VẤN ĐỀ HÔN NHÂN VÀ TRUYỀN THỐNG

Một phần của tài liệu đặc trưng truyện ngắn jhumpa lahiri (Trang 96 - 98)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

VẤN ĐỀ HÔN NHÂN VÀ TRUYỀN THỐNG

Nicholas Gipe

Những câu chuyện trong bộ sưu tập của Jhumpa Lahiri: Người dịch bệnh0T có sự 0Tkhác biệt trong cách tiếp cận vì chúng gắn liền với cùng một chủ đề và ý tưởng. Mỗi câu chuyện liên quan đến những người gốc Ấn trong nhiều vai trò và hoàn cảnh khác nhau. Một số nhân vật đang sống ở Ấn Độ, số khác là người Ấn Độ nhập cư đang sinh sống tại Hoa Kỳ. Họ giống như chính bản thân Lahiri, đều là những đứa trẻ được sinh ra ở nước ngoài, bị giằng xé giữa việc đang là người Ấn Độ hay đang là người Mỹ, và đó là cuộc xung đột tạo nên hầu hết các câu chuyện. Câu chuyện tiêu đề Người dịch bệnh kể về một gia đình người Mỹ gốc Ấn khi về thăm Ấn Độ, họ xa lạ với những di sản văn hóa của đất nước mình. Tên truyện thích hợp cho việc sau này Lahiri đặt tên cho bộ sưu tập của mình, bởi có thể làm nổi bật khoảng cách đối với di sản văn hóa Ấn Độ của những người di cư.

Sinh ra ở London, Jhumpa Lahiri lớn lên chủ yếu ở Rhode Island. Cô đã học tại Barnard College, nơi mà cô nhận bằng Cử nhân Ngữ văn Anh, và Đại học Boston, nơi cô lấy được bằng Thạc sĩ ngành Creative Writing, và tiến sĩ tại Renaissance Studies. Bên cạnh Người dịch bệnh0T,0T cô còn xuất bản một cuốn tiểu thuyết, Hoán danh0T.0T

Hai vấn đề xuất hiện thường xuyên trong 0TNgười dịch bệnh là 0Thôn nhân và mối quan hệ giữa các nhân vật người Ấn với tổ tiên của họ. Những vấn đề này, trong hình thức này hay hình thức khác, nó tồn tại xuyên suốt trong các câu chuyện. Chúng ta nhận thấy các cuộc hôn nhân trong mỗi câu chuyện có những nét riêng. Trong Chuyện nhất thời, tác giả kể về những ngày cuối cùng của vợ chồng Shoba và Shukumar. Mối quan hệ của họ đã bị sứt mẻ kể từ sau cái chết của đứa con chưa kịp chào đời. Trong Gợi tình, nhân vật chính, một phụ nữ da trắng có tên là Miranda, ngoại tình với người đàn ông đã có gia đình từ Ấn Độ tên là Dev, trong khi người bạn đồng nghiệp dành nhiều thời gian nói điện thoại tại nơi làm việc an ủi người chị họ. Chồng của chị ta phải lòng một người đàn bà da trắng.

1T

Sự bội bạc nảy sinh phức tạp hơn trong Người dịch bệnh. Trong câu chuyện này, ông bà Das – một cặp vợ chồng người Mỹ gốc Ấn về thăm Ấn Độ cùng với các con. Ông Kapasi, người hướng dẫn viên, chú ý nhiều đến bà Das. Mặc dù sự phản bội thực sự không diễn ra giữa họ. Nhân lúc chỉ có hai người, bà Das đã tiết lộ với ông rằng ông Das không phải là cha của một trong hai đứa con trai, một thực tế mà bà chưa từng tiết lộ với ai trước đây.

1T

Không phải tất cả các cuộc hôn nhân trong tập truyện đều đổ vỡ. Truyện Khi bác Pirzada đến ăn tối xoay quanh khao khát của ông Pirzada muốn biết tin tức về vợ con – những người mà ông lo sợ họ có thể chết ở Pakistan. Câu chuyện cuối cùng trong tập truyện Lục địa thứ ba, lục địa cuối cùnglà câu chuyện về một người đàn ông Ấn Độ đến định cư ở Boston sau khi học đại học ở Anh. Trước khi đến Mỹ, ông trở về Ấn Độ để kết hôn với người phụ nữ mà ông chưa bao giờ gặp trong một cuộc hôn nhân được sắp đặt trước. Ông chờ cô ấy ở Boston 6 tuần. Sau đó, họ bắt đầu sống chung với nhau. Ở trang cuối của truyện, nhìn lại khoảng thời gian qua ông ngạc nhiên nói: “đã có lúc nào đó chúng tôi là người xa lạ với nhau”.

1T

Câu chuyện cuối cùng cung cấp mối liên hệ giữa hôn nhân và những mối quan hệ gắn bó của các nhân vật với đất nước Ấn Độ. Câu chuyện cuối cùng này là câu chuyện duy nhất đề cập đến việc sắp đặt hôn nhân, và nó cũng là câu chuyện cho chúng ta thấy kết quả hạnh phúc trong hôn nhân. Chúng ta không biết các cuộc hôn nhân khác có được sắp đặt hay không, chỉ biết rằng đa phần họ không được sinh ra ở Ấn Độ. Người kể chuyện và vợ của ông gắn chặt với cuộc sống ở Mỹ nhưng đồng thời cũng gắn chặt với những di sản Ấn Độ của họ nhiều hơn phần lớn các nhân vật khác trong tập truyện. Đó là cội nguồn của hạnh phúc và thành công của họ. Nó thích hợp để Lahiri đặt ở cuối sách bởi vì sự thành công của người đã đi qua 3 châu lục cho chúng ta một ví dụ về một kết quả tích cực của việc mạo hiểm di chuyển đến một đất nước mới. Người kể chuyện sử dụng điều này cho hy vọng về tương lai của đứa con: “Mỗi khi nó chán nản, tôi lại nói với nó rằng nếu tôi có thể sống được ở ba châu lục thì chẳng có chướng ngại vật nào mà nó không thể vượt qua”.

Xuyên suốt những câu chuyện trong Người dịch bệnh0T,0T Lahiri cho chúng ta thấy các nhân vật có mâu thuẫn với chính mình và với nhau. Một số câu chuyện có kết thúc hạnh phúc, số khác thì không. Chúng ta thấy các nhân vật như ông bà Das - những người có khoảng cách quá lớn đối với các di sản Ấn Độ đến nỗi họ cần một hướng dẫn viên, và chúng ta thấy Bà Sen, người ngồi trên sàn nhà của mình mỗi ngày, cắt rau giống như cách cô ấy đã làm ở Ấn Độ, với con dao mà cô đã sử dụng ở Ấn Độ. Tình yêu và truyền thống luôn luôn ở trung tâm các câu chuyện. Các nhân vật tìm thấy hạnh phúc là những người có thể gắn chặt với hoàn cảnh hiện tại , đồng thời không quên đi nguồn gốc Ấn Độ của mình.

Nguồn: 2TUhttp://voices.cla.umn.eduU2T

0T

Một phần của tài liệu đặc trưng truyện ngắn jhumpa lahiri (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)