Cạnh tranh trong lĩnh vực phát triển hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần quốc tế trên thị trường Việt nam (Trang 89 - 91)

Nếu khoảng cách về số dư huy động vốn có sự thay đổi mạnh mẽ trong vòng 4 năm qua, thì dư nợ của các nhóm ngân hàng này cũng có sự dịch chuyển nhưng chưa nhiều. Biểu đồ 3.4 mô tả tín dụng của 3 khu vực này với tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhất trong 2 năm 2009-2010 thuộc về nhóm NHTMCP. Đây cũng chính là những năm tăng trưởng tín dụng nóng dẫn đến lạm phát bùng nổ năm 2010 lên tới hơn 18%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 và 2012 đã chững lại do NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt thông qua kênh lãi suất (trần lãi suất huy động) và thông qua kênh tín dụng (hạn mức tăng trưởng tín dụng và hạn mức tín dụng thắt chặt

cho một số ngành không khuyến khích) đã chặn đà tốc độ tăng trưởng tín dụng. Kết quả, tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 và 2012 của cả 3 nhóm ngân hàng đều chững lại.

Mặc dù tự do hóa tài chính của Việt nam đã cho phép 5 NHNNg nêu trên được hoạt động như một NHTM trong nước từ năm 2007 nhưng dư nợ tín dụng đã không theo kịp các NHTMCP. Các NHNNg đã được phép huy động tiền gửi tiết kiệm của dân cư nhưng tốc độ tăng trưởng huy động vốn (biểu 3.3) tương đối thấp hơn so với 2 nhóm ngân hàng còn lại nên đã hạn chế hoạt động cho vay của các NHNNg. Một lý do khác giải thích cho sự chênh lệch giữa 2 nhóm NHTMCP và NHNNg nới rộng ra là do các NHTMCP có thểđẩy mạnh cho vay các khu vực tăng trưởng kinh tế nóng như lĩnh vực bất động sản trong giai đoạn 2007-2010. Khoảng cách này đã nới rộng đến 4 lần từ năm 2008 đến 2009. Tuy nhiên, lý do đầu tư an toàn cũng có thể là mục đích của các NHNNg nhằm hạn chế rủi ro tín dụng vì kinh nghiệm và bài học của họ trải qua ở các nền kinh tế phát triển nhưở Mỹ năm 2007-2008 hay ở Nhật trong những năm đầu 1990.

Biểu đồ 3.4: Diễn biến tổng dư nợ tín dụng của các nhóm ngân hàng

Đơn vị tính : Tỷđồng

Nguồn: Báo cáo cạnh tranh VCB tháng 5/2013; http://www.sbv.gov.vn/; tính toán của tác giả từ số liệu trên trang web của các NHTM [15],[58]

Như vậy, tự do hóa tài chính thông qua các công cụ điều hành như lãi suất, tín dụng cũng như việc mở rộng mạng lưới ồạt trước năm 2010 đã làm thay đổi một phần giữa 3 nhóm ngân hàng. Tăng trưởng huy động vốn và tín dụng của khu vực NHTMCP là lời cảnh báo về sự thay đổi năng lực cạnh tranh của nhóm ngân hàng này.

Lợi thế cạnh tranh của nhóm NHTMNN có thể giảm nhanh trong thời gian tới khi các ngân hàng thương mại cổ phần được cơ cấu, sắp xếp hoặc hợp nhất sẽ tạo ra những lợi ích cộng hưởng lớn hơn, qua đó giúp các ngân hàng thương mại cổ phần nâng cao năng lực cạnh tranh. Các NHNNg cũng là những nhân tố tiềm ẩn lớn vì lợi thế về vốn, công nghệ, sựđa dạng sản phẩm và dịch vụ.

3.1.5. Cnh tranh phát trin dch v ngân hàng đin t da trên nn tng công ngh hin đại

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần quốc tế trên thị trường Việt nam (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)