NGƯỜI DỊCH BỆNH CỦA LAHIR

Một phần của tài liệu đặc trưng truyện ngắn jhumpa lahiri (Trang 102 - 103)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

NGƯỜI DỊCH BỆNH CỦA LAHIR

Hassan Rouhvand

Bài báo này là bài nghiên cứu về sự phân đôi văn hóa của nước Mỹ và Hậu nước Mỹ liên quan đến vấn đề nhập cư, trong lý thuyết và trong thực tế, để cắt nghĩa, như Francis Fukuyama quan sát, sự tồn tại các lỗ trống trong các học thuyết của những người sáng lập nước Mỹ là do họ thiếu hiểu biết về bản sắc của cộng đồng người nhập cư vì đã chú ý đến họ theo hướng đồng hóa và giao thoa văn hóa.

Thách thức đang gia tăng, chủ yếu là qua việc áp dụng quan điểm lý thuyết của Fukuyama, Jhon Fonte, Robert Bach và Alliennikoft hướng tới những gì đang bị đe dọa ngày nay ở nước Mỹ như một xã hội đa văn hóa và như một đất nước nhập cư xuyên quốc gia.

Trên thực tế, tôi sẽ theo dõi các mô hình của sự phân đôi để hỏi và trả lời câu hỏi: “Động lực nào thúc đẩy sự có mặt của những hình ảnh địa lý văn hóa Nam Á và vấn đề nhập cư của họ bên trong hoặc bên ngoài nước Mỹ trong tác phẩm của Lahiri?”. Tôi cũng muốn lập luận rằng, Lahiri bây giờ được chú ý như một nhà văn nhập cư hàng đầu đã thể hiện trong bộ sưu tập của cô những phương pháp thích hợp mà tôi đưa ra tranh luận để làm suy yếu quyền công dân Mỹ trong ý nghĩa truyền thống. Nó sẽ được minh họa bằng các nhân vật trung thành với nền văn hóa cội nguồn. Tôi sẽ cố gắng chỉ ra rằng, Jhumpa Lahiri là thành viên của thế hệ người nhập cư thứ hai, trong mặt ưu việt, với ý thức tập thể hơn là ý thức cá nhân và những đặc quyền, cô đồng cảm với lịch sử đa dạng của nước Mỹ hơn là với truyền thống lịch sử đồng nhất của nó.

Tôi sẽ cố gắng để minh họa và kết luận rằng dường như không thể nhắc tới Hoa Kỳ mà không có sự công nhận chính thức của bản sắc văn hóa tập thể đa dạng của người mới đến, vì thế, không thể chấp nhận giải pháp truyền thống đối với việc nhập cư như là một phương tiện để nhập tịch và đồng hóa vào văn hóa nước Mỹ.

Một phần của tài liệu đặc trưng truyện ngắn jhumpa lahiri (Trang 102 - 103)