điện tử khác như tiền điện tử. E – banking là một giải pháp hữu hiệu, trợ thủ đắc lực trong việc kiểm soát tài chính, không mất nhiều thời gian và công sức mà lại an toàn, hiệu quả.
Năm 2012, VIB được coi là một trong những ngân hàng có hệ thống công nghệ ngân hàng vượt trội với sự thành công của rất nhiều dự án trọng điểm, tiêu biểu là dự án E-banking, đây là dự án quan trọng, không chỉ giúp VIB nối liền khoảng cách thực hiện tầm nhìn “Trở thành ngân hàng sáng tạo và hướng tới khách hàng nhất tại Việt Nam”, mà còn đem lại nhiều tiện ích, giá trị gia tăng đến cho khách hàng. Với những dấu ấn thành công của dự án, VIB được xem:
• Ngân hàng đầu tiên cung cấp khả năng thanh toán hóa đơn tiền điện qua điện thoại.
• Ngân hàng đầu tiên cho phép khách hàng phản hồi khi đăng nhập (login) để cải thiện dịch vụ. Bên cạnh đó, sự nỗ lực và học hỏi không ngừng của cán bộ nhân viên thuộc trung tâm công nghệ ngân hàng (BTS) đã nghiên cứu và phát triển ra mắt thành công giải pháp bảo vệ mật mã (OTP) thay thế cho giải pháp thương mại trước đó. Với giải pháp này, VIB có thể tiết kiệm cho đơn vị kinh doanh hơn 1 triệu USD trong vòng 5 năm. Có thể nói, năm 2012, BTS là một nhân tố quan trọng góp phần vào những thành công của các các dự án liên quan đến công nghệ đã được giới thiệu và nhận được nhiều sự ủng hộ của khách hàng: Mobile Banking, Internet Banking, Thu ngân sách Nhà nước, Bankplus, Thu tiền điện, Thu cước viễn thông,…
Triển khai xây dựng hệ thống quản lý dịch vụ công nghệ, cải tiến quy trình hoạt động, đã hoàn thành việc triển khai dịch vụ kết nối thanh toán với các đối tác Smartlink, VietnamIT, VNDebit, Vinagame, VTConline, Mobivi tạo ra một hệ thống dịch vụ thanh toán hóa đơn, mua hàng trực tuyến, đặt vé máy bay, thanh toán tiện điện - điện thoại trả sau, ví điện tử, thanh toán tiền thuế,...Bên cạnh đó, VIB đã chuyển đổi thành công hệ thống máy chủ Corebank lên hệ thống máy chủ mới, giúp tăng cường tốc độ giao dịch của hệ thống lên 60% công suất. Hỗ trợ, quản lý và vận hành hệ thống Corebank hoạt động tốt và ổn định đạt tỷ lệ uptime của dịch vụ là 95%/năm (5% downtime để phục vụ việc nâng cấp, bảo trì, bảo hành hệ thống), bảo đảm đáp ứng được tốc độ phát triển mạng lưới cũng như tốc độ tăng trưởng giao dịch của toàn ngân hàng với chất lượng tốt, thời gian nhanh.
VIB đã triển khai và tích hợp thành công dự án Internet Banking bao gồm 2 gói giải pháp toàn diện cho khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân cũng đã triển khai mở rộng hệ thống DataCenter và hệ thống sao lưu dữ liệu tại 2 địa điểm độc lập trên địa bàn thành phố Hà nội. Xây dựng hệ thống an toàn - Bảo mật mạng tại hội sở chính tạo một phòng tuyến an toàn cho việc bảo vệ hệ thống DataCenter và các cơ sở trọng yếu của VIB. Triển khai hoàn thiện thành công hệ thống thẻ Chip-EMV cùng đối tác Oberthurs, kết nối thành công với Master Card và VISA Card, nâng cấp hệ thống